[Funland] Quận Hoàn Kiếm sát nhập vào Quận nào vậy

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,444
Động cơ
87,143 Mã lực
Nói tới Hoàn Kiếm là nói tới phố cổ

Khách du lịch đến Hanoi luôn dùng từ Old Quarter khi tới khu 36 phố phường này

Việc mở rộng HoanKiem ngoại trừ tiêu chí diện tích (rât ngớ ngẩn khi áp dụng yếu tố mênh mông đât ở nông thôn và miền núi vào lõi đô thị), thì không có cơ sở nào khác.

Giả sử nhập hay để HoanKiem “nuốt” LongBien hay HaiBaTrung thì những bản săc côt lõi của những địa danh ấy đâu còn nữa
Hai Bà Trưng cũng đầy khu phố cổ.
Trục đường Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt cũng là giao thoa giữa 2 quận HK và HBT.
Phố Bà Triệu và Phố Huế dài thườn thượt cũng bắt đầu từ quận HK và kết thúc ở quận HBT, các phố Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế....khu vực các phố quanh Hồ Ha-le...vv...
 
Chỉnh sửa cuối:

Bomva

Xe điện
Biển số
OF-73151
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
2,675
Động cơ
442,596 Mã lực
Sao cứ phải khắc nhập khắc xuất thế, từ tỉnh cho đến địa phương tốn bao nhiêu tiền cho việc thay đổi bộ máy hành chính. Điều quan trọng hơn nữa có rất nhiều việc sau nó sẽ bị xóa xổ vĩnh viễn.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Đúng trí khôn của công bộc ta đây!
Cứ hô thần chú “Khắc nhập, khắc xuất” là ra biệt phủ!
Phương án của cụ chỉ thọ dc vài năm, vì đến năm 2026- 2030 lại tiếp tục sát nhập các quận có diện tích nhỏ hơn 30% quy định, tương ứng 10.5 Km2.
1690853059104.png
 

Truongpham9xx

Xe máy
Biển số
OF-692377
Ngày cấp bằng
25/7/19
Số km
65
Động cơ
101,863 Mã lực
Tuổi
34
Nghĩ cho kỹ thì em nghĩ việc sáp nhập không chỉ đơn thuần là kết hợp địa giới hành chính gần nhau cho đủ số dân, diện tích, mà lãnh đạo còn nhắm tới việc mở ra không gian phát triển cho quận mới, góp phần phát triển chung cho cả thành phố. Theo tiêu chí này thì đúng là có mỗi Long Biên là hợp nhất vì Hà nội cũng có cả kế hoạch phát triển thành thành phố ôm sông và các vùng đất ven sông Hồng. Long Biên dù sao vẫn còn có đất dư, và vùng đất ven sông Hồng giữa 2 quận này cũng khá lớn. Ngoài ra, các bác chắc đã quên 1 việc là giãn dân phố cổ (Hoàn Kiếm) là đã di dời sang KĐT Việt Hưng, quận Long Biên. Nên xác suất cao là Hoàn Kiếm sẽ về với Long Biên nhiều hơn.
E nghĩ như cụ thấy các sếp bảo lấy sông hồng làm trục cảnh quan trung tâm thì nhập long biên phát triển du lịch
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,444
Động cơ
87,143 Mã lực
Sao cứ phải khắc nhập khắc xuất thế, từ tỉnh cho đến địa phương tốn bao nhiêu tiền cho việc thay đổi bộ máy hành chính. Điều quan trọng hơn nữa có rất nhiều việc sau nó sẽ bị xóa xổ vĩnh viễn.
Khắc nhập để bớt đi các đầy tớ của dân, giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm ngân sách Nhà Nác. Cụ hiểu chưa ?

Tại sao phải chi 1 số tiền lớn để duy trì 1 bộ máy chính quyền Quận...cho 1 Quận mà diện tích thì bé tý ( 5,29 km2 ) và dân số cũng ít ( 150k người ).
Cụ nên tham khảo, ở Quận Hoàng Mai có Phường Hoàng Liệt có diện tích gần bằng diện tích Quận HK ( 4,85 km2 ) và dân số Phường Hoàng Liệt này ít hơn có 1 chút thôi ( 120k người ).

Vậy, tại sao Nhà Nác lại tốn tiền NS để nuôi 1 bộ máy chính quyền Quận đầy đủ bậu sậu, trong khi công việc hành chính chỉ tương đương công việc hành chính 1 Phường ?! :D

Đó có thể là câu trả lời sát nhất cho câu hỏi của cụ. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Quy định của UBTVQH thực chất là tùy tiện: bọn tham mưu cấp dưới trình lên, mấy ông đoàn đội gật gù duyệt thành định hướng. Tiêu chuẩn trên 20% diện tích tối thiểu, dưới 200% dân cư tối thiểu, thực sự là không dựa trên cơ sở kinh tế. Đặt 2 tiêu chí áp dụng chung cho trung tâm đô thị dân cư dày đặc, với vùng núi đồi hoang thưa dân, khá là nguy hiểm.

Bản chất của hệ thống hành chính là cung cấp các dịch vụ công, từ nguồn tiền thuế thu của người dân, phục vụ người dân đó là cốt lõi.

Nếu đặt ra tiêu chí 150,000 dân là tối thiểu, thì tiêu chí này phải là số một. Còn tiêu chí về diện tích thì chỉ là tiêu chí phụ, tầm quan trọng kém hơn nhiều, không thể đặt ngang hàng. Khi đã có đủ 150,000 dân là có nguồn thu thuế đủ để hệ thống hành chính hoạt động, nuôi công bộc, không phải bù lỗ, ... và như vậy hoàn toàn đủ tiêu chí quan trọng nhất (có nguồn tài chính tự chủ dồi dào phục vụ dân cư đông đúc) để có 1 đơn vị hành chính.

Miền núi, diện tích có 100km2 nhưng dân số chỉ 20,000, thì lập hệ thống hành chính cấp huyện, đủ ban bệ, vẫn phải xem xét, vì sẽ phải bù lỗ vào đó tương đối.

Dân cư của quận Hoàn Kiếm bằng 1/2 dân cư cả tỉnh Bắc Kạn và bằng 1/3 dân cư cả tỉnh Lai Châu, hay Cao Bằng. Nguồn thu của quận này chắc còn lớn hơn tổng nguồn thu của3 tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng cộng lại. Áp dụng 1 tiêu chí về diện tích là rất không phù hợp.

Nếu có sáp nhập thì chỉ nên lập 1 siêu quận, hay 1 thành phố lõi là gồm 4 quận cũ; chứ không ép 1 quận cũ sáp nhập vì cái tiêu chí diện tích tự vẽ.

=========================================
"Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.

Đối chiếu quy định này, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập."
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,073
Động cơ
458,402 Mã lực
Hai Bà Trưng cũng đầy khu phố cổ.
Trục đường Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt cũng là giao thoa giữa 2 quận HK và HBT.
Phố Bà Triệu và Phố Huế dài thườn thượt cũng bắt đầu từ quận HK và kết thúc ở quận HBT, các phố Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế....khu vực các phố quanh Hồ Ha-le...vv...
Nếu chưa từng ở 4 quận nội đô của Hà Nội gốc thì cụ chịu khó gúc một chút ạ, kẻo lộ hết cả kiến thức hiếm có của cụ về Thủ đô mến yêu.

Khái niệm Phố Cổ - Old Quarter là chỉ 36 phố phường (cách gọi ước lệ các khu phố "Hàng" trong lõi của Hà Nội.

Những phố cụ kể cũng là những phố rất đẹp của Hoàn Kiếm, nhưng được xếp vào khu "phố Pháp" hoặc "phố cũ"

Đến Tây sang VN họ còn không nhầm lẫn "Bà Triệu và Phố Huế" hay "Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt" với "Old Quarter" đâu ạ.

Taxi mà chở họ đi "Phố cổ" mà lỡ "lạc" ra mạn cuối chợ Giời - Phố Huế, còn bị họ mắng cho ấy...
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,073
Động cơ
458,402 Mã lực
Nếu chưa từng ở 4 quận nội đô của Hà Nội gốc thì cụ chịu khó gúc một chút ạ, kẻo lộ hết cả kiến thức hiếm có của cụ về Thủ đô mến yêu.

Khái niệm Phố Cổ - Old Quarter là chỉ 36 phố phường (cách gọi ước lệ các khu phố "Hàng" trong lõi của Hà Nội.

Những phố cụ kể cũng là những phố rất đẹp của Hoàn Kiếm, nhưng được xếp vào khu "phố Pháp" hoặc "phố cũ"

Đến Tây sang VN họ còn không nhầm lẫn "Bà Triệu và Phố Huế" hay "Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt" với "Old Quarter" đâu ạ.

Taxi mà chở họ đi "Phố cổ" mà lỡ "lạc" ra mạn cuối chợ Giời - Phố Huế, còn bị họ mắng cho ấy...
Các khu phố "Hàng" (36 phố phường, khái niệm ước lệ) và phố "Pháp"

Rât khác nhau về cả kiến trúc, nếp sinh hoạt, đặc điểm dân cư.

Tưởng là 1 nhưng hóa là 2 đấy ạ

Em xin mạn phép gúc hộ cụ dưới :

36 phố phường Hà Nội là khu đô thị cổ nằm ở bên trong và bên ngoài khu vực phố cổ Hà Nội. Đây là nơi sinh sống và buôn bán sầm uất nhất từ thời Lý – Trần của người dân. Đặc trưng của khu phố này là những phố làng nghề và những ngôi nhà cổ mang đậm nét kiến trúc Việt Nam cổ truyền.

1690873089160.png


“Khu phố Pháp” ở Hà Nội vẫn được nhiều người quen gọi là khu phố “cũ” để phân biệt với khu phố “cổ”, hình thành và phát triển chủ yếu trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1954, mang những dấu ấn, đường nét đặc biệt và là di sản quý của văn hóa Thủ đô.
1690873183016.png


Ngày nay, khu phố Pháp cùng với khu phố cổ đã được thừa nhận là khu vực đô thị lõi lịch sử của Hà Nội mở rộng trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hai Bà Trưng cũng đầy khu phố cổ.
Trục đường Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt cũng là giao thoa giữa 2 quận HK và HBT.
Phố Bà Triệu và Phố Huế dài thườn thượt cũng bắt đầu từ quận HK và kết thúc ở quận HBT, các phố Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế....khu vực các phố quanh Hồ Ha-le...vv...
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
498
Động cơ
16,547 Mã lực
Em thì thích HK ghép với 1 phần Ba Đình để chạy sang ôm hết Tây Hồ cơ vì 3 quận này có sự hòa hợp về văn hóa, lịch sử với nhau hơn các quận khác.

Nhưng đọc nhận xét của các cụ rằng Ba Đình với Tây Hồ sẽ về 1 nhà, em thấy còn lại Long Biên chính là phần ghép hợp lý nhất để HK có cơ hội phát triển và giữ gìn bản sắc riêng biệt của HK bao lâu nay. LB đất rộng chưa nhiều quy hoạch cho HK tha hồ vẽ vời sáng tạo theo ý mình, có thể dựa vào đó phát triển thành quận lõi về du lịch.

Nghĩ thế thôi là em đã thấy 1 Tân Long Hoàn Kiếm long lanh tấp nập khách du lịch 2 bên đầu cầu khả thi rồi. 8->

Thế là hộ khẩu Long Biên em lên đời à? Thực ra kết hợp với Long Biên cũng hay vì sẽ ôm được khoảng 2 bờ sông làm thành kiểu như Phố Đông của Thượng Hải. 1 quận ôm cả 2 bờ thì sẽ tiện trong việc quy hoạch hơn.
Hoàn Kiếm và Long Biên được nối với nhau bởi 2 cây cầu, cũng tiện cho việc đi lại
Tương lai sẽ có những cây cầu được xậy dựng
Nói tới Hoàn Kiếm là nói tới phố cổ

Khách du lịch đến Hanoi luôn dùng từ Old Quarter khi tới khu 36 phố phường này

Việc mở rộng HoanKiem ngoại trừ tiêu chí diện tích (rât ngớ ngẩn khi áp dụng yếu tố mênh mông đât ở nông thôn và miền núi vào lõi đô thị), thì không có cơ sở nào khác.

Giả sử nhập hay để HoanKiem “nuốt” LongBien hay HaiBaTrung thì những bản săc côt lõi của những địa danh ấy đâu còn nữa
Hai Bà Trưng cũng đầy khu phố cổ.
Trục đường Hai Bag Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt cũng là giao thoa giữa 2 quận HK và HBT.
Phố Bà Triệu và Phố Huế dài thườn thượt cũng bắt đầu từ quận HK và kết thúc ở quận HBT, các phố Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế....khu vực các phố quanh Hồ Ha-le...vv...
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,669
Động cơ
526,807 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Vụ này ầm ĩ một tí chắc là lại êm thôi.
Hoàn Kiếm.
Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà, Thanh Xuân.
Cầu Giấy, Tây Hồ, Nam Từ Liêm.
Các quận trên đều đứt hết về tiêu chí diện tích 35 km2.
Nên kiểu gì cũng lại biến báo các kiểu thôi mà, khi đã muốn tách sẽ có ngàn lý dó hợp lý để tách và ngược lại.
Dân tình lại có phen nháo nhào bàn luận.
screenshot_1690862220.png
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,847
Động cơ
339,736 Mã lực
Tuổi
44
Theo em thấy thì thường cách nhau 1 con sông sẽ là địa giới hành chính khác. Như vậy là hợp lý cụ ạ.
Địa giới sông hồ chỉ là lịch sử ngày xưa đi lại khó khăn, cầu đường ít nên mới làm thế. Chứ giờ quản lý số kinh tế số, đủ các loại cầu hầm, chưa kể phát triển thành phố ôm sông thì 1 quận ôm sông sẽ tiện hơn. Đơn cử như làm đường ven sông, ko thể quận này làm quận kia chưa đủ kinh phí lại ko làm thì nhếch nhác. Quy hoạch trung tâm tài chính ven sông, thì 2 bên bờ sông sẽ nhiều các tòa nhà tài chính văn phòng chẳng hạn, thì trong địa giới 1 quận họ quyết tiện hơn. Gì chứ khi phát triển thành phố ven sông, thì việc di dời đang sống là phải làm đồng loạt cả 2 bờ ven sông, rồi làm đường ven sông .v.v. Nếu ở 2 quận khác nhau sẽ có sự lệch pha ở việc này.
Hoàn kiếm muốn làm phố Tài chính Ngân hàng Chứng khoán thì cứ trục Trần Quang Khải và xung quanh NHNN ở Tôn Đản với Lý Thái Tổ . Các tòa nhà cao cao ở đây đều view sông Hồng với cầu Chương Dương. Các cụ chắc lại muốn giống Tây là phía bên kia sông cũng sẽ mọc lên các tòa nhà tài chính ngân hàng. Đường ven sông chạy dọc sẽ làm ở 2 bên với 1 loạt cầu ấy. Nhìn chung quy hoạch này thì to và làm được cũng phải có bàn tay sắt vì di dời và đền bù sẽ lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,968
Động cơ
-1,781 Mã lực
Khắc nhập để bớt đi các đầy tớ của dân, giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm ngân sách Nhà Nác. Cụ hiểu chưa ?

Tại sao phải chi 1 số tiền lớn để duy trì 1 bộ máy chính quyền Quận...cho 1 Quận mà diện tích thì bé tý ( 5,29 km2 ) và dân số cũng ít ( 150k người ).
Cụ nên tham khảo, ở Quận Hoàng Mai có Phường Hoàng Liệt có diện tích gần bằng diện tích Quận HK ( 4,85 km2 ) và dân số Phường Hoàng Liệt này ít hơn có 1 chút thôi ( 120k người ).

Vậy, tại sao Nhà Nác lại tốn tiền NS để nuôi 1 bộ máy chính quyền Quận đầy đủ bậu sậu, trong khi công việc hành chính chỉ tương đương công việc hành chính 1 Phường ?! :D

Đó có thể là câu trả lời sát nhất cho câu hỏi của cụ. :))
Cụ có số liệu nào về việc tiết kiệm ngân sách khi sát nhập không cụ? Hay cụ cũng chỉ nghe trên tivi và đọc báo.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,073
Động cơ
458,402 Mã lực
Địa giới sông hồ chỉ là lịch sử ngày xưa đi lại khó khăn, cầu đường ít nên mới làm thế. Chứ giờ quản lý số kinh tế số, đủ các loại cầu hầm, chưa kể phát triển thành phố ôm sông thì 1 quận ôm sông sẽ tiện hơn. Đơn cử như làm đường ven sông, ko thể quận này làm quận kia chưa đủ kinh phí lại ko làm thì nhếch nhác. Quy hoạch trung tâm tài chính ven sông, thì 2 bên bờ sông sẽ nhiều các tòa nhà tài chính văn phòng chẳng hạn, thì trong địa giới 1 quận họ quyết tiện hơn. Gì chứ khi phát triển thành phố ven sông, thì việc di dời đang sống là phải làm đồng loạt cả 2 bờ ven sông, rồi làm đường ven sông .v.v. Nếu ở 2 quận khác nhau sẽ có sự lệch pha ở việc này.
Tiêu chí về diện tích và địa lý kiểu bám sông hay bắc cầu nghe khá khiên cưỡng.

Đơn vị hành chính không chỉ là đơn vị hành chính, mà còn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đặc điểm dân cư và tập quán sinh hoạt. Chưa kể tới tính độc đáo của kiến trúc, giao thông. Ví dụ, chỉ có khu phố cổ và phố Pháp mới có dạng đường ô bàn cờ không bao giờ tắc đường như các quận huyện mới.

Hay sự độc đáo về cảnh quan, yếu tố tâm linh hay chỉ đơn giản là ẩm thực mà không quận huyện nào giống được với khu lõi Hà Nội.

Phát triển là mở rộng, tư duy thông thường và tầm thường là như thế, nhưng nếu phát triển là pha loãng, pha tạp, thì tự đánh mất bản sắc của những nơi khác nhau về cả đặc điểm văn hóa lẫn cư dân.

Sơ lược quá trình hình thành Khu phố Pháp ở Hà Nội

Địa giới Khu phố Pháp ở Hà Nội


Khu phố Pháp ở Hà Nội bắt đầu được xây dựng năm 1875 tại khu Nhượng địa ở vùng ven sông Hồng, ban đầu chỉ là một dải đất hẹp và kéo dài từ khu vực Bảo tàng Lịch sử tới bệnh viện Hữu Nghị ngày nay. Chính tại đây, tuyến phố kiểu Pháp đầu tiên ở Hà Nội đã hình thành (nay là phố Phạm Ngũ Lão), đồng thời các công trình kiến trúc kiểu Pháp đầu tiên cũng được xây dựng.
Tới năm 1945 Khu phố Pháp ở Hà Nội đã định hình với tổng diện tích khoảng 780 ha [5], bao gồm các trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm văn hóa – thương mại, khu quân sự và các khu nhà ở chủ yếu dành cho người Pháp ở khu vực nam phố cổ tới phố Trần Hưng Đạo và khu Hoàng Thành cũ; các khu phố mang tính đa chức năng vừa là khu dân cư cho giới tư sản và tiểu tư sản người Việt, vừa là nơi xây dựng một số công trình công nghiệp như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy rượu… ở phía bắc Hoàng Thành cũ và phía nam phố Trần Hưng Đạo ngày nay.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,784
Động cơ
1,354,229 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Căng nhỉ bớt ghế thế này biết đặt đít ở đâu. :))
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,113
Động cơ
480,412 Mã lực
Khắc nhập để bớt đi các đầy tớ của dân, giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm ngân sách Nhà Nác. Cụ hiểu chưa ?

Tại sao phải chi 1 số tiền lớn để duy trì 1 bộ máy chính quyền Quận...cho 1 Quận mà diện tích thì bé tý ( 5,29 km2 ) và dân số cũng ít ( 150k người ).
Cụ nên tham khảo, ở Quận Hoàng Mai có Phường Hoàng Liệt có diện tích gần bằng diện tích Quận HK ( 4,85 km2 ) và dân số Phường Hoàng Liệt này ít hơn có 1 chút thôi ( 120k người ).

Vậy, tại sao Nhà Nác lại tốn tiền NS để nuôi 1 bộ máy chính quyền Quận đầy đủ bậu sậu, trong khi công việc hành chính chỉ tương đương công việc hành chính 1 Phường ?! :D

Đó có thể là câu trả lời sát nhất cho câu hỏi của cụ. :))
Nói chung tiêu chí DT và dân số được đưa ra để làm trần xem xét sát nhập em thấy nó không căn cứ trên các nghiên cứu KH nào cả. Một quận DT bé, nhưng DS thì ngang ngửa và thu ngân sách thì hơn đứt các nơi khác có DT to đùng, DS lớn gấp vài lần. Vậy cái yếu tố KT (thu thuế cho NS) đó bị bỏ qua ? Và tại sao 150K dân mà ko phải nhiều hơn, ví dụ 200K chẳng hạn. Bảo theo tiêu chí trên 20% diện tích tối thiểu hay dưới 200% dân cư tối thiểu là căn cứ trên sự nghiên cứu nào ? Đấy còn chưa kể tính đặc thù, tính lịch sử, văn hóa ..... Nói chung là tào lao của chị Chè
 

Z90

Xe tăng
Biển số
OF-817712
Ngày cấp bằng
18/8/22
Số km
1,178
Động cơ
17,584 Mã lực
HK sát nhập LB rồi...
 
Biển số
OF-453674
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
1,213
Động cơ
-152,897 Mã lực
Vụ này ầm ĩ một tí chắc là lại êm thôi.
Hoàn Kiếm.
Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà, Thanh Xuân.
Cầu Giấy, Tây Hồ, Nam Từ Liêm.
Các quận trên đều đứt hết về tiêu chí diện tích 35 km2.
Nên kiểu gì cũng lại biến báo các kiểu thôi mà, khi đã muốn tách sẽ có ngàn lý dó hợp lý để tách và ngược lại.
Dân tình lại có phen nháo nhào bàn luận.
View attachment 7997043
E cũng nghĩ đưa ra lấy ý kiến dư luận thôi chứ giờ này chưa thấy ông nào đủ khả năng dám ký sát nhập HK
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,073
Động cơ
458,402 Mã lực
Quy định của UBTVQH thực chất là tùy tiện: bọn tham mưu cấp dưới trình lên, mấy ông đoàn đội gật gù duyệt thành định hướng. Tiêu chuẩn trên 20% diện tích tối thiểu, dưới 200% dân cư tối thiểu, thực sự là không dựa trên cơ sở kinh tế. Đặt 2 tiêu chí áp dụng chung cho trung tâm đô thị dân cư dày đặc, với vùng núi đồi hoang thưa dân, khá là nguy hiểm.

Bản chất của hệ thống hành chính là cung cấp các dịch vụ công, từ nguồn tiền thuế thu của người dân, phục vụ người dân đó là cốt lõi.

Nếu đặt ra tiêu chí 150,000 dân là tối thiểu, thì tiêu chí này phải là số một. Còn tiêu chí về diện tích thì chỉ là tiêu chí phụ, tầm quan trọng kém hơn nhiều, không thể đặt ngang hàng. Khi đã có đủ 150,000 dân là có nguồn thu thuế đủ để hệ thống hành chính hoạt động, nuôi công bộc, không phải bù lỗ, ... và như vậy hoàn toàn đủ tiêu chí quan trọng nhất (có nguồn tài chính tự chủ dồi dào phục vụ dân cư đông đúc) để có 1 đơn vị hành chính.

Miền núi, diện tích có 100km2 nhưng dân số chỉ 20,000, thì lập hệ thống hành chính cấp huyện, đủ ban bệ, vẫn phải xem xét, vì sẽ phải bù lỗ vào đó tương đối.

Dân cư của quận Hoàn Kiếm bằng 1/2 dân cư cả tỉnh Bắc Kạn và bằng 1/3 dân cư cả tỉnh Lai Châu, hay Cao Bằng. Nguồn thu của quận này chắc còn lớn hơn tổng nguồn thu của3 tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng cộng lại. Áp dụng 1 tiêu chí về diện tích là rất không phù hợp.

Nếu có sáp nhập thì chỉ nên lập 1 siêu quận, hay 1 thành phố lõi là gồm 4 quận cũ; chứ không ép 1 quận cũ sáp nhập vì cái tiêu chí diện tích tự vẽ.

=========================================
"Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.

Đối chiếu quy định này, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập."
Chính xác ạ.

Thế nên mới kỳ lạ ở chỗ, chính sách sáp nhập quận huyện do một tư lệnh ngành xuất xứ miền núi về áp cho cả nước, và vì thế áp chung tiêu chí miền ngược miền xuôi, nông thôn thành thị như nhau.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top