[CLB xe] Quán gió cũ

Trạng thái
Thớt đang đóng

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,129
Động cơ
493,084 Mã lực
Em thấy từ ngày lắp cảm biến lùi, lùi thì em chưa bị phát nào nhưng toàn bị hôn mít. Sáng nay đi làm bị hôn thêm phát nữa là 4.
Hic, chả lẽ tháo ra cho đỡ đen :-s
lại kiếm đc 3 củ nữa à cụ :P lộc thế còn gì...

cố 100 phát nữa là cụ ăn ra con mà tịt 2 chỗ rồi :D
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực

vt_hoa

Xe tăng
Biển số
OF-84312
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
1,517
Động cơ
425,110 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Em có cả cam lùi hẳn hoi mà 2 lần lùi vào cột, 1 lần lùi vào *** thằng khác. Không có hậu quả, chỉ xước mít 1 chút, có cái cột biển quáng cáo trên vỉa hè trời mưa em tỳ từ từ nên nó bị nghiêng sau khi phát hiện em phắn khẩn cấp
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực
http://www.docbao.vn/tin-tuc/20-12-2013/Nguoi-Sa-Pa-khong-ngheo-va-cung-chang-chet-ret-vi-tuyet-roi/68/210476/
Người Sa Pa không nghèo và cũng chẳng chết rét vì tuyết rơi

Thực sự, người Sa Pa không nghèo như bạn tưởng, mà nếu có chăng, cũng chẳng phải vì tuyết rơi.
Người Sa Pa mong tuyết rơi dày hơn
Những tranh luận nảy lửa về tuyết rơi ở Sa Pa vẫn chưa dừng lại. Người thì chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì cùng với niềm hân hoan tuyết trắng là bao cảnh đói nghèo của bà con ngày giáp hạt, là mất mùa, là cái lạnh thấu xương những đứa trẻ vùng cao. Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đến Sa Pa vì niềm đam mê cái đẹp.
Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có một sự thật mà những người đã từng cùng đồng bào ăn lá sắn, là khoai, củ măng, củ mài sống qua ngày, đã có những đêm ngủ cùng mèo, lợn, chó, gà, bò dưới cái nền đất ẩm ướt với hàng chục thứ mùi lẫn lộn vào nhau mà bên cạnh chỉ có duy nhất một đống lửa và cái áo mưa khoác trên mình như chúng tôi muốn kể: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.
Trái lại, họ mong tuyết rơi nhiều hơn!
Chúng ta, những người sống ở đồng bằng luôn nghĩ về người dân miền núi với hình ảnh vất vả, luôn thiếu quần áo, bị cóng lạnh khi đông về vì những ngôi nhà đơn sơ gió lùa và cái đói mùa giáp hạt. Đúng vậy, nhưng đó là ở những vùng núi khác, những bản làng khác chứ không phải là Sa Pa.
Bằng trải nghiệm thực tế (và bền bỉ) của mình, chúng tôi tin mỗi người dân ở thị trấn Sa Pa, nói rộng ra là huyện Sa Pa đều biết cách làm du lịch kiếm tiền, kể cả những đồng bào bản địa người Mông, người Dao, người Hà Nhì sống trên núi cao và những người Kinh di dân lên Sa Pa tìm kế mưu sinh.
Nếu không tin, cứ thử đừng nói tiếng Việt mà bắt chuyện với họ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp mà xem, ngay cả một đứa trẻ 5 tuổi có thể nói vanh vách những ngoại ngữ này, đương nhiên, bằng một thứ ngữ pháp và phát âm “bồi”, nhưng cũng đủ để khách du lịch hiểu và hứng thú.

Từ những đứa trẻ 5 - 6 tuổi đến những người già ở Sa Pa đều có thể nói được tiếng Anh,
tiếng Pháp bồi để chào mời khách du lịch.

Đến với Sa Pa, đừng hy vọng có thể nhận được điều gì miễn phí. Bất kỳ sản phẩm nào, từ vật chất đến tinh thần đều có giá của nó, từ một sản vật địa phương: cái vòng bạc, con chim quý, một tấm chăn thổ cẩm nhuộm kiểu công nghiệp (chứ không phải dệt tay) cho đến cho thuê quần áo hay chụp chung một bức ảnh lưu niệm. Cái giá đó không quá cao, đương nhiên, người Sa Pa rất khôn khéo, nhưng cũng đủ làm… chưng hửng những du khách “ngây thơ”.
Nhưng việc người Sa Pa có bắt bạn trả tiền để chụp chung ảnh hay tìm cách "moi" tiền của bạn thì đó cũng là điều hết sức bình thường. Làm du lịch đôi khi thu hút và thành công được lại nhờ những yếu tố lạ lẫm như thế. Hiện tượng xin tiền hay bắt khách du lịch trả tiền để chụp ảnh chung thế giới họ đã làm cả trăm năm trước. Nếu bạn sẵn sàng bỏ vài xu hay vài đô la cho một người "nghệ sĩ đường phố" hay người đóng thế mãi phương trời Tây, Mỹ xa xôi, thì việc trả tiền cho những người Sa Pa hoàn toàn nên làm.

Để chụp được những bức ảnh chân dung hay hình lưu niệm cùng lũ trẻ dân tộc, du khách
hoặc phải trả tiền, hoặc phải mua một món đồ nào đó.
Những đứa trẻ đeo bám một đôi khách du lịch vì họ chụp ảnh chúng nhưng
chưa trả tiền “bo”.
Khi thấy ống kính máy ảnh chĩa về phía mình, người đàn ông người Mông này vội nói
"oăn đô la, oăn sót" (one dollar, one shot – một dollar cho một bức ảnh).
Những chiếc kèn lá giản đơn của người Dao được bán với giá 20.000 đồng/chiếc, kèm
theo quà tặng là một khúc trình diễn ngắn và hướng dẫn sử dụng.
Một tấm post-card in chân dung thiếu nữ người Dao cũng được bán với giá 20.000 đồng.
Anh chàng người Mông này bán một chú chim chào mào với giá 600.000 đồng nhưng không
có lồng đi kèm, anh ta thuyết phục được khách nhốt tạm con chim vào trong chiếc… bít tất.
Những phụ nữ người Mông bán các sản vật địa phương cũng sẵn sàng làm hướng dẫn
viên du lịch đưa bạn về tham quan các bản cách xa trung tâm thị trấn Sa Pa, nơi
nở rộ dịch vụ home-stay tự phát.
Ngay cả một tập tục của người Mông: buộc chỉ cổ tay để tỏ lòng hiếu khách cũng có thể được
đem ra làm du lịch. Người Sa Pa sẽ không ngại từ chối 10.000 – 20.000 đồng cho
“sự hiếu khách” này.

Lại nói về đợt băng tuyết trong mấy ngày vừa qua mà chúng tôi có may mắn trải nghiệm. Thời tiết khắc nghiệt khiến Sa Pa lộng lẫy như những bản làng ở châu Âu xa xôi và cũng là lúc những khách du lịch đổ xô đến Sa Pa và… dốc túi trả tiền dịch vụ. Trong lúc chờ thông đường ở đèo Ô Quy Hồ, chúng tôi đã tò mò chụp ảnh những hình nộm tuyết ngộ nghĩnh được đắp bởi các gia đình sống ven đường, và sau đó đã phải… trả tiền.

Hình nộm tuyết được người dân đắp ở đèo Ô Quy Hồ.

Một người bạn của tôi cũng kể, anh ấy thậm chí còn phải “bo” cho những người Mông đang lùa trâu về nhà để được chụp ảnh và hỏi chuyện họ.
Bạn đừng lấy cớ “cả năm chỉ có một mùa”, “lâu lâu mới có tuyết”… để bênh cái cách người dân vin vào đó kiếm tiền. Những tay săn ảnh như chúng tôi và những khách du lịch đến Sa Pa ngắm tuyết, chẳng ai ngại ngần bỏ tiền ra mua dịch vụ, vì đơn giản, đó là một cuộc trao đổi, và đó cũng là minh chứng cho sự khôn ngoan của người Sa Pa.
Họ không mong tuyết ngừng rơi hay khóc lóc vì thời tiết khắc nghiệt như trong bài viết đầy lo âu của một bạn trẻ. Trái lại, họ mừng vì có tuyết, thậm chí mong tuyết rơi dài ngày hơn, dày hơn để kiếm được nhiều tiền hơn nhờ du lịch. Cũng nên nhớ rằng, Sa Pa là vùng đất khai thác du lịch quanh năm chứ không chỉ mùa đông.
Sa Pa không nghèo, trẻ con vẫn cởi truồng, đi chân đất
Nếu đi sâu vào Sa Pa, sống và trải nghiệm Sa Pa, bạn sẽ thực sự hiểu, Sa Pa không nghèo. Người dân nghĩ ra đủ cách để làm du lịch và những cách ấy, ít nhiều có hiệu quả. Hãy nhìn vào bản xã, sâu bên trong những ngôi nhà tuềnh toàng bằng gỗ ở trên núi là hàng trăm con trâu, có nhà sở hữu cả chục con trâu, rồi xe máy, xe đạp, ti-vi...
Hãy thử làm một phép tính xem số tài sản đó đáng giá nhường nào, vì chỉ tính riêng một con trâu đã ngót 50 triệu đồng, để ngẫm xem người Sa Pa có nghèo thực không. Hẳn nhiên, tôi muốn nói cái nghèo, cái xác xơ trong hình dung của chúng ta, chứ không phải so sánh với điều kiện sống của những gia đình thành phố.
Vậy nhưng, tại sao đến mùa đông, trẻ con Sa Pa vẫn cởi truồng, đi chân đất? Họ chẳng “diễn” để câu tiền từ thiện của bạn đâu, cũng chẳng phải vì họ không đủ tiền mua quần áo.

Nhiều em bé Sa Pa cởi truồng, đi chân trần trong trời tuyết.

Nếu hỏi họ thực lòng, họ sẽ bảo với bạn: người ở đây nó thế. Nghĩa là, Sa Pa là nơi quanh năm lạnh giá, và người dân đã quen với thời tiết đó, quen với việc chống chọi với cái rét. Ngay như mùa hè, ở nhiều nơi ta phát điên với nhiệt độ 30 độ C, thì lên Sa Pa, không khí chưa đến 10 độ (đừng quên là nếu nhiệt độ ở Hà Nội xuống dưới 10 độ, trẻ con sẽ được nghỉ học vì rét). Còn mùa đông, ngày nào ở Sa Pa cũng có nhiệt độ từ 1 – 2 độ C, dù có tuyết hay không có tuyết.

Ba em bé người Mông đứng cạnh nhà chứa gỗ của gia đình.

Bọn trẻ được sinh ra trong môi trường ấy, và rèn luyện trong môi trường ấy, với chúng, rét như vậy là thường. Nếu bạn còn bức xúc, hãy chuyển cái bức xúc ấy sang cha mẹ của chúng, “lên án” họ không chăm con, không ủ ấm con theo cách bạn vẫn làm, chứ đừng chĩa tấn công vào những người say tuyết như thể họ tàn nhẫn với lũ trẻ.

Bọn trẻ cũng thích thú nghịch tuyết.

Chẳng cứ gì bọn trẻ, ngay cả cha mẹ chúng cũng phong phanh như thế. Ngoài việc thích nghi, còn một lý do khác nữa, tế nhị hơn mà những bà mẹ Sa Pa để con mặc không đủ ấm đã bật mí với tôi: những bộ áo quần dân tộc ấm áp chỉ được dùng khi họ lên thị trấn bán hàng. Đó là thứ quần áo không mua được ở đâu mà phải tự tay dệt, rất mất nhiều thời gian và công sức nên họ chỉ mặc khi có dịp quan trọng như lễ Tết hoặc trưng diện khi bán hàng, còn lúc bình thường, xềnh xoàng vậy cũng là đủ.
Cây trồng, vật nuôi ở Sa Pa tự biết cách thích nghi
Một cô bạn của tôi đã vặn vẹo: ở Sa Pa vẫn có người làm nông nghiệp, vẫn có trâu, vẫn trồng cấy chứ có làm du lịch hết đâu? Đồng ý, nhưng xin thưa với bạn, mùa này, ở Sa Pa chẳng có cây cối, rau củ gì được trồng mới hoặc sắp thu hoạch cả!
Su su Sa Pa đã được thu hoạch hết từ cuối tháng 11, muộn lắm là đầu tháng 12 dương lịch, trước khi tuyết về. Những vườn su su phủ trắng tuyết, trĩu nặng đến sập giàn mà bạn có thấy ở Sa Pa hay trên ti vi, đó là những vườn giống, bà con để lại những quả tốt nhất, già nhất trên giàn để làm giống cho mùa sau, và tháng 5 hoặc tháng 8 âm lịch năm sau, những quả này mới được ươm cho mùa tới. Những cây hồng ăn quả cũng đang chín và không bị ảnh hưởng gì của tuyết.

Những quả hồng vàng ửng trong tuyết như minh chứng sức sống mãnh liệt của Sa Pa.
Cà rốt vẫn vươn mình trong tuyết.

Đáng ngại nhất là hoa Tết mất mùa. Hoa Tết ở Sa Pa chỉ có đào mốc, hoa hồng và địa lan, nhưng như những người làm vườn chia sẻ, tuyết và thời tiết giá lạnh không ảnh hưởng nhiều đến chúng, trái lại, còn làm chúng đẹp hơn khi mùa xuân về. Bằng chứng là, dăm gốc đào mốc đã sớm trổ hoa trong tuyết, địa lan có cây đã ra nụ.

Có những nụ đào nở sớm như đón tuyết.
Địa lan vẫn trổ hoa trong giá rét.

Hoa Sa Pa còn một đặc sản mà ít người biết, đó là những gốc hồng già ngót trăm năm, được trồng bởi những người Pháp di cư. Chúng vẫn trổ hoa và vẫn sinh sản tốt ở xứ này.

Gốc hoa hồng gần trăm năm tuổi vẫn sống khỏe.

Người dân không chỉ chiết cành để nhân giống, trồng thành ruộng ở Sa Pa mà còn bán cả cho khách du lịch với giá 70.000 đồng/gốc. Tiếc là những cây này không thể sống nổi ở vùng đất khác vì… không đủ lạnh.

Một vườn hoa hồng ở Sa Pa.
Người làm vườn này cho biết, cây hoa ở Sa Pa không sợ tuyết mà chỉ ngại sương muối.

Ngay cả lũ trâu (ở Sa Pa không nuôi bò) vùng này cũng tự biết tìm cách chống lạnh. Người đồng bào nuôi trâu bằng cách thả vào rừng cách nhà họ cả chục cây số, đánh dấu từng con cho khỏi nhầm lẫn. Khi đến mùa cần cày cấy, họ lùa trâu về, hết vụ lại thả vào rừng cho chúng tự kiếm ăn. Bầy trâu không sụt cân, thậm chí còn mập mạp hơn mùa trước. Và đặc biệt hơn, lớp lông trên người chúng dài và cứng, sừng cũng “quắt” lại bởi chúng phải tự gồng mình chống rét ở rừng hoang chứ không "õng ẹo" như lũ bò nhà.
Hãy có đạo đức một cách hiểu biết
Nếu bạn tin vào đạo đức và muốn chứng tỏ đạo đức, hãy làm điều đó một cách có tri thức.
Người Sa Pa không cần quần áo từ thiện, bạn đừng cố mang áo ấm cho họ. Tôi đã chứng kiến cảnh đồng bào ở đây chỉ chọn những chiếc áo đẹp, hợp thời trang hoặc phù hợp với gu của họ trong hàng bao tải quần áo mà những nhóm từ thiện dày công kêu gọi, vận chuyển mấy trăm cây số lên, còn lại mang ra làm giẻ lau chân trước cửa nhà. Đừng coi Sa Pa (kể cả những bản xa của huyện này) như một chốn để tống tháo quần áo lỗi mốt hay những món đồ lâu rồi không xỏ tay. Họ không cần điều đó. Nếu thích tặng quần áo, hãy tặng cho nơi thực sự cần.
Bạn cũng đừng nghĩ lũ trẻ con ở Sa Pa mê kẹo mà mua cả thùng lên phát dần cho chúng. Chúng sẵn sàng xòe tay xin, sẽ ăn ngon lành trước mặt bạn, nhưng chúng cũng không cần, và bạn cũng không thể cho chúng kẹo để ngọt lành hết quãng tuổi thơ.

Du khách vào tham quan bản đang phát kẹo cho trẻ em.

Cái bọn trẻ và người dân nơi đây cần không phải là những thứ phù phiếm đó. Họ cần “cần câu” chứ chẳng mê “con cá”. Nếu thực sự muốn giúp họ khá lên, văn minh lên, bạn hãy từ thiện bằng những chương trình dài hơi như dạy cho các bà mẹ kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con; mở lớp dạy tiếng Anh cho bọn trẻ; chỉ cho họ biết bạn cần gì qua dịch vụ home-stay… Hay giản dị hơn, hãy cứ đến và thưởng ngoạn vô tư lự, để những đồng tiền của bạn sẽ đem lại bữa cơm có thịt, có cá cho đồng bào Sa Pa.
Theo aFamily.vn/Pháp Luật Xã Hội
 

HAICON

Xe điện
Biển số
OF-57080
Ngày cấp bằng
17/2/10
Số km
3,323
Động cơ
479,196 Mã lực
Em chụp ảnh họ nói rõ 10 khìn. So ra rẻ hơn mấy anh Tây.
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực
Độ xe thế này mới là độ nè! =))
[YOUTUBE]z5ySPueiQ-A[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,129
Động cơ
493,084 Mã lực
Chúc các cụ một giáng sinh vui vẻ :)

 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,953
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Giáng sinh an lành nhé các cụ!
 

haivd

Xe buýt
Biển số
OF-35719
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
628
Động cơ
479,360 Mã lực
May cho Cụ Bút, nếu ăn xong chả buồn ngắm nữa :))
 

haivd

Xe buýt
Biển số
OF-35719
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
628
Động cơ
479,360 Mã lực
Merry Chistmas and Happy new year
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực
Chúc mọi người giáng sinh vui vẻ! :-bd
Cây thông Noel và bài học về hạnh phúc

Chúc mừng Giáng Sinh.

Enrty này thân mến tặng các bạn đã gửi lời chúc Merry Christmas tới hang Cua cùng các bạn đọc. Chúc các bạn đón mùa Giáng Sinh an lành và năm mới 2014 tràn đầy hạnh phúc.
Mấy năm đầu sang Mỹ, lũ trẻ toàn hỏi, sao nhà mình không có Chrismas Tree – Cây thông Noel. Chả là lúc lớp mẫu giáo hay lớp 1, lớp 2, chúng nghe nói dưới cây thông có quà của Santa gửi vào lúc nửa đêm.

Nhà ít tiền nên mẹ chúng nhặt ở đâu một cây thông bé, bằng nhựa, mang về treo cái tất đỏ, dưới gốc để mấy gói quà. Treo đèn, vài quả cầu lấp lánh, rồi bật điện, chúng reo hò, sướng cả tuần. Sáng sớm bọn trẻ đã dậy, tìm trong tất để xem quà của mình đâu.
Năm nay cũng rủ đi mua thông thì các bố ấy chán, chắc lớn rồi nên chẳng quan tâm nữa. Bảo Bin, mua cây thông thì Santa mới để quà dưới gốc. Bố ta phán một câu xanh rờn, Santa là fake one – ông già ấy làm gì có trên đời.
Nhưng sợ các cháu mải chơi game nên tôi rủ đi bằng được. Ra phía Leesburg cách nhà khoảng 30km, biết có mấy nơi bán thông từ North Carolina. Những cây thông nhỏ cao hơn 1 mét trồng mất khoảng 7-10 năm, tùy độ cao, ở vùng đất khô cằn, như dân ta nuôi gốc đào, gốc mai.
Trang trại của một nông dân Mỹ. Ảnh: HM

Tới Potomac Vegetable Farm ngay cạnh tỉnh lộ Leesburg, trang trại của một gia đình nông dân, rộng khoảng vài hecta, cây cối mọc tự nhiên như rừng. Họ nuôi gà, vịt, thỏ và trồng rau sạch. Ông chủ ra chào rất niềm nở, giới thiệu các loại nông sản trồng được.
Có một bạn trẻ trông vẻ rất tri thức ra giới thiệu về thông. Hóa ra thông có rất nhiều loại khác nhau. Có loại thơm, có loại không thơm, loại lá dầy, lá mỏng. Anh giải thích rất cặn kẽ, thông mọc trên đất cằn nên tích nhựa rất lâu, nụ hoa chưa nở là nguồn hương.
Vặt một nụ nhỏ, bóp bóp nhẹ, anh cho tôi ngửi, đúng là thơm nồng thật, nếu để trong nhà, hương có thể tỏa cả tháng. Dưới ánh nến, đèn sáng mờ ảo, lò sưởi ấm, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa, cây thông tỏa hương, với chén rượu vang ngồi cùng bè bạn, giấc mơ Mỹ đó, anh ạ.
Tôi hỏi, làm thế này có phá môi trường không. Anh giải thích, rừng có thể giữ nhiều cách. Có cách không bao giờ khai thác, để tự nhiên vài thế kỷ. Nhưng có những nơi cần quay vòng vốn. Dân theo đạo Thiên chúa thích cây Noel, nếu là cây thật càng thích. Cây dùng xong, họ mang đến một chỗ qui định hoặc bên thu rác cho vào nghiền vụn và mang bán cho sản xuất đồ gỗ, giấy, chẳng vứt đi cái gì.
Anh là tình nguyện viên đến làm ở cửa hàng cho bác nông dân trong 3 tiếng, vì bán được, anh cũng đóng góp công cho từ thiện. Anh khoe khu trang trại về mùa hè có bán gà running – chạy bộ. Thả gà, ai mua con nào, tự đi mà bắt và trả tiền, tự làm thịt cũng OK, mà thuê chủ nhà cũng được.
Anh cười vui kể, nhìn ai ôm con gà, biết ngay là thuở nhỏ được sống ở môi trường nào. Trẻ nhà quê bắt con gà rất nhanh, tóm chân, cầm cánh, cho vào bao tải như chơi. Mấy cậu thành phố lóng ngóng, bóp cổ gà chết luôn. Nghe anh ấy PR, muốn quay lại vào mùa hè xem sao.
Nụ thông thơm ngát. Ảnh: HM

Nghe cả chủ lẫn người tình nguyện viên nói hay quá, tôi chọn cây bé nhất, giá 50$, bác chủ giảm cho 20% và thông báo gia đình tôi cũng góp từ thiện cho các cháu gái nghèo trên thế giới. Nói rồi bác chỉ ra bảng có dán mấy cái ảnh ở mấy nước xa xôi.
Tôi dừng lại nói chuyện rất lâu, hỏi tại sao có cây Giáng Sinh, sao lại là cây thông. Anh kể khá chi tiết vài tích, trong đó tích dưới đây có trong Wiki thích nhất.
Tương truyền, một lần Martin Luther, nhà truyền đạo người Đức ở thế kỷ 15, dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Luther thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.
Khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.
Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu. Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến từ đó.
Quay lại chuyện với bác nông dân. Ở ngay cạnh đường nhộn nhịp, thế mà bác vẫn sống như ở quê, nhà cửa bình thường, bên cạnh là khu nhà sang trọng. Tôi hỏi đùa, có bán đất không. Bác bảo, đất này của gia đình không bao giờ bán nữa, ai mua cũng không được xây nhà.
Chả là khu nhà gần đó xây rất đẹp, nhưng cây xanh ít, nên chính quyền kiện những người chủ thầu vì không làm đúng như thiết kế là tỷ lệ cây xanh, đất công cộng và nhà cửa phải hài hòa.
Người chủ thầu định mua nốt mấy hecta này nhưng gia đình không bán vì ông bà đã sống mấy đời. Rất nhiều người hỏi nhưng giá nào họ cũng lắc đầu dù trông gia đình không phải giầu có gì.
Tuy nhiên, qua vài lần đàm phán, chủ thầu mua quyền xây nhà. Nghĩa là gia đình vẫn sở hữu miếng đất, trồng cấy, chăn nuôi, nhưng không được xây cất gì nữa. Có tiền bác lại đầu tư và trang trại, nhà kính trồng rau. Mùa nào thức nấy, gia đình này cứ thế “tần tảo” nuôi nhau.
Dư đôi chút thì chia sẻ với người nghèo trên trái đất. Bán thông Noel để dành 25% tiền lãi làm từ thiện. Nếu khách mua là cả chủ lẫn khách đã đóng góp cho Santa để tặng quà trẻ thơ.
Tôi đùa, bán đất, kiếm vài triệu đô la, chẳng phải lo tiền nong tới cuối đời. Bác cười, anh hiểu nhầm về giấc mơ Mỹ. Người Mỹ như bác quan niệm hạnh phúc không phải có bao nhiêu tiền, được sống trong ngôi nhà rộng mông mênh. Mà bác cho rằng, hạnh phúc là biết chia sẻ và được chia sẻ.
Bán quyền xây nhà cho khu dân cư bên cạnh để đảm bảo rằng con cháu hay chủ mới không bao giờ được xây nhà. Dân cư trong khu vực được hưởng môi trường xanh tươi bốn mùa, không còn chuyện nhà cửa san sát, môi trường bền vững của nước Mỹ có được là vì thế.
Mang về cho vào cái chậu nước chuyên để cây, gọi lũ trẻ ra treo đèn, trang trí và được cây thông xinh xinh. Vừa làm tôi vừa nghĩ ngợi về ông già Santa đi chia quà trong đêm Noel và những điều tôi nghe được trong lúc mua cây thông.
Hạnh phúc là được chia sẻ và chia sẻ, không phải là quyền cao chức trọng, có bao nhiêu tiền trong tài khoản và có bao nhiêu nhà cửa, và những thứ, những giá trị luôn tính bằng tiền. Có lẽ nước Mỹ mạnh là vì thế.
Bán thông Noel cho mục đích từ thiện tại trang trại. Ảnh: HM

Tôi nhớ câu chuyện đọc ở đâu đó. Một cô bé lấy tờ giấy đỏ của bố, bị bố mắng, tại sao lại lấy. Bé bảo, để gửi quà cho một người. Cháu xin mấy xu để ra bưu điện gửi. Ông bố lầu bầu, không vui, nhưng vẫn cho.
Tới ngày Noel, chính người bố nhận được gói quá gói bằng tờ giấy đỏ mà đứa con gái đã lấy. Mở gói quà, từ ngạc nhiên đến hơi giận dữ, ông hỏi, sao trong đó chẳng có gì. Đứa con gái nói, bố ơi, khi gửi quà, con đã hôn rất nhiều vào trong cái hộp đó.
Ngày nay trên thế giới ảo, có hàng tỷ gói quà ảo, lời chúc ảo được gửi đi. Có mấy ai biết được người gửi có hôn gió vào lời họ viết và người nhận có thấy được chút tình trong cái ảnh hay lời ca gửi gắm.
Chợt nhớ đến vài đô la từ thiện do bác nông dân Mỹ đã thuyết phục mỗi khách qua đường mua những cây thông từ North Carolina, hôm tới sẽ đến được gốc cây Giáng Sinh nào đó trên trái đất, trong cái tất đỏ là món quà, dù chẳng có tên tuổi, không lời chúc của chủ nhân.
Nhưng tôi tin, hộp quà ấy chứa bao nụ hôn và tình thương của những người gửi và người nhận thì cảm xúc hạnh phúc dâng trào. Và nhân loại vẫn tin ông già Santa có thật trên đời.
Hiệu Minh. Xmas 2013 Washington DC.
Thông trên đường Leesburg – Cua Times mua cây thứ 2 từ phải sang. Ảnh: HM

Hai bác nông dân đưa cây đi “đóng gói”. Ảnh: HM

 

akaoko

Xe buýt
Biển số
OF-152380
Ngày cấp bằng
11/8/12
Số km
519
Động cơ
360,590 Mã lực
Nơi ở
Huế
Merry Christmas cả nhà KCC
 

tomo

Xe tải
Biển số
OF-57495
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
393
Động cơ
450,849 Mã lực
Chúc cả nhà KCC Giáng sinh an lành

Năm mới Bình An, Hạnh Phúc
 

haivd

Xe buýt
Biển số
OF-35719
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
628
Động cơ
479,360 Mã lực
3B đê các cụ ơi
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực
Làm tý Super Sunday cho nó máu các cụ ơi :D
[YOUTUBE]e7ykjOlWOBg[/YOUTUBE]
 

haivd

Xe buýt
Biển số
OF-35719
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
628
Động cơ
479,360 Mã lực
Chúc cả nhà KCC năm mới 2014 nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui.
 

akaoko

Xe buýt
Biển số
OF-152380
Ngày cấp bằng
11/8/12
Số km
519
Động cơ
360,590 Mã lực
Nơi ở
Huế
Happy New Year 2014 cả nhà Kem
 

Orient Sea

Xe điện
Biển số
OF-24183
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
3,258
Động cơ
524,530 Mã lực
Chúc cả nhà Kem một năm mới vui vẻ, an lành!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top