[Funland] Quân khu Nam Đồng

kamejoko113

Đi bộ
Biển số
OF-373349
Ngày cấp bằng
12/7/15
Số km
4
Động cơ
249,020 Mã lực
Có cụ nào biết ở hải phòng mua cuốn này ở đâu không ah?
 

lexus350RX

Xe buýt
Biển số
OF-22961
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
696
Động cơ
499,570 Mã lực
Ngày xưa ở khu Nam Đồng (ôi thân thương cái cổng chào vào khu dựng bằng 2 cái ống vỏ tên lửa Sam 2), thì có chuyên toán Bế Văn Đàn là khét tiếng cho nền văn hóa trường chuyên một thời thế hệ sinh từ 1972 đến 1982. Nói không ngoa, nhưng từ lớp 8/9 trở xuống lớp 4 (thế hệ sinh 1975 trở về trước là hệ đào tạo không lớp 9), trong thành phố Hà Nội bấy giờ chuyên toán Bế Văn Đàn thuộc hàng số má, và là nguồn cơ bản cung cấp cho chuyên toán Tổng hợp, chuyên lý Tổng hợp, chuyên toán Ams, chuyên lý Ams

Hồi ấy các Cụ nhà cháu cũng lùa cháu vào lớp toán BVĐ, nhưng ngu quá, được dự thính 1 năm thì bật:D
Vụ đi học võ là đi trộm, các Cụ không cho đâu :D
Em sn 78 , học chuyên Toán Bế Văn Đàn từ lớp 4 đến hết lớp 6 . Hè lớp 6 đi chơi xa ko kịp về thi nên phải chuyển trường khác . Chuyên toán BVD học theo cách và giáo trình khác với các lớp phổ thông ở ngoài , bọn em toàn giải toán chọn lọc của Nga chẳng hạn , và hầu như không bao giờ phải nhớ công thức mà giải bằng tư duy . Cũng chính vì thế mà khi về lớp chọn của trường khác , em cũng ngáo ngơ mất đôi năm vì không quen kiểu học nhồi nhét ở các lớp phổ thông . Nhiều khi nhớ lại , em nghĩ chuyến đi chơi hè năm ấy là bước ngoặt lớn đầu tiên của đời mình . Nếu không , có khi giờ này em đang làm tón cũng Ngô Bảo Châu cũng nên :D
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Em sn 78 , học chuyên Toán Bế Văn Đàn từ lớp 4 đến hết lớp 6 . Hè lớp 6 đi chơi xa ko kịp về thi nên phải chuyển trường khác . Chuyên toán BVD học theo cách và giáo trình khác với các lớp phổ thông ở ngoài , bọn em toàn giải toán chọn lọc của Nga chẳng hạn , và hầu như không bao giờ phải nhớ công thức mà giải bằng tư duy . Cũng chính vì thế mà khi về lớp chọn của trường khác , em cũng ngáo ngơ mất đôi năm vì không quen kiểu học nhồi nhét ở các lớp phổ thông . Nhiều khi nhớ lại , em nghĩ chuyến đi chơi hè năm ấy là bước ngoặt lớn đầu tiên của đời mình . Nếu không , có khi giờ này em đang làm tón cũng Ngô Bảo Châu cũng nên :D


Cháu hỏi khí không phải, lão có học ở lớp đi vào cầu thang ngách riêng phía đầu trong dãy nhà ngang không?

Khụ

Lão học lớp A hay lớp B đới? Có cô Hạnh chủ nhiệm
 

lexus350RX

Xe buýt
Biển số
OF-22961
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
696
Động cơ
499,570 Mã lực
Cháu hỏi khí không phải, lão có học ở lớp đi vào cầu thang ngách riêng phía đầu trong dãy nhà ngang không?

Khụ

Lão học lớp A hay lớp B đới? Có cô Hạnh chủ nhiệm
Vâng , em học cả lớp cô Hạnh , cả lớp thầy Ấn nữa ạ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Vâng , em học cả lớp cô Hạnh , cả lớp thầy Ấn nữa ạ :)
Lão có còn giữ cái ảnh chụp lớp 6B ở sân trường không? (nếu lão học lớp cô Hạnh chủ nhiệm)
 

CheersUp

Xe buýt
Biển số
OF-178869
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
519
Động cơ
341,430 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Em cực thích 'siêu phẩm' này của bác Bình Ca, thích giọng văn dí dỏm, an nhiên của bác ý, thích nhất đoạn mấy nv nam nhờ viết hộ thư tình; rất ngây ngô và đáng yêu:D.
 

bamboo720003

Xe tải
Biển số
OF-28921
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
400
Động cơ
480,306 Mã lực
Có bác nào có file ƠDF hoặc ebook của quyển này ko ah? Cho E xin ???
 

cooldtd

Xe hơi
Biển số
OF-47865
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
132
Động cơ
460,910 Mã lực
Nơi ở
miền Bắc thôi, ít đi đâu lắm!



Đây, em mời mỗi cụ một chén rượu sếch! Rượu đặc biệt ở chỗ là logo QKNĐ 1964 được in nổi trên vỏ. Huy hiệu gắn vào véc oai phải biết ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

ZynZyn

Xe cút kít
Biển số
OF-186539
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
15,311
Động cơ
680,986 Mã lực
Trước e học HD, có chơi với 1 đứa bạn ở 1A HVT, nên cũng biết 1 vài anh QK HVT, lâu rồi e ko nhớ đc tên các a ý nữa. Ko biết cụ có phải là 1 trong mấy anh e đã biết ko? :D
E nhớ hồi đó có 1 a đã đứng ra giải quyết 1 việc rắc rối hộ e. Giờ e ko còn nhớ nổi tên của ng đó để hỏi thăm tình hình. Thật tệ quá.
Em năm nay 42 tuổi, lính Quân khu 1A Hoàng Văn Thụ, cũng một thời quần ga áo bay. Có bác nào cùng thời, cùng ở các quân khu không thì chém cho vui nhân dịp kỷ niệm được gợi lại qua cuốn Quân khu Nam đồng mới ra này. Em thấy cá nhân em sống qua thời quân khu này rồi thì bây giờ em thấy bọn trẻ trâu bây giờ không đáng xách dép cho tụi em hồi xưa, nhưng qua cái thời rồi bay giờ gặp mấy thằng trẻ trâu là em dạ hết, các anh muốn lấy gì cứ lấy :D. Nhiều bác quân khu bây giờ thành đạt lắm.


'Quân khu Nam Đồng' - những đứa con của lính
Những người đàn ông hồi tưởng tuổi hoa niên của mình. 40 năm trước. Trong một khu gia binh - mô hình nhà tập thể đặc biệt của những người lính và vợ con họ giữa thành phố thời chiến, chiến tranh không đi qua đây.

Trang viết buồn về chiến tranh của Nguyễn Ngọc Thuần / Sách về kháng chiến chống Mỹ giành giải Vàng 'Sách hay'

Tên sách: Quân khu Nam Đồng
Tác giả: Bình Ca
NXB Trẻ 4/2015

Những chiến binh thực sự cũng chỉ thấp thoáng sau những bộ quân phục cũ mà con họ thừa kế, và trong cái vẻ vừa ngổ ngáo, bất cần đời vừa vụng về và trong sáng của những đứa trẻ lớn lên thiếu cha. Quân khu Nam Đồng hiện lên với người đọc của hiện tại bằng cái nhìn hóm hỉnh, hài hước cùng rất nhiều âu yếm và tiếc nuối của người trong cuộc. Cuốn truyện dài - gọi như vậy vì rất khó xác định thể loại “hồi ký viết chung” hay “tiểu thuyết” - lạ lùng từ tên gọi đến hình thức thể hiện, và là một hiện tượng khá đặc biệt của mùa sách truyền thống mừng ngày đất nước thống nhất năm nay.
body-Quan-khu-nam-dong-4570-1429414795.j

Sách "Quân khu Nam Đồng" có bản bìa cứng và bản bìa mềm.

Những đứa con của lính

Quân khu Nam Đồng không có nhân vật chính. Đúng hơn, nhân vật chính là những đứa con của những người lính mà cuộc đời chủ yếu ở chiến trường. Những cô bé cậu bé 15 - 17 lộc ngộc mới lớn, thông minh nhưng khờ khạo, dũng cảm nhưng ngốc nghếch, lãng mạn và vụng về. Chúng sống một cuộc sống “tập thể” từ trường học đến nơi sơ tán, từ trong nhà ra ngoài sân khu gia binh. Nỗi buồn thì khác nhau chút ít vì bố đứa này về thăm nhà ít hơn bố đứa kia, má đứa kia không thân với con gái bằng mẹ đứa khác… Nhưng niềm vui, sự trong sáng chân thành và tình anh em, chất “quân khu” thì chia đều cho tất cả. Giang Cận, Việt, Hoàng, Hòa, Quang Anh, Mai Hương, Anh Sơn, Liên, Lệ Dung… gắn kết với nhau bằng những kỷ niệm chung về trường lớp, thầy cô, những trò nghịch ngợm tai quái “nhất quỷ nhì ma”, bằng mối tình đầu vụng dại, những ngộ nhận và vấp ngã. Nhưng sâu thẳm và bền chặt hơn, họ gắn kết với nhau bằng sợi dây vô hình của những đứa con trong những ngôi nhà ở hậu phương người lính-những ngôi nhà thường xuyên vắng bóng đàn ông, những ngôi nhà mà những người đàn bà vừa làm mẹ vừa làm cha, những ngôi nhà mà ở đó những đứa trẻ dường như “tự lớn”, tự trưởng thành, tự hoàn thiện nhân cách của mình bằng nhiều cách khác nhau, kể cả trả giá bằng máu, bằng tù tội.

Cũng vì là những đứa con của lính, các cậu trai của Quân Khu Nam Đồng khẳng định mình, bảo vệ cái nhân cách trẻ con của mình cũng ít giống bọn trẻ bình thường: chúng đánh nhau.

Không phải những pha đánh nhau thường thấy giữa vài đứa trẻ trên đường phố, mà là những trận đánh lớn, có chiến thuật, có bài binh bố trận, có vũ khí và tệ nhất là có tổn thất, rất nhiều tổn thất, không chỉ sứt đầu mẻ trán mà còn là máu chảy, là thù hận, là tương lai bị đe dọa, hủy hoại. Những trận đánh lớn dần và nghiêm trọng dần theo thời gian: “Trận đánh cổng trường”, “Trận đánh trường Trưng Vương”, “Trận đánh Xã Đàn”… Sau mỗi trận đánh là thêm những mái đầu xanh phải rời ghế nhà trường, có thể ra hè phố, có thể vào tù, may mắn nhất là được xung phong vào chiến trường. Bầu máu nóng của tuổi mới lớn chỉ kịp nguội khi thấy nước mắt của mẹ, của bạn gái, thấy sự đau đớn ân hận trên gương mặt anh em chiến hữu

Có lẽ, rất ít người trẻ hôm nay hiểu được vì sao lại có thời khái niệm “quân khu” từng ám ảnh như thế nào với những cư dân đường phố HN những năm 80: “Quân khu Nam Đồng”, “Quân khu Lý Nam Đế”, “Quân khu 1A Hoàng Văn Thụ”, “Quân khu 28 Điện Biên”… với những thanh niên choai choai mặc quân phục nhưng áo bỏ ngoài quần, chân đi dép lốp, đầu đội mũ cối, giắt “côn” - một loại vũ khí tự tạo bằng gỗ trong người, đi nghênh ngang ngoài phố và sẵn sàng gây sự với bất kỳ ai trông “ngứa mắt”. Bằng những kỷ niệm và cảm xúc của thế hệ mình, tác giả Quân khu Nam đồng đã kể lại quá trình hình thành của một “quân khu Nam đồng” khác, nguyên sơ hơn, trong sáng đúng kiểu con nhà lính hơn. Đồng thời, cũng cung cấp cho độc giả một khối lượng thông tin khá lớn để lý giải hiện tượng “quân khu” biến tướng về sau trong xã hội Việt Nam hậu chiến và hậu bao cấp.

Mỉm cười chào quá khứ

Như một quy luật bất thành văn, hồi ức thường đẹp và buồn. Cái đẹp thường đi chung với cái buồn, cứ như thể chỉ nỗi buồn mới làm cái đẹp sang trọng lên.

Nhưng “Quân khu Nam Đồng” không thế. Nó đẹp và… buồn cười

Dù là một câu chuyện về chiến tranh, dù là hồi ức của những người đàn ông sinh ra và lớn lên trong thời chiến, dù tuổi hoa niên của họ vẫn có tiếng súng từ xa vọng về và bộ quần áo diện nhất để tỏ tình lần đầu của họ đều là bộ quân phục mượn của bố thì Quân khu Nam Đồng vẫn lấp lánh một vẻ hài hước lạ lùng của những con người trong sáng và lạc quan.

Mỗi tiết học trong lớp họ đều buồn cười, mỗi cuộc tình trẻ con là vô số những chi tiết hài hước ngộ nghĩnh, mỗi đối thoại của từng cặp yêu đương hay những thằng bạn nối khố đều khúc khích giấu một tiếng cười đang cố nén. Rất khó nắm bắt và gọi tên bút pháp của người kể chuyện - một người cầm bút lần đầu tiên trong đời và vốn hoàn toàn không có ý định in sách. Có lẽ, nó gần giống với khái niệm “vô chiêu” trong võ thuật. Không dụng công gì cả, cứ thế bình thản, nhẩn nha, hóm hỉnh, vừa tủm tỉm lục lại trong trí nhớ, vừa nheo mắt nhớ lại vẻ mặt, giọng nói, ánh mắt bạn bè để ráp vào các tình tiết, hành động mà kể. Thầy cô, bố mẹ, đến cả những vị tướng, tư lệnh, anh hùng… tất cả đều bình đẳng trong ký ức của những cậu con trai ngày ấy, họ đều đáng yêu và… buồn cười. Mỗi độc giả có thể tìm thấy vô số những chi tiết hài hước khác nhau hợp với thể trạng và tuổi tác: người lính già cười vì tư lệnh của mình từng bị bọn trẻ con bắt xếp hàng lấy nước hay thi đá bóng… búng chim, cô giáo cũ cười vì nhớ lại giờ học nào đó bọn quỷ sứ vẽ biếm họa chân dung mình với những đường nét không lẫn vào đâu được, nữ sinh mơ mộng ôm bụng cười khi đọc nhưng bức thư tình “bá đạo” mà Việt chép lại của Hòa để gửi Hương, mối tình đầu đẹp đẽ đau đớn của mình. Và những người cha ngày đó ở chiến trường, giờ đã ở bên kia thế giới, nếu về theo khói hương, hẳn sẽ mỉm cười vì biết được lũ con nghịch ngợm của mình ngày ấy đã bày ra đủ thứ mưu mẹo bài binh bố trận với cha mẹ để được nghỉ học, vào quân ngũ.

Hiếm có ở đâu, trong nền văn học buồn bã và thiên về "âm tính" của chúng ta, có nhiều sự hài hước đáng yêu, nhiều chất "con trai" như trong cái "quân khu" không hề có trong phiên hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam này.

Vì thế, dù là một thiên truyện đầu tay đầy chất amateur, dù cái tên khô khan và lạ lẫm, về một đối tượng không nhiều người biết, Quân khu Nam Đồng thực sự là một cuốn sách hấp dẫn, theo motif “trẻ con thấy giống quá người lớn thấy nhớ quá”, về một thời đã qua nhưng không bao giờ quên được.







Ý kiến của bạn
 

lexus350RX

Xe buýt
Biển số
OF-22961
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
696
Động cơ
499,570 Mã lực
Lão có còn giữ cái ảnh chụp lớp 6B ở sân trường không? (nếu lão học lớp cô Hạnh chủ nhiệm)
Em đoán vẫn còn ở bên nhà các cụ nhà em , để hôm nào em về kiếm lại . Mà sao cụ biết có tấm ảnh ở sân trường ??? Hay là....
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Vâng , em học cả lớp cô Hạnh , cả lớp thầy Ấn nữa ạ :)
Mình thế hệ sau lão này vài năm, về sau gần 1/3 số thầy cô chuyển sang trường nguyễn trường tộ mới thành lập thì phải nhớ là thầy khoát, thầy ấn, thầy thiện, cô liên, thầy thắng toán và thầy thắng lý
 

Haiau Auto Service

Xe container
Biển số
OF-123456
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
5,322
Động cơ
435,230 Mã lực
Nơi ở
140 K2 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Hà Nội
Quân khu thì kinh rồi, đánh người, bè ****, bắt nạt kẻ yếu, trấn lột học sinh... nói chung là em sợ....
Cũng tuỳ người thôi, phần lớn thể hệ trước họ lại ít bắt nạt kẻ yếu và sống khá thật và quân tử hơn bây giờ nhiều.
 

Fexx

Xe điện
Biển số
OF-204717
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
3,255
Động cơ
350,070 Mã lực
Nơi ở
beer & pub

Donau

Xe hơi
Biển số
OF-395319
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
198
Động cơ
235,760 Mã lực
Quân khu ngài xưa quân sống quân tử, sinh tử, tình nghĩa đại khái rất hay so với bây giờ.
Kekeke mơ à hay định vẽ một bức tranh đẹp cho quá khứ đi qua rồi luyến tiếc.
Hãy là thật đi để cho những người chưa đi qua giai đoạn này hiểu được.
Dân xã hội thì thời vào cũng vậy luôn
Thủ đoạn, mưu mô, tàn bạo và liều lĩnh làm gì có quân tử và tình nghĩa ở đây.
Nếu viết hay bằng thật ko thôi bởi kẻ đã qua sẽ cười nhạt mà thôi.
Iem thật
Chuẩn.
Quân tử với 'bạn' chứ ông nào quân tử với 'địch' cụ nhỉ?

À, cụ làm ơn nhả tiếp cái vụ kia đi. Đang đến chỗ iem quan tâm thì cụ dừng :((
 

nam.tk

Xe hơi
Biển số
OF-362342
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
146
Động cơ
259,450 Mã lực
e oánh dấu cái tối về đọc tiếp .!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top