[Funland] Quân đội nào nhiều chiến công oanh liệt nhất?

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Cụ vật nhau với con rận rồ Nga đó làm gì , bên TTVNOL em vật chán rồi ( giả khựa, giả mẽo, giả ngố ) .
nếu tớ không nhầm thì cụ chính là huyphongssi hay huyphongvvs bên đó đúng không?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
chắc là vậy rùi lịch sử vài ngàn năm chống tàu chỉ 1 lời nói của m là mất nước ^^ cái gì mà bát kỳ
đọc đi mà ngẫm
còn non và xanh lắm
Đây là một trong vài tài liệu hiếm hoi của sử nhà Thanh về Quang Trung và Gia Long. Bản dịch này của Hoàng Xuân Hãn dài ngót tám ngàn chữ (vừa bằng số quân của Tôn Sĩ Nghị năm xưa thực chiến phò trợ dòng dõi nhà Lê). Bài dài nhưng đáng đọc, để biết người ngoài họ nhìn vào Việt tộc tương tàn như nào.

Quang Trung và Gia Long cùng dựa vào uy thế của Càn Long. "Tân Nguyễn" và "cựu Nguyễn", cùng là Nguyễn cả, nhưng đều vu cho nhau là "Ngụy", và lại là đại cừu thù của nhau, ta còn thì mi phải mất.

Người Việt thật lạ lùng: với ngoại bang thì sẵn sàng rộng lượng bỏ qua thù hận để tay bắt mặt mừng, làm bạn với tất cả; nhưng với người cùng chủng tộc thì quyết ăn thua đủ, nửa bước không khoan nhượng, hỡi ôi!
_________________________________________________________

VIỆT THANH CHIẾN SỬ
Theo NGỤY NGUYÊN – một sử gia Trung quốc đời Thanh
(“Càn Long chinh vũ An Nam ký” – năm Đạo Quang thứ 22, tức 1482)
Bài của Hoàng Xuân Hãn trên Tập san Sử Địa số 9 & 10 - Đặc khảo về Quang Trung), Saigon 1968.
__________________________________________________________

Cuộc Việt Thanh giao chiến cách nay chưa lâu, nhưng những tài liệu thư tịch liên quan đến không thấy mấy.

Ban đầu, những sử gia Việt viết chuyện Tây Sơn chỉ biết những tài liệu Việt: hoặc chính sử như “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”; hoặc ngoại sử như “Lê Quý ký sự”, “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Nhưng xét sử mọi cuộc chiến tranh, còn có phần chắc tìm được tài liệu ở đối phương. Mà sự ấy rất cần, vì kẻ biên chép ở phe nào thường bênh vực phe ấy. Chỉ theo một bên thì hay trở nên tây vị. Trong cuộc Việt Thanh giao chiến, Quang Trung đã lập một vũ công đặc biệt, mà mọi sử sách ta, tuy là do những kẻ phò kẻ nội địch là Nguyễn Ánh viết nên, đều ca ngợi. Nhưng giá như không có tài liệu do người Thanh hoặc kẻ bàng quan khẳng nhận, thì độc giả ngày nay có lý để nghi ngờ. Vì những lẽ ấy, ta nên và cần tìm những sử liệu đời Thanh liên quan với cuộc chiến tranh ấy.

Tôi từng nghĩ rằng những sử liệu ấy chắc có nhiều. trong thu thập tài liệu về Quang Trung, tôi đã để ý đến bộ sách khổng lồ là “Đại Thanh thực lục”(1) và một bộ sử chép riêng về việc binh nhà Thanh, là “Thánh vũ ký”. Tôi đã từng nhắc qua đến các tài liệu ấy trong bài “Ngày giờ Quang Trung mất” đăng trong báo Dư Luận ở Hà Nội 1946, số 28, và trích in lại trong sách “La Sơn phu tử” trang 156.

Sự thật là: cho đến ngày nay, tài liệu Trung còn thấy ít. Ngoài hai nguồn đã nói trên, có tác phẩm đặc biệt mà sử gia Trần Văn Giáp năm 1954 đã thấy ở Quốc lập đồ thư quán ở Bắc Kinh: ấy là sách “Quân doanh kỷ lược”, bút ký của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị, sách viết tay gồm ba quyển (theo Văn Tân dẫn trong sách “Cách mạng Tây Sơn” xuất bản tại Hà Nội năm 1958). Tác giả tên là Trần Nguyên Nhiếp.

Gần đây các sử gia tại Hà Nội đã khai thác nhiều hai sách “Quân doanh kỷ lược” và “Thánh vũ ký” trong những sách kể chuyện Tây Sơn (“Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” soạn bởi Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, Hà Nội 1966; Văn Tân ngoài sách đã dẫn trên mới soạn “Nguyễn Huệ - con người và sự nghiệp”, Hà Nội 1967).

Giá trị độc đáo của “Quân doanh kỷ lược” thì không cần bàn, nhất là bản viết còn lại có tự đời Càn Long. Còn giá trị của “Thánh vũ ký” ra sao, thì hai tác giả sách “Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” vừa dẫn trên, là kẻ đã dùng nó nhiều, không bàn đến trong tác phẩm của các ông ấy.

Sau đây sẽ phiên dịch hoàn toàn bài “Càn Long chinh vũ An Nam ký”, một thiên nhỏ trong 55 thiên của sách “Thánh vũ ký”. Tôi cũng sẽ giới thiệu qua tác giả Ngụy Nguyên, và thử đánh giá về phương diện sử học cái thiên tôi sẽ dịch.

Ngụy Nguyên tự Mặc Thâm, người huyện Thiệu Dương tỉnh Hồ Nam. Sinh năm 1794. Đậu tiến sĩ, làm quan đến chức tri châu Cao Bưu thuộc tỉnh Giang Tô. Sách “Từ nguyên” chép như trên và cho biết thêm rằng ông thuộc nhiều chuyện xưa, rất lưu tâm đến thời sự, có soạn những sách “Hải quốc đồ chí” và “Thánh vũ ký”(2).

Trong bài tựa cuối sách này, Ngụy Nguyên tự giới thiệu và trỏ qua lai lịch sự soạn sách ấy:

“Ở phía nam miền Kinh-Sở (tức tỉnh Hồ Nam), có tên dân đã chứa chất nhiều ơn. Sinh một năm trước lúc Càn Long đánh rợ Miên ở vùng Sở (năm Càn Long thứ 60, tức 1795 - theo quyển 7, trang 44). Trung canh (lên 15 tuổi?) vào năm Gia Khánh thứ 18 (1813), là năm dẹp yên giặc ở Kỳ Phụ, mới đi thi ở kinh sư. Lại đến năm Đạo Quang đánh dân Hồi ở Tân Cương (Đạo Quang thứ 5, 1825. Theo quyển 4, trang 48), mới bắt đầu làm quan ở kinh sư.

“Kinh sư là cái bể chuyện xưa. Tôi được mượn đọc những sách công ở Sử quán và Bí các, các sách của đại sĩ phu tư gia biên chép cùng các truyền thuyết của các cố lão nữa. Nhờ đó, một số việc lớn xảy ra sau năm tôi sinh, và vài mươi việc lớn có từ trước khi tôi sinh ngược lên cho đến ban đầu nước (nhà Thanh), thấy lỗi lạc trước tai mắt, nghe mênh mông trong ngực bụng. Suy trở lại đến thịnh suy của sức dân, sức vật, đến đầu đuôi tiến thoái thêm bớt của nhân tài, phong tục.

“Mãi về sau, khi tôi ở miền Giang Hoài (trỏ châu Dương, châu Cao Bưu là nơi nhậm chức), các việc biến động ở mặt bể dồn dập tới (vụ thủy quân Anh uy hiếp Trung quốc để nhập cảng thuốc phiện, đánh Thượng Hải, ép ký hòa ước Nam Kinh năm 1842). Tức giận xúc động đến những điều tàng trữ trong lòng, bèn đem hết những biên ký từng giấu trong hòm, bày ra thành thứ tự ngang dọc, ruổi đi quay lại nhiều lần. Trước hết đem ra những biên ký chuyên về việc binh, và những thiên chép điều từng bàn luận, sắp thành 14 quyển, cộng hơn bốn mươi vạn chữ…”.

Trên đây là lời tựa Ngụy Nguyên viết năm Đạo Quang thứ 22 (1942) tại Giang đô, tức là Dương Châu, trên sông đào Vận Hà ở Giang Tô, nhằm vào Nam, quốc sỉ mối đầu của cuộc ngoại xâm.

Qua lời trên, ta biết rằng Ngụy Nguyên sinh vào năm 1794, bốn năm sau việc Thanh Việt giao chiến. Năm 32 tuổi mới làm quan ở Bắc Kinh, có lẽ ở Sử quán, hoặc Bí các. Theo lạc khoản sau bài tựa thì năm 1842, y tự xưng là “Nội các trung thư xá nhân”. Chắc đó là hàm của những viên tòng sự trung cấp ở Bí các.

Nguyên tính thích khảo cổ, lòng lo thời sự; lại được làm việc ở giữa “bể chuyện cũ”. Vậy ta không ngạc nhiên khi biết y sưu tầm thư tịch, quan thư, chép về triều Thanh, rồi trữ cất trong hòm mà theo hoạn lộ của một viên quan nhỏ. Ba bốn năm sau, khi đã ngoại nhậm vùng Giang Tô, không xa Nam Kinh, Thượng Hải, thì họa đế quốc thực dân da trắng bắt đầu thực hiện ở bể Đông. Thấy binh lực nước nhà yếu ớt, các vũ tướng vô tài, y bèn phẫn nộ, mới đem những điều ghi chép ra mà soạn thành sách “Thánh vũ ký” này.

Phàm các chuyện chép trong sách ấy, tác giả không những chỉ ghi các điều tiết, mà còn vạch rõ nguyên nhân, tóm tắt những việc trước liên quan, cuối cùng thường có nghị luận, giải thích lẽ được thua; chỉ trích, phê bình và nói những điều đáng lẽ trước nên làm. Bốn quyển cuối cùng để riêng bàn các chiến lược. Nói tóm lại, Ngụy Nguyên là một sử gia biết trọng sự sưu tầm. Nhưng cũng là một nhà phê bình thời sự, có phần khó tránh chủ quan.

Nói riêng về việc Việt Thanh giao chiến, thì cái đầu đề “Càn Long chinh vũ An Nam ký” tỏ rõ tính chủ quan của tất cả các sử gia Trung quốc đối với nước ta. Nhưng ta cũng nhận thấy rằng, Ngụy Nguyên đã không bịa những chi tiết ghi trong thời đó. Rõ ràng, y đã nhận sự thất bại nặng nề của quân nước mình, nhưng đã không bỏ cuộc dụng binh này ngoài “Thánh vũ ký”, là cách soạn để tán dương và kích thích lòng tự ái tự cường của quốc dân. Đó chứng rõ tích cách khá bàng quan của tác giả.

Nhưng Ngụy Nguyên cũng không chịu tỏ rõ các chi tiết sự thất bại của người mình. Vì vậy, bài ký chép rõ ràng những trận tấn công của quân Thanh trên đường Trấn Nam quan đến Thăng Long, mà trái lại không cho biết những tiểu tiết về trận Nguyễn Huệ phản công, ngoài câu “Giặc đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận”, dụng ý để giải thích sự bại trận của quân Thanh. Hoặc cho rằng Ngụy Nguyên không được biết những tiểu tiết ấy. Tôi nghĩ rằng y đã từng biết chuyện, nhưng cố ý bỏ qua. Đối với một kẻ sưu tầm việc cũ như Ngụy Nguyên, thì không lẽ một sách như “Quân doanh ký lược” của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị và những hồ sơ khác về Tôn Sĩ Nghị đã lọt ra ngoài con mắt.

Nói tóm lại, đối với cuôc Thanh Việt giao chiến, sách “Thánh vũ ký” đã ghi sự thật, nhưng cũng đã giấu một phần. tuy không phải là người trực kiến những biến cố xảy ra, nhưng tác giả đã dùng và dùng trực tiếp những tài liệu đồng thời với sự kiện.

Lại nói đến nguyên do sự Nguyễn Huệ chiếm đô nhà Lê, thì Ngụy Nguyên theo thuyết rằng Trịnh Nguyễn tranh giành, nên Trịnh mưu với anh em Tây Sơn mà đánh Nguyễn. sự đồng mưu kia chắc không có, nhưng khi Hoàng Ngũ Phúc lấy xong Phú Xuân, chúa định sai Phan Huy Ích vào Quảng Nam phong cho Nhạc tước Cung quận công (1775 - xem “Chinh phụ ngâm bị khảo” trang 49), sự ấy có thể làm cho kẻ ở xa hiểu lầm.

Những điều ghi về khoảng sau năm Thanh Việt giao chiến đáng được chú ý hơn: chuyện tàu Anh bị nhử vào trong sông “Phú Lương” rồi bị phục kích (trang 52b - trong lời dịch, tôi gọi là phần phụ), và chuyện Tây Sơn dùng quân Tàu Ô cướp vùng Phúc Kiến, Quảng Đông.

Về việc đầu, tôi chưa biết là có hay không, và chỗ xuất xứ. nhưng tôi nghĩ có lẽ tác giả đã khuếch trương một sự kiện nhỏ, cuộc xô xát đụng chạm của tàu buôn với tàu tuần của ta, sự kiện mà người Thanh lấy làm thích thú, vì họ đương bị tàu Anh uy hiếp.

Về chuyện thứ hai thì trong sử nước ta đã từng biên chép vài điểm. nhưng trong bài này, tôi không mục đích so sánh sách “Thánh vũ ký” và các sách khác. Tôi chỉ chú ý giới thiệu mà thôi.

Thiên “Gia Khánh đông nam Tĩnh hải ký” (quyển 8 trang 36) chép khá dài về việc quân Tàu Ô được Tây Sơn cấp bằng, cấp thuyền để quấy miền Mân Việt. tôi cũng sẽ dịch đoạn đầu thiên ấy để bàng chú thiên kia.

Bản “Thánh vũ ký” tôi dùng mang tựa năm 1842 đã dẫn trên, nhưng ở mặt sau tờ thứ tư có lời dẫn thêm rằng: “Tập ký này, đang khi mặt bể không yên, người đời đọc nhiều; cho nên vừa làm vừa cho in, chưa kịp thẩm duyệt tinh tường. Hai năm sau, lại trùng đính ở Tô Châu. Rồi hai năm sau nữa lại trùng đính ở Dương Châu. Làm thành sách “Thánh vũ ký” trùng đính lần thứ ba. Đạo Quang năm thứ 26 (1846). Ngụy Nguyên viết tại lữ thứ Dương Châu”. Vậy bản ấy thật là bản 1846, “tân tăng hiệu đối vô ngoa” như nhà tàng bản Cổ Vi đường đã đề vào bìa sách.

Trung Hoa thư cục ở Thượng Hải đã tái bản bằng thạch bản. Các tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đã mách trong số tài liệu dùng, nhưng không chép in vào năm nào. Tùng san “Tiểu phương hồ địa dư”, có tái bản thiên “Càn Long chinh vũ An Nam ký”, nhưng bỏ hai chữ Càn Long và phần phụ chú cuối cùng.

Trong tùng thư ấy còn có thiên “Chinh An Nam kỷ lược” (trang 122, quyển 10), tác giả là Sư Phạm, người Triệu Châu, có lẽ là bộ hạ của Phú Cương, tổng đốc Vân Quý. Thiên này ngắn. Chắc vì đạo quân Vân Nam không dự trận nào, cho nên tác giả hầu như không biết chi tiết nào về đoàn quân Quảng Tây.

Tuy vậy, Sư Phạm đã cho biết một vài điều thêm, ví như: lai lịch sự Tây Sơn đánh Bắc Hà mà ta thấy chép trong “Thánh vũ ký” là theo lời khai của một tôi nhà Lê chạy sang Vân Nam trả lời câu hỏi của viên tổng đốc Phú Cương. Lại cho biết rõ tên gia quyến vua Chiêu thống chạy sang vùng khai hóa. Tôi sẽ có dịp nói đến bài kỷ lược này.

Sau đây, là bản dịch nguyên văn thiên “Càn Long chinh vũ An Nam ký”. Tôi đã dịch rất sát từng chữ, có hiệu đính vài chữ sai, nhưng khi nào cũng ghi nguyên văn. Hán văn rất giản tiệp; cho nên nếu cần, tôi đã ghi thêm một vài chữ để cho rõ nghĩa. Chữ ấy để trong dấu ngoặc (…).

Về chú thích, có loại vốn của nguyên văn; tôi dịch và viết: (nguyên chú), nghĩa là nguyên chú là… Còn ngoại chú thì phần lớn cốt để giải thích vắn tắt cho độc giả dễ hiểu ý văn. Trong trường hợp ấy, tôi dùng ký hiệu (.). tôi chỉ dùng cước chú trong rất ít trường hợp: có đánh con số làm mồi. Cước chú dùng để thêm ý mới. Tôi ít dùng cước chú, trái với các tác giả khác, vì nó buộc độc giả gián đoạn sự đọc nhiều quá.
Khi nào tôi chữa một vài chữ chắc sai trong nguyên văn, thì tôi có ghi sự ấy trong dấu hiệu (nguyên văn).
_________

Chú thích:

(1) “Đại Thanh thực lục” được Nhật Bản xuất bản sau khi lập nước Mãn Châu. Bộ sách rất to, in rất đẹp và cẩn thận, nhưng chắc rất ít bản. trong hồi Nhật quân còn đóng ở Hà Nội, tôi đã đọc một vài đoạn.

(2) Tác phẩm của Ngụy Nguyên chắc còn nhiều. Một thiên nhỏ trong tùng san “Tiểu phương hồ dư địa”, đề là “Việt Nam cương vực khảo” và chú: Thiệu Dương Ngụy Nguyên lục (trang 88 quyển 10).

* * * * * * *

CÀN LONG CHINH VŨ AN NAM KÝ
(Bài ghi việc việc đánh dẹp An Nam đời Càn Long)
Tác giả: Ngụy Nguyên 魏源
Trích từ sách THÁNH VŨ KÝ 聖武記, quyển thứ sáu, từ trang 45 đến trang 53).

DỊCH

Từ đời Minh đến nay, họ Lê nối đời làm vương nước An Nam. Năm Thuận Trị thứ 16 (1660), quân nhà vua (Thanh) dẹp yên Vân Nam, quốc vương Lê Duy Đề 黎維禔 (tên giả của Lê Thần tông) sai sứ đến quân doanh.

Năm Khang Hy thứ 5 (1666), trả lại sắc, ấn đã nhận của vua Quế vương nhà Minh ban cho (vua cuối nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch). Chiếu phong Duy Hỷ 維禧 (tên giả Lê Huyền tông) làm An Nam quốc vương. Bấy giờ Mạc Nguyên Thanh (tên giả của Kính Vụ) còn đóng giữ Cao Bằng, cũng được ban chức đô thống sứ, nhiều lần gây việc đánh quấy.

Năm (Khang Hy) thứ 6 (1667), Lê Duy Hỷ đánh úp Cao Bằng, Mạc Nguyên Thanh đem ba nghìn người chạy sang Vân Nam. Năm thứ 7 (1668), triều đình dỗ họ Lê đem bốn châu thuộc Cao Bằng trả cho Nguyên Thanh (Nguyên văn: đem châu Tứ 州泗 thuộc Cao Bằng). Năm thứ 13 (1674), Ngô Tam Quế (tướng Thanh, làm tổng đốc Vân Nam) phản. Duy Hỷ nhân dịp lại đánh lấy Cao Bằng (thật ra là Lê Hy tông, Vĩnh Trị thứ 2, 1696). Bấy giờ, đất An Nam hoàn toàn về tay họ Lê.

Từ đó, xin sáu năm hai lễ cống cùng dâng một lúc (xem Tập san Sử Địa số 6, trang 5). Truyền sáu đời đến Duy Đoan (tên giả Lê Hiển tông, xem Sử Địa số 6, trang 143) thì có loạn họ Nguyễn (Tây Sơn).

Xưa, trong đời Gia Tĩnh, An Nam bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Quốc vương Duy Huệ 維譓 (tên giả Lê Trang tông?) chạy giữ Thanh Hóa. Đến đời cháu, Duy Đàm 維潭 (Lê Thế tông) phá Mạc, lấy lại nước. Thật là công của Trịnh Ức 鄭檍 (tên giả Trịnh Kiểm), Nguyễn (Kim – nguyên văn bỏ trống tên), bầy tôi lâu đời làm tả hữu phụ chính. Sau, hữu phụ chính (phó phụ chính) họ Trịnh nhân dịp Nguyễn chết để con côi trẻ, bèn kiêm giữ chức tả phụ chính, chuyên quyền coi việc nước; rồi đẩy họ Nguyễn đi ở Thuận Hóa, gọi là Quảng Nam vương. Vì đó mà Nguyễn Trịnh đời đời cừu thù nhau và gây sự đánh nhau.

Đến Lê Duy Đoan, quyền càng rơi xuống kẻ dưới, chỉ giữ doanh phủ mình mà thôi. Đống 棟 (tên giả Trịnh Sum) bèn giết thế tử (Duy Vỹ, con vua Cảnh Hưng), chiếm ấn vàng, có ý cướp ngôi. Nhưng sợ sức mạnh Quảng Nam, bèn dỗ thổ tù ở đó là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cùng nhau đánh diệt Quảng Nam vương ở Phú Xuân. Nguyễn Huệ tự xưng Thái Đức vương (nguyên văn). Trịnh Đống tự xưng Trịnh Tĩnh vương. Hai bên chống nhau. Vua Lê không làm thế nào được.

Chỗ An Nam đóng đô là Đông kinh, tức trị sở đô hộ đời Đường. Mà lấy hai đạo Quảng Nam và Thuận Hóa làm Tây kinh (nguyên văn), tức là đất Nhật Nam và Cửu Chân xưa (nguyên văn, có lẽ đã lầm Thanh Hoa ra Thuận Hóa), đất cách bởi cửa bể; đã lâu đời bị họ Nguyễn ở Quảng Nam cắt tách và chiếm đóng, quân mạnh hơn nước An Nam.

Năm Càn Long thứ 51 (1786), Trịnh Đống chết (nguyên văn: Trịnh Sum mất năm 1782, Trịnh Khải mất năm 1786), con là Trịnh Tông (Khải) và Trịnh Cán gầm ghè nhau. Cán sai bầy tôi là Cống Chỉnh, đi xin quân Quảng Nam để diệt Tông. Từ đó, họ Nguyễn (Tây Sơn) lại chuyển chiếm nước. Lê Duy Đoan lấy hai quận (Thanh Hoa và Nghệ An) thưởng cho. Lại đem con gái gả cho nữa.

Năm sau, Duy Đoan mất, tự tôn (cháu nối ngôi) là Duy Kỳ được lập. Nguyễn Huệ lấy hết voi để chở của cải quý báu về Quảng Nam; sai Cống Chỉnh ở lại giữ đô thành. Cống Chỉnh lo phò Lê cự Nguyễn, bèn lấy vương mệnh đem quân cướp lại năm mươi voi. Rồi Nguyễn Nhạc ở Quảng Nam cũng đòi choán lấy của chở về.

Nguyễn Huệ về sửa thành trì ở lũy Phú Xuân. Rồi sai tướng Nguyễn Nhậm 阮任 (Vũ Văn Nhậm) đem vài vạn quân đánh Cống Chỉnh ở quốc đô, Chỉnh chết trận. Duy Kỳ bỏ trốn mất. Nguyễn Nhậm bèn chiếm giữ Đông kinh. Bốn bề giữ nơi hiểm yếu, cũng có chí làm vương.

Năm (Càn Long) thứ 53 (1788), mùa hè, Nguyễn Huệ lại đem binh giết Nhậm ở kinh nhà Lê, rồi mời Duy Kỳ trở lại lên ngôi. Duy Kỳ biết nó khó lường, không dám ra. Huệ biết rằng dân tâm không theo mình, bèn phá cung vua, bắt con trai, con gái, lấy ngọc, lụa đem theo thuyền về Phú Xuân. Để lại ba nghìn quân giữ kinh nhà Lê.

Có viên coi phủ Cao Bằng, Nguyễn Huy Túc dìu mẹ và tự tôn(1) với hai trăm họ hàng (nhà Lê) qua Cao Bằng, xuống thuyền trốn xa, đến khe Bạc Nậm 博淰 là con sông ranh giới Long Châu thuộc phủ Thái Bình, liều chết qua sông lên bờ bắc. Ai không kịp qua sông đều bị quân đuổi theo đến bờ nam giết hết.

Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, tuần vũ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh 孫永清 trước sau đều tâu việc ấy, và nói: “Đuổi đi hoặc cầm lại, cho đất hay chiếm đất, xin theo mệnh bề trên”. Hoàng thượng nghị rằng: “Họ Lê giữ đất phên giậu và vâng theo lễ cống hơn trăm năm nay. (Ta) không thèm nhân nó nạn mà lấy đất nó làm lợi cho ta. Nên đem quân hỏi tội. Để dấy cái dứt, nối cái đứt. Trước hãy để họ hàng nó ở lại phủ Nam Ninh, sai các bồi thần nó, bọn Lê Quýnh, Nguyễn Đình Mai về nước, mật báo cho tự tôn”.

Đất An Nam, phía đông giáp bể, phía tây giáp Lão Qua, phía nam cách Chiêm Thành bằng bể (đường đi lại), phía bắc liền với Quảng Tây và Vân Nam. Đông tây hơn 1.700 dặm, nam bắc 2.800 dặm. Có 52 phủ, trong số đó, 12 phủ có thổ ty ở. Thật chỉ có 40 phủ mà thôi, góp lại chia làm 13 đạo. Bấy giờ chưa bị chiếm, còn đạo Thanh Hoa có 4 phủ 15 huyện; đạo Tuyên Quang có 3 châu 1 huyện; đạo Hưng Hóa có 10 châu 2 huyện. Lại có lộ (đạo) phần cao chưa bị chiếm mà phần thấp đã bị chiếm: đạo (Nghệ) An còn 4 phủ 12 huyện; đạo Sơn Tây còn 5 phủ 24 huyện; đạo Kinh Bắc còn 3 châu 8 huyện. Những lộ mà phần cao đã bị chiếm mà phần thấp chưa bị chiếm có đạo Sơn Nam còn 9 phủ 36 huyện; đạo Hải Dương còn 4 phủ 19 huyện. Chỉ hai đạo Quảng Nam và Thuận Hóa vốn là sào huyệt họ Nguyễn (nguyên văn không phân biệt rõ ràng hai họ Nguyễn). Và chiếm giữ hai đạo: Cao Bằng (nguyên chú: 1 phủ 4 châu), Lạng Sơn (nguyên chú: 1 phủ 7 huyện) để ngăn át nội địa.

Vua sai Tôn Sĩ Nghị đưa hịch cho các lộ ở An Nam, bày tỏ sự thuận nghịch, bảo sớm phải quay về đường chính. Bấy giờ em Duy Kỳ là Duy Tụ 維袖, Duy Chỉ 維祉 đều chạy lánh nạn. Duy Tụ chết ở Tuyên Quang (bị Hoàng Văn Đồng phản năm 1788). Duy Chỉ qua xưởng Ba Bồng 波蓬 thuộc Kinh Bắc tới xin đầu. Tôn Sĩ Nghị thấy Duy Chỉ có tài khí, muốn bảo tạm coi việc nước. Vua lo rằng ngày sau hai anh em sẽ hiềm nghi nhau, cho nên không cho phép. Bèn sai Sầm Nghi Đống 岑宜棟 là thổ quan Điền Châu giúp đưa Duy Chỉ ra cửa quan (vào An Nam) hiệu triệu nghĩa binh.

Gặp lúc bọn Nguyễn Đình Mai đem thư tự tôn trả lời vừa tới nơi, xin chuyển tâu lên. Từ ấy, các thổ ty nước An Nam và quan dân các châu chưa bị chiếm đua nhau bắt trói ngụy đảng, hiến địa đồ. Vả lại vài vạn nghĩa dũng thuộc các xưởng ở ngoài cửa quan đều xin cấp lương, tập luyện, xin làm hướng đạo.

Bấy giờ, anh em Nguyễn Huệ cũng gõ cửa quan xin cống, đem tờ biểu của thần dân trong nước đến, nói rằng: “Lê Duy Kỳ thì không biết còn hay mất, xin lập con vua cũ Duy Đoan là Ông Hoàng Tư (nguyên văn bằng chữ Nôm) Duy Cẩn để coi việc nước; cùng rước mẫu phi về nước”. Vua biết rằng Nguyễn Huệ dối, Duy Kỳ (nguyên văn: Duy Đoan) ngu hèn, dễ đem giảo kế để hoãn binh. Bảo Tôn Sĩ Nghị nghiêm lời từ chối.

Đường tiến binh sang An Nam có ba: một là ra qua Trấn Nam quan thuộc Quảng Tây, ấy đường chính; hai là bởi Khâm Châu thuộc Quảng Đông qua bể tới núi Ô Lôi, đến phủ Hải Đông thuộc An Nam, đó là đường thuyền từ đời Đường về trước dùng; ba là bởi thác Hoa Liên ở huyện Mông Tự thuộc Vân Nam đi bộ tới sông Thao thuộc An Nam, ấy là đường Mộc Thạnh đời Minh xuất quân.

Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh đem một vạn quân Lưỡng Quảng ra cửa quan, lấy tám nghìn quân đi thẳng đánh thọc vào kinh đô, và hai nghìn trú tại Lạng Sơn để làm thanh viện.

Đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh 烏大經 đem tám nghìn quân ấy lấy đường qua cửa Mã Bạch 馬白 thuộc sảnh Khai Hóa, vượt sông Chúc vào cõi Giao Chỉ, đi 1.100 dặm sẽ tới trấn Tuyên Hóa (Tuyên Quang). So với đường cũ Mộc Thạnh đi thì khá gần hơn.

Tổng đốc Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu) Phú Cương 富綱 cũng xin đi. Vua nghĩ rằng một đạo quân không thể có hai súy, bèn bảo ở lại ngoài ranh đốc áp việc vận lương.

Cuối tháng mười, quân Lưỡng Quảng ra khỏi Nam quan.

Vua chiếu rằng: “Xứ An Nam sau khi loạn bị yếu mệt, không cung ứng nổi. Về việc tải lương trên nội địa (đất Thanh), dọc hai đường Việt (Quảng Đông) và Điền (Quảng Tây), hãy đặt điếm đài hơn bảy mươi sở”.

Quân nhà vua qua đâu, không quấy nhiễu một tý gì.

Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh qua Lạng Sơn rồi chia đường tiến quân (nguyên chú: Lạng Sơn tức là nơi đời Tống, Địch Thanh người Quảng Châu đã chiếm ải Côn Lôn). Tổng binh Thượng Duy Thăng 尚維昇, phó tướng Khánh Thành 慶成 cầm quân Quảng Tây. Tổng binh Trương Triều Long 張朝龍, Lý Hóa Long 李化龍 cầm quân Quảng Đông. Bấy giờ các thổ binh, nghĩa dũng theo đi. Tiếng rằng đại binh có vài chục vạn. Các đạo đều giữ các ải.

Giặc nghe bóng, chạy trốn biệt, chỉ ngăn giữ chỗ hiểm ở ba sông (Nhật Đức, Nguyệt Đức, Nhị. Nguyên văn: tam giang chi hiểm 三江之險) để cự lại.

Ngày 13 tháng 11, Thượng Duy Thăng, Khánh Thành đem một nghìn quân, đang trống canh năm, tới sông Thọ Xương (tức sông Nhật Đức). Giặc lui giữ bờ nam. Nhân thấy cầu phao bị cắt đứt, quân ta đều cưỡi bè qua thẳng lên bờ. Trong mù, giặc giết lẫn nhau. Quân ta bèn sang sông được cả, hết sức dày xéo, chém giết.

Trương Triều Long cũng đánh bại tướng của giặc.

Ngày 15, tiến quân đến sông Thị Cầu (Nguyệt Đức). Sông rộng. Vả bờ nam dựa vào núi, cao hơn bờ bắc. Giặc giữ chỗ hiểm, dàn súng. Quân ta không thể kết bè.

Các tướng nghĩ rằng hình thế sông cong queo, (khiến) giặc trông ra không thấy được xa. Bề ngoài, bèn chở tre gỗ, làm cầu phao, để tỏ rằng thế nào cũng qua sông (chỗ ấy). Rồi giấu hai nghìn quân ở thượng du (cách đó) hai mươi dặm, chỗ nước chảy chậm, lấy thuyền con đang đêm qua sông.

Ngày 17 (tháng 11) quân ta cưỡi bè áp bờ. Cầm cự với nhau đang sôi nổi, thì gặp khi quân từ thượng du đã vòng ra sau lưng giặc, nhân chỗ cao mà hét to, đánh xuống. Tiếng ran các hang núi. Giặc không biết vương sư từ đâu xuống, bèn tan rã chạy lùi.

Ngày 19 (tháng 11), tới sông Phú Lương (Nhị Hà. Thật ra tên Phú Lương là một khúc sông Cầu hay Nguyệt Đức). Sông này là sông ở ngoài cửa thành kinh đô của giặc. Giặc đẵn tre gỗ dọc sông, thu lượm các thuyền, rút về bờ bên kia. Nhưng xa trông hàng trận nó thì thấy không chỉnh. Biết rằng chúng không có chí cố giữ. Bèn tìm thuyền ở các bến cách xa đó, chở hơn trăm quân, ban đêm đến lòng sông, cướp được một chiến hạm. Bèn chở hơn hai trăm quân, Hứa Thế Hanh thân cầm quân qua sông. Lại cướp được hơn hai mươi thuyền nhỏ, thay phiên nhau chở hơn hai nghìn quân sang, chia ra mà đánh các doanh giặc. trong đêm, giặc không biện rõ (quân ta) nhiều hay ít, bèn tan rã. (Ta) đốt hơn mười chiếc tàu, bắt được vài mươi viên tổng binh, tước hầu, tước bá.

Sáng rõ, quân ta tất cả qua sông. Họ hàng nhà Lê, nhân dân cùng ra đón, cúi mình bên phía tả đường. Tôn Sĩ Nghị, Hứa Viết Hanh vào thành, tuyên ủy rồi ra.

Bọc (kinh) thành có lũy đất, cao không đến vài thước, trên trồng tre rậm. Phía trong có hai thành gạch, là chỗ quốc vương ở. Cung thất hoàn toàn bị hủy. Mà Lê Duy Kỳ trốn ở dân thôn; trống canh hai đêm ấy mới ra. Tới doanh yết kiến Tôn Sĩ Nghị, cúi đầu chín lần mà tạ mừng thắng trận.

Ban đầu, khi vương sư mới ra, vua lo lắng sau khi việc (dẹp giặc) xong, sự qua lại để sắc phong làm lâu mất thời giờ, đến đỗi vương sư trải sương nắng ở ngoài lâu, (cho nên) đã trước sai Lễ bộ đúc ấn, nội các soạn sách văn, gửi trạm đem tới quân doanh. Tôn Sĩ Nghị định đến ngày 22 thì tuyên chiếu sắc phong Lê Duy Kỳ làm An Nam quốc vương, và gấp báo cho Tôn Vĩnh Thanh đem gia thuộc (họ Lê) về nước.
Duy Kỳ dâng biểu tạ ơn, xin đến năm Càn Long thứ 55 91790) sẽ tới kinh chúc lễ vạn thọ tám mươi tuổi. Vua chiếu rằng: “Đợi khi nào xứ An Nam hoàn toàn yên, và Duy Kỳ có thể tự lập thì sẽ cho phép tới chầu”.

Về việc này, nhân lòng dân (thuộc chúa) cũ nhớ nhà Lê, và nhờ quân nghĩa dũng của các xưởng đi trước dẫn đường. Vả chăng, bọn Hứa Viết Hanh và hai họ Trương (nguyên văn: Hứa Viết Hanh nhị Trương đẳng 張等) đều là chiến tướng mới lập công ở Đài Loan về, mới có sự với hơn một vạn quân ruổi thẳng vào sâu, mà chưa chẵn tháng đã lấy được quốc đô. Còn quân của Ô Đại Kinh tại Vân Nam thì chưa đến nơi.

Chiếu phong Sĩ Nghị tước Nhất đẳng Mưu dũng công, Hứa Viết Hanh tước Nhất đẳng tử. Các tướng sĩ đều được thưởng kẻ ít người nhiều.

Bấy giờ Nguyễn Huệ đã trốn về sào huyệt. Tôn Sĩ Nghị tính việc đóng thuyền đuổi đánh. Tôn Vĩnh Thanh tâu rằng: “Quảng Nam xa cách đô họ Lê thêm hai nghìn dặm. Dùng quân một vạn người, thì đặt điếm lương cần mười vạn phu vận tải, cũng bằng từ Trấn Nam quan đến thành họ Lê”.

Vua nghĩ rằng: “An Nam bị tàn phá, trở nên trống không. Vả họ Lê nhiều đời đã ươn hèn. Dấy lên, mất đi, chưa biết chừng là vận số. Đã rằng đi đường xa, chở lương khó, thì không lẽ phí ngày giờ, nhọc quân lính để thay Lê đi lùng bắt giặc”. Vua chiếu bảo rút quân vào cửa quan.

Nhưng Tôn Sĩ Nghị tham lập công bắt Nguyễn. Quân không rút liền, mà lại khinh địch, không đặt phòng bị, sai các thổ binh, nghĩa dũng đi tản mác, để quân ở yên trong thành nhà Lê trong hơn tháng.

Họ Nguyễn dò biết thực hư. Cuối năm, dốc tất cả binh lực ra, lại đem quân đánh úp quốc đô. Thế mà quân ta còn tin lời nó nói dối là tới hàng, cứ êm đềm không biết gì sốt.

Ngày mồng một tháng giêng năm sau (Càn Long thứ 55, 1790), trong quân đặt tiệc rượu, bày cỗ nhạc. đang đêm thình lình có tin báo rằng quân Nguyễn tới đông. Bấy giờ mới thảng thốt ngăn địch.

Giặc đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận. Quân ta ít chống nhiều, không địch nổi. Trong đêm tối, tự dày xéo lẫn nhau.

Lê Duy Kỳ đem gia đình trốn trước. Quân Vân Nam (ở Sơn Tây) nghe tiếng súng dậy trời, cũng lui chạy.

Tôn Sĩ Nghị giành qua sông Phú Lương, rồi lập tức đẵn cầu phao để dứt với phía sau mình. Bởi vậy, quân ở bờ nam, đề đốc Hứa Thế Hanh, tổng binh Trương Triều Long trở xuống, quan, binh, phu dịch hơn vạn người đều bị chết đuối.

Sĩ Nghị chạy về Trấn Nam quan, đốt hoặc bỏ hết ngoài cửa quan lương thực, khí giới, thuốc súng vài mươi vạn (cân). Quân và ngựa trở về không đầy một nửa. Quân Vân Nam nhờ bầy tôi nhà Lê, Hoàng Văn Thông, hướng đạo trở về được hoàn toàn(2).

Mẹ con Lê Duy Kỳ lại tới xin đầu.

(Các việc ấy) được tâu lên. Vua nghĩ rằng: “Tôn Sĩ Nghị đã không rút quân về sớm. vả chăng Nguyễn Huệ đã thua mà trở lại, thì chắc rằng không phải (chỉ có) quân kết hợp lại trong chốc lát (mà thôi). Sao mà không trù bị, đến đỗi làm hỏng uy nước, tổn tướng sĩ”.

Ra lệnh cất chức y và bảo về kinh đợi tội. Lấy Phúc Khang An (nguyên văn: An Khang) thay.

Sau khi Nguyễn Huệ chiếm được An Nam, tự biết đã gieo vạ; rất sợ vương sư (trở sang) đánh dẹp. Vả vừa mới gây việc binh với Xiêm La. Sợ Xiêm La thừa hư ở phía sau. Gõ cửa quan, tạ tội xin hàng. Đổi tên ra Nguyễn Quang Bình 阮光平 (nguyên chú: Theo Minh sử, vua An Nam đều có hai tên; lấy một tên thờ Trung quốc, xưng bày trong biểu tấu).

Sai con anh, Quang Hiển, đem biểu vào cống. Nói rằng: “Giữ (đất) Quảng Nam đã chín đời. Đối với nước An Nam (nguyên văn sót chữ Nam) là địch quốc, chứ không phải là vua tôi. Vả (việc này) là chuyện các man dân đụng chạm tranh giành nhau, chứ đâu dám chống với Trung quốc. Xin năm sau thân hành tới chầu mặt ở kinh sư. Cùng nguyền sẽ lập miếu trong nước để thờ các tướng sĩ (Trung quốc) tử trận. Vả lại, nghe nói cống sứ Xiêm La sắp tới kinh, sợ chúng mưu mách tội lỗi. Xin thiên triều đừng nghe lời chúng”.

Trước sau, Phúc Khang An đem các việc ấy tâu lên.

Vua nghĩ rằng: “Duy Kỳ lại bỏ nước đi; cả sắc, ấn cũng không giữ được. Ấy là trời ghét họ Lê không hay bảo tồn tự lập. Mà Nguyễn Quang Bình đã xin thân hành tới chầu mặt, chứ không phải như họ Mạc ngày trước chỉ cống người vàng thay mình. Vả nước An Nam, từ đời Ngũ Quý đến nay, (các họ) Khúc (Thừa Mỹ), Kiều (Công Tiễn), Ngô, Đinh, Lý, Trần (nguyên văn sót Lê Hoàn), Lê, Mạc lần lượt nuốt lốm nhau. Đời trước đã từng chia đất nó thành quận huyện. (Nó) phản trắc không chừng. (Làm vậy) không đủ bớt sự lo ở bờ nam”. Bèn bằng lòng nghe lời tâu. Lê Duy Kỳ thì thưởng cho hàng tam phẩm, hiên (hiệu) cờ, an trí ở kinh sư.

Năm (Càn Long) thứ 55 (1790), Nguyễn Quang Bình tới chúc mừng. Thiết yến tại sơn trang ở Nhiệt Hà (nguyên văn chép như vậy, nhưng hình như người Thanh biết rằng đó là Quang Bình giả); được đặt dưới ban thân vương (bà con gần của vua) và trên ban quận vương. Ban mũ, đai. Nhận sắc phong rồi về.

Năm sau, đánh bại Lê Duy Chỉ (bị Hoàng Văn Đồng phản năm 1792) và quân nước Vạn Tượng. Tới dâng tin thắng trận.

Năm thứ 57 (1792), tháng ba (Quang Bình) mất (nguyên văn chép “tam nguyệt”; sự thật là vua Quang Trung mất ngày 19 tháng 7. Xem sách “La Sơn phu tử” trang 156, do Minh Tân xuất bản). Con là Quang Toản nối ngôi, tuổi lên mười lăm.

Vua nghĩ rằng: “Nước họ Nguyễn mới dựng, lòng người chưa định. Vả Nguyễn Nhạc còn ở Quảng Nam. Ngô Văn Sở cầm binh quyền từ lâu. Chúa trẻ, nước ngờ. Sợ có sự biến động. Đặc bảo Phúc Khang An (và) Vân Quý tổng đốc dự bị ở biên giới. Lại sai án sát sứ Thành Lâm 成林 (sang) dụ tế và dò thám trong nước chúng”. Thành Lâm (khi) trở về đem sự nước ấy bị xâu xé tâu lên. Bèn thôi.

Xưa, họ Nguyễn (chúa Nguyễn) đời đời làm vương ở Quảng Nam, lấy cảng Thuận Hóa làm cửa ngõ. Với Chiêm Thành, Xiêm La đều liền đất (dọc theo) bờ bể tây nam. Khi có thuyền buôn theo gió vào cảng ấy, nếu không gió tây thì không ra được, (chúng) bèn thu mất hàng hóa. Tức như chuyện thuyền buôn Trung quốc ngẫu nhiên vào, mà cũng tăng thuế lên gấp nửa. Vì vậy, thuyền buôn các nước Hồng mao, Xiêm La, Chiêm Thành, đều lấy sự tới cõi Quảng Nam làm kiêng.

Cha con Nguyễn Quang Bình dùng binh cướp nước (ấy). Của trong nước hư hao. Thuyền buôn không đến. Bèn sai hơn trăm chiếc Tàu Ô, mười hai viên tổng binh, lấy tiếng là tìm mua quân lương, đi chiêu tập nhiều tụi vong mạng dọc bờ bể Trung quốc. Lấy quan tước làm mồi nhử, cấp cho thuyền và khí giới, sai đưa đường vào cướp (các vùng) Mân (Phúc Kiến), Việt (Quảng Đông), Giang (Giang Tô), Chiết (Chiết Giang).

Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796: Cảnh Thịnh thứ 4), các tỉnh tâu rằng đã bắt được giặc biển, nhiều lần (thấy) có binh tướng An Nam và sắc ấn (An Nam) ban tước cho các tổng binh. Vua bảo tư (việc ấy) hỏi An Nam. Nó còn bảo quốc vương không biết chuyện sao? (nguyên văn: “Thượng bất vị quốc vương dự tri dã” 尚不謂國王預知也 nhưng chắc rằng phải đưa chữ “bất” xuống trước chữ “tri”. Xem lời dẫn).

Xiêm La đã cùng Quảng Nam tích oán. Gặp khi cháu họ ngoại nhà Lê (nguyên văn: Lê Thị Sanh) 甥 là vua Nông Nại 農耐 (Đồng Nai), Nguyễn Phúc Ánh (nguyên chú: vốn tên là Chủng, đây là tên đổi) chạy tới Xiêm La. Xiêm La lấy em gái gả cho, giúp cho binh, (bèn) khắc phục Nông Nại. Thế càng ngày càng mạnh. Họ Nguyễn gọi là cũ cùng với họ Nguyễn mới, nhiều lần đánh nhau; chiếm được đô cũ Phú Xuân (nguyên chú: Năm Gia Khánh thứ 9 [1804], tổng đốc Lưỡng Quảng, Uy Thập Bố tâu rằng thuyền rợ An Nam từ cảng Thuận Hóa mà vào Quỳnh [đảo Hải Nam]. Bể châu này đối diện với dọc xứ Thuận Hóa, ấy là cửa ngõ của Phú Xuân thuộc An Nam.

Phú Xuân là quốc đô nó. Xem đó thì Phú Xuân là Tây đô, chứ không phải Đông đô) bắt trói và dâng bọn giặc bể Mạc Phù Quan 莫扶觀. Chúng đều là gian dân Trung quốc, đã từng nhận tước Đông Hải vương và chức tổng binh của An Nam ban cho. (Phúc Ánh) lại dâng lên sắc phong và ấn vàng của Nguyễn Quang Toản, mà đã bắt được khi đánh lấy Phú Xuân(3).

Ấy vào năm Gia Khánh thứ tư (1799 – thật ra thì Quang Toản bỏ Phú Xuân năm 1801). Vua chiếu rằng: “Cha con họ Nguyễn làm tôi thờ thiên triều, (lại) chiêu nạp tụi bạn vong, nhóm gian, nhử trộm. Phụ ơn như thế, không (tội) gì lớn hơn. Nay quốc đô, sắc phong, ấn (đều) không giữ nổi. Sự diệt vong đã chắc nay mai. Đó tỏ rằng lẽ “khuynh phúc” (trời làm đổ cái gì đã nghiêng) không sai. Vậy sai tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh 吉慶 tới Trấn Nam quan, thúc binh giữ biên giới. Đợi khi nào Nguyễn Phúc Ánh lấy được toàn cõi An Nam thì sẽ tâu lên”.

Năm (Gia Khánh) thứ 7, tháng chạp (đầu năm 1803), Nguyễn Quang Ánh (đã) diệt được An Nam, sai sứ vào cống, bày tỏ trọn đầu đuôi sự gây binh, rằng ấy vì nhà Lê cũ mà phục thù. Đất Nông Nại ngày trước được phong, vốn xưa là đất Việt Thường (nguyên chú: Xét Minh sử, Chiêm Thành và Lão Qua là đất Việt Thường cũ, vậy thì Nông Nại phải liền đất với phía tây Quảng Nam). Nay lấy đất An Nam thêm vào. (Lòng) không quên đất đời đời đã giữ, (vậy) xin lấy tên Việt Nam gọi nước (nguyên văn, nhưng thật thì Gia Long xin đặt tên nước là Nam Việt). Chiếu phong làm Việt Nam quốc vương.

Trước đó, năm Càn Long thứ 54 (1789), khi Lê Duy Kỳ bị an trí ở kinh sư, có cựu thần, bọn Lê Quýnh, bốn người nhất định không chịu cắt tóc, thay áo mũ. Vả chúng nói: “Em quốc vương là Duy Chỉ, cùng các tông đảng và cựu thần họp nhau để tự bảo; nghĩa quân đông lắm. (Vậy) muốn xin ra cửa quan để lo khôi phục”.

Vua bảo rằng: “Nguyễn Quang Bình đã quy thuận, được ta phong. Thế mà tụi Lê Quýnh lưu ly, chạy vạy, lại không tùy thịnh suy mà lui tiến, còn trung với cái mình thờ. Đặc biệt sắc cho Nguyễn Quang Bình hãy đem ra (Trung quốc) thê thiếp, em trai gái của Lê Duy Kỳ; khiến mất (nguyên văn: “Vô tý thất sở sự”, tôi nghi chữ “vô” thừa) cái chúng thờ”. Chưa thi hành thì vào năm Gia Khánh thứ 7 (1802) Nguyễn Quang Toản bị diệt.

Bấy giờ, chiếu cho các bầy tôi nhà Lê, ai nhớ đất cũ thì sẽ theo quan tài Lê Duy Kỳ về nước.

Ấy bởi họ Nguyễn mới đã cướp nước họ Lê được hơn mười năm, lại bị diệt bởi họ Nguyễn cũ. Ngày nay, làm việc chức cống không phải họ Nguyễn ngày trước nữa.

* * * * * * *

Phần phụ (trang 52/b):

An Nam ghét thuốc phiện và giáo Thiên Chúa của Tây dương, đã cấm tàu buôn vào Quảng Nam từ lâu. Đến khi Anh Cát Lợi đóng quân ở Ấn Độ; có tướng nghe chuyện nước họ Nguyễn mới gây việc binh, (cho rằng) có thể thừa dịp. Bèn đem hơn mười tàu binh tiến vào cửa sông Phú Lương. Người An Nam rút hết thuyền giấu vào trong cảng. Trên vài trăm dặm, không có một ai. (Tàu Anh) tiến thẳng về Đông đô. Đang đêm, thình lình một trăm mười chiếc thuyền con ra phía dưới trong cảng, thừa lúc có gió, theo nước thủy triều mà đánh hỏa công. Rợ Anh không đường trốn. Bảy chiếc tàu vào trước bị đốt. Các tàu còn lại ở cửa sông sợ trốn, không có mặt mũi nào về nước. Bèn thuận tới Quảng Đông, mưu chiếm Áo Môn. Không làm được rồi đi, ấy là chuyện đời Gia Khánh thứ 13 (1808), khi Ngô Hùng Quang làm tổng đốc Quảng Đông.

* * * * * * *

Phần bình luận (trang 53/a):

Tôi, Nguyên, nói rằng:

Hình thế nước An Nam thì Tây đô mạnh hơn Đông đô. Cho nên các họ Trần, Mạc, Lê, Nguyễn, lần lượt dấy lên, đều trước hết chiếm Quảng Nam, Thuận Hóa đã. Thắng rồi mới đưa đại binh đánh về phía đông (tức phía bắc).

Chính binh (ta) đã từ Quảng Tây thẳng tới Đông đô, mà đáng ra thì kỳ binh nên qua thổ ty họ Mạnh thuộc Vân Nam vào châu Thủy Vỹ (Lao Kay). (Nếu) lại hẹn Xiêm La áp đánh Quảng Nam phá Tây đô nó, thì Nguyễn Quang Bình ắt phải bị bắt, mà không sự lo sau. Dùng binh sao có thể không rõ địa lợi?

Giặc Tàu Ô vào cướp Trung quốc cũng từng bị phá ở Mân, Việt, tan rã vì bão, thua tàu giáp bản của Tây dương xa lắm. Thế mà (An Nam) hai lần diệt được tàu của rợ Anh tới rình mò. Ấy đều (vì) để mặc giặc vào cảng, đặt quân phục, đánh hỏa công. Mới biết rằng chính quân không bằng kỳ quân, rằng sức mạnh không địch trí khôn. Giữ cửa bể không bằng giữ sông bên trong.

Khăng khăng muốn súng Tây dương, tàu Tây dương, mới đủ chế lại Tây dương! Như vậy chẳng để An Nam cười cho chăng? Đáng buồn cười!

* * * * * * *

* Cước chú phần dịch:

(1) Trong “Chinh An Nam ký lược”, Sư Phạm cho biết thêm rằng: “Lại tuần vũ Quảng Tây tư khai, kê danh sách các quyến thuộc tùy tùng, đầu mục của tự tôn vua An Nam có: Nguyễn Thị Ngọc Tố 阮氏玉素 là mẹ; Nguyễn Thị Ngọc Thụy 阮氏玉瑞 là vợ; Lê Duy Thuyên 黎維詮 lên ba tuổi là con tự tôn Lê Duy Kỳ; con trai có chức sáu người, con gái có vị sáu người, bộc đồng băm sáu tên” (sách kể trên, trang 123b).

(2) Về Hoàng Văn Đồng, Sư Phạm chép:

“Trước đó, ngày 28 tháng 10, đốc sư (nguyên soái) Tôn công đem đề đốc Quảng Tây Hứa Viết Hanh ra cửa Trấn Nam quan, qua Lạng Sơn mà tiến. Ngày 13 tháng 11, bại giặc ở Xương Giang. Ngày 15 đến Thị Cầu. Giặc chận đường ở sông Phú Lương. Tiến đánh nó. Giặc thua to. Ngày 20, vào kinh nhà Lê. Làm vững ngôi cho tự tôn Duy Kỳ. Thành thử khi quân Điền (Vân Nam) đến điếm thì An Nam đã được bình định rồi. Gặp có lệnh ban sư (triệt binh). Ngày 21 tháng giêng năm sau, rút về Vân Nam. Xét thấy rằng sở dĩ quân Điền tiến không bị ngăn là nhờ Hoàng Văn Thông mở đường. Hoàng Văn Thông là tôi nhà Lê, trung với nhà Lê. Gặp loạn Nguyễn, quốc dân nhiều người phản theo Nguyễn. Chỉ mình Hoàng Văn Thông giữ nhà Lê. Gặp lúc đại binh nam chinh, Văn Thông nhân dịp mở đường cho quân Điền. Trên hơn nghìn dặm quân đi, có sẵn nệm chiếu. Quân Việt (Quảng Tây và Quảng Đông) bị tan sập. Một mình quân Điền kéo rầm rộ về được. Đó chẳng phải công Hoàng Văn Đồng sao?”

Đoạn sau tác giả nhắc lại chuyện Vũ Văn Mật đời Mạc đã xin quân Minh, và hướng dẫn quân Minh vào đánh Mạc. Minh đã thưởng đai mũ cho y và hàng được Mạc. Tác giả trách các quan Thanh không biết lợi dụng che chở cho Hoàng Văn Thông, để đến nỗi “Sau khi Lê mất, Hoàng Văn Thanh bị dụ rồi cha con đều bị giết”. Thật ra thì theo Trần Đình Dao, một cô thần triều Lê, thì chính Hoàng Văn Đồng đã theo Tây Sơn giết hại hai em trai Chiêu Thống (xem nội chú).

(3) “Gia Khánh đông nam Tĩnh hải ký” 嘉慶東南靖海記 (bài ký chuyện ở bể Tĩnh hải, phương đông nam, đời Gia Khánh) quyển 8, trang 36.

HẾT
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Quân đội của Quang Trung có nhiều chiến công rất hiển hách và thàn kì, đáng tiếc là ông mất sớm nếu không nước Việt ta không phải sợ tàu Khựa rồi.
dwufng thần thánh hóa len thế
không dưng mà Ng ánh đánh đổ đc quân tây sơn thế đâu =))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Đây là một trong vài tài liệu hiếm hoi của sử nhà Thanh về Quang Trung và Gia Long. Bản dịch này của Hoàng Xuân Hãn dài ngót tám ngàn chữ (vừa bằng số quân của Tôn Sĩ Nghị năm xưa thực chiến phò trợ dòng dõi nhà Lê). Bài dài nhưng đáng đọc, để biết người ngoài họ nhìn vào Việt tộc tương tàn như nào.

Quang Trung và Gia Long cùng dựa vào uy thế của Càn Long. "Tân Nguyễn" và "cựu Nguyễn", cùng là Nguyễn cả, nhưng đều vu cho nhau là "Ngụy", và lại là đại cừu thù của nhau, ta còn thì mi phải mất.

Người Việt thật lạ lùng: với ngoại bang thì sẵn sàng rộng lượng bỏ qua thù hận để tay bắt mặt mừng, làm bạn với tất cả; nhưng với người cùng chủng tộc thì quyết ăn thua đủ, nửa bước không khoan nhượng, hỡi ôi!
_________________________________________________________

VIỆT THANH CHIẾN SỬ
Theo NGỤY NGUYÊN – một sử gia Trung quốc đời Thanh
(“Càn Long chinh vũ An Nam ký” – năm Đạo Quang thứ 22, tức 1482)
Bài của Hoàng Xuân Hãn trên Tập san Sử Địa số 9 & 10 - Đặc khảo về Quang Trung), Saigon 1968.
__________________________________________________________

Cuộc Việt Thanh giao chiến cách nay chưa lâu, nhưng những tài liệu thư tịch liên quan đến không thấy mấy.

Ban đầu, những sử gia Việt viết chuyện Tây Sơn chỉ biết những tài liệu Việt: hoặc chính sử như “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”; hoặc ngoại sử như “Lê Quý ký sự”, “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Nhưng xét sử mọi cuộc chiến tranh, còn có phần chắc tìm được tài liệu ở đối phương. Mà sự ấy rất cần, vì kẻ biên chép ở phe nào thường bênh vực phe ấy. Chỉ theo một bên thì hay trở nên tây vị. Trong cuộc Việt Thanh giao chiến, Quang Trung đã lập một vũ công đặc biệt, mà mọi sử sách ta, tuy là do những kẻ phò kẻ nội địch là Nguyễn Ánh viết nên, đều ca ngợi. Nhưng giá như không có tài liệu do người Thanh hoặc kẻ bàng quan khẳng nhận, thì độc giả ngày nay có lý để nghi ngờ. Vì những lẽ ấy, ta nên và cần tìm những sử liệu đời Thanh liên quan với cuộc chiến tranh ấy.

Tôi từng nghĩ rằng những sử liệu ấy chắc có nhiều. trong thu thập tài liệu về Quang Trung, tôi đã để ý đến bộ sách khổng lồ là “Đại Thanh thực lục”(1) và một bộ sử chép riêng về việc binh nhà Thanh, là “Thánh vũ ký”. Tôi đã từng nhắc qua đến các tài liệu ấy trong bài “Ngày giờ Quang Trung mất” đăng trong báo Dư Luận ở Hà Nội 1946, số 28, và trích in lại trong sách “La Sơn phu tử” trang 156.

Sự thật là: cho đến ngày nay, tài liệu Trung còn thấy ít. Ngoài hai nguồn đã nói trên, có tác phẩm đặc biệt mà sử gia Trần Văn Giáp năm 1954 đã thấy ở Quốc lập đồ thư quán ở Bắc Kinh: ấy là sách “Quân doanh kỷ lược”, bút ký của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị, sách viết tay gồm ba quyển (theo Văn Tân dẫn trong sách “Cách mạng Tây Sơn” xuất bản tại Hà Nội năm 1958). Tác giả tên là Trần Nguyên Nhiếp.

Gần đây các sử gia tại Hà Nội đã khai thác nhiều hai sách “Quân doanh kỷ lược” và “Thánh vũ ký” trong những sách kể chuyện Tây Sơn (“Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” soạn bởi Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, Hà Nội 1966; Văn Tân ngoài sách đã dẫn trên mới soạn “Nguyễn Huệ - con người và sự nghiệp”, Hà Nội 1967).

Giá trị độc đáo của “Quân doanh kỷ lược” thì không cần bàn, nhất là bản viết còn lại có tự đời Càn Long. Còn giá trị của “Thánh vũ ký” ra sao, thì hai tác giả sách “Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” vừa dẫn trên, là kẻ đã dùng nó nhiều, không bàn đến trong tác phẩm của các ông ấy.

Sau đây sẽ phiên dịch hoàn toàn bài “Càn Long chinh vũ An Nam ký”, một thiên nhỏ trong 55 thiên của sách “Thánh vũ ký”. Tôi cũng sẽ giới thiệu qua tác giả Ngụy Nguyên, và thử đánh giá về phương diện sử học cái thiên tôi sẽ dịch.

Ngụy Nguyên tự Mặc Thâm, người huyện Thiệu Dương tỉnh Hồ Nam. Sinh năm 1794. Đậu tiến sĩ, làm quan đến chức tri châu Cao Bưu thuộc tỉnh Giang Tô. Sách “Từ nguyên” chép như trên và cho biết thêm rằng ông thuộc nhiều chuyện xưa, rất lưu tâm đến thời sự, có soạn những sách “Hải quốc đồ chí” và “Thánh vũ ký”(2).

Trong bài tựa cuối sách này, Ngụy Nguyên tự giới thiệu và trỏ qua lai lịch sự soạn sách ấy:

“Ở phía nam miền Kinh-Sở (tức tỉnh Hồ Nam), có tên dân đã chứa chất nhiều ơn. Sinh một năm trước lúc Càn Long đánh rợ Miên ở vùng Sở (năm Càn Long thứ 60, tức 1795 - theo quyển 7, trang 44). Trung canh (lên 15 tuổi?) vào năm Gia Khánh thứ 18 (1813), là năm dẹp yên giặc ở Kỳ Phụ, mới đi thi ở kinh sư. Lại đến năm Đạo Quang đánh dân Hồi ở Tân Cương (Đạo Quang thứ 5, 1825. Theo quyển 4, trang 48), mới bắt đầu làm quan ở kinh sư.

“Kinh sư là cái bể chuyện xưa. Tôi được mượn đọc những sách công ở Sử quán và Bí các, các sách của đại sĩ phu tư gia biên chép cùng các truyền thuyết của các cố lão nữa. Nhờ đó, một số việc lớn xảy ra sau năm tôi sinh, và vài mươi việc lớn có từ trước khi tôi sinh ngược lên cho đến ban đầu nước (nhà Thanh), thấy lỗi lạc trước tai mắt, nghe mênh mông trong ngực bụng. Suy trở lại đến thịnh suy của sức dân, sức vật, đến đầu đuôi tiến thoái thêm bớt của nhân tài, phong tục.

“Mãi về sau, khi tôi ở miền Giang Hoài (trỏ châu Dương, châu Cao Bưu là nơi nhậm chức), các việc biến động ở mặt bể dồn dập tới (vụ thủy quân Anh uy hiếp Trung quốc để nhập cảng thuốc phiện, đánh Thượng Hải, ép ký hòa ước Nam Kinh năm 1842). Tức giận xúc động đến những điều tàng trữ trong lòng, bèn đem hết những biên ký từng giấu trong hòm, bày ra thành thứ tự ngang dọc, ruổi đi quay lại nhiều lần. Trước hết đem ra những biên ký chuyên về việc binh, và những thiên chép điều từng bàn luận, sắp thành 14 quyển, cộng hơn bốn mươi vạn chữ…”.

Trên đây là lời tựa Ngụy Nguyên viết năm Đạo Quang thứ 22 (1942) tại Giang đô, tức là Dương Châu, trên sông đào Vận Hà ở Giang Tô, nhằm vào Nam, quốc sỉ mối đầu của cuộc ngoại xâm.

Qua lời trên, ta biết rằng Ngụy Nguyên sinh vào năm 1794, bốn năm sau việc Thanh Việt giao chiến. Năm 32 tuổi mới làm quan ở Bắc Kinh, có lẽ ở Sử quán, hoặc Bí các. Theo lạc khoản sau bài tựa thì năm 1842, y tự xưng là “Nội các trung thư xá nhân”. Chắc đó là hàm của những viên tòng sự trung cấp ở Bí các.

Nguyên tính thích khảo cổ, lòng lo thời sự; lại được làm việc ở giữa “bể chuyện cũ”. Vậy ta không ngạc nhiên khi biết y sưu tầm thư tịch, quan thư, chép về triều Thanh, rồi trữ cất trong hòm mà theo hoạn lộ của một viên quan nhỏ. Ba bốn năm sau, khi đã ngoại nhậm vùng Giang Tô, không xa Nam Kinh, Thượng Hải, thì họa đế quốc thực dân da trắng bắt đầu thực hiện ở bể Đông. Thấy binh lực nước nhà yếu ớt, các vũ tướng vô tài, y bèn phẫn nộ, mới đem những điều ghi chép ra mà soạn thành sách “Thánh vũ ký” này.

Phàm các chuyện chép trong sách ấy, tác giả không những chỉ ghi các điều tiết, mà còn vạch rõ nguyên nhân, tóm tắt những việc trước liên quan, cuối cùng thường có nghị luận, giải thích lẽ được thua; chỉ trích, phê bình và nói những điều đáng lẽ trước nên làm. Bốn quyển cuối cùng để riêng bàn các chiến lược. Nói tóm lại, Ngụy Nguyên là một sử gia biết trọng sự sưu tầm. Nhưng cũng là một nhà phê bình thời sự, có phần khó tránh chủ quan.

Nói riêng về việc Việt Thanh giao chiến, thì cái đầu đề “Càn Long chinh vũ An Nam ký” tỏ rõ tính chủ quan của tất cả các sử gia Trung quốc đối với nước ta. Nhưng ta cũng nhận thấy rằng, Ngụy Nguyên đã không bịa những chi tiết ghi trong thời đó. Rõ ràng, y đã nhận sự thất bại nặng nề của quân nước mình, nhưng đã không bỏ cuộc dụng binh này ngoài “Thánh vũ ký”, là cách soạn để tán dương và kích thích lòng tự ái tự cường của quốc dân. Đó chứng rõ tích cách khá bàng quan của tác giả.

Nhưng Ngụy Nguyên cũng không chịu tỏ rõ các chi tiết sự thất bại của người mình. Vì vậy, bài ký chép rõ ràng những trận tấn công của quân Thanh trên đường Trấn Nam quan đến Thăng Long, mà trái lại không cho biết những tiểu tiết về trận Nguyễn Huệ phản công, ngoài câu “Giặc đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận”, dụng ý để giải thích sự bại trận của quân Thanh. Hoặc cho rằng Ngụy Nguyên không được biết những tiểu tiết ấy. Tôi nghĩ rằng y đã từng biết chuyện, nhưng cố ý bỏ qua. Đối với một kẻ sưu tầm việc cũ như Ngụy Nguyên, thì không lẽ một sách như “Quân doanh ký lược” của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị và những hồ sơ khác về Tôn Sĩ Nghị đã lọt ra ngoài con mắt.

Nói tóm lại, đối với cuôc Thanh Việt giao chiến, sách “Thánh vũ ký” đã ghi sự thật, nhưng cũng đã giấu một phần. tuy không phải là người trực kiến những biến cố xảy ra, nhưng tác giả đã dùng và dùng trực tiếp những tài liệu đồng thời với sự kiện.

Lại nói đến nguyên do sự Nguyễn Huệ chiếm đô nhà Lê, thì Ngụy Nguyên theo thuyết rằng Trịnh Nguyễn tranh giành, nên Trịnh mưu với anh em Tây Sơn mà đánh Nguyễn. sự đồng mưu kia chắc không có, nhưng khi Hoàng Ngũ Phúc lấy xong Phú Xuân, chúa định sai Phan Huy Ích vào Quảng Nam phong cho Nhạc tước Cung quận công (1775 - xem “Chinh phụ ngâm bị khảo” trang 49), sự ấy có thể làm cho kẻ ở xa hiểu lầm.

Những điều ghi về khoảng sau năm Thanh Việt giao chiến đáng được chú ý hơn: chuyện tàu Anh bị nhử vào trong sông “Phú Lương” rồi bị phục kích (trang 52b - trong lời dịch, tôi gọi là phần phụ), và chuyện Tây Sơn dùng quân Tàu Ô cướp vùng Phúc Kiến, Quảng Đông.

Về việc đầu, tôi chưa biết là có hay không, và chỗ xuất xứ. nhưng tôi nghĩ có lẽ tác giả đã khuếch trương một sự kiện nhỏ, cuộc xô xát đụng chạm của tàu buôn với tàu tuần của ta, sự kiện mà người Thanh lấy làm thích thú, vì họ đương bị tàu Anh uy hiếp.

Về chuyện thứ hai thì trong sử nước ta đã từng biên chép vài điểm. nhưng trong bài này, tôi không mục đích so sánh sách “Thánh vũ ký” và các sách khác. Tôi chỉ chú ý giới thiệu mà thôi.

Thiên “Gia Khánh đông nam Tĩnh hải ký” (quyển 8 trang 36) chép khá dài về việc quân Tàu Ô được Tây Sơn cấp bằng, cấp thuyền để quấy miền Mân Việt. tôi cũng sẽ dịch đoạn đầu thiên ấy để bàng chú thiên kia.

Bản “Thánh vũ ký” tôi dùng mang tựa năm 1842 đã dẫn trên, nhưng ở mặt sau tờ thứ tư có lời dẫn thêm rằng: “Tập ký này, đang khi mặt bể không yên, người đời đọc nhiều; cho nên vừa làm vừa cho in, chưa kịp thẩm duyệt tinh tường. Hai năm sau, lại trùng đính ở Tô Châu. Rồi hai năm sau nữa lại trùng đính ở Dương Châu. Làm thành sách “Thánh vũ ký” trùng đính lần thứ ba. Đạo Quang năm thứ 26 (1846). Ngụy Nguyên viết tại lữ thứ Dương Châu”. Vậy bản ấy thật là bản 1846, “tân tăng hiệu đối vô ngoa” như nhà tàng bản Cổ Vi đường đã đề vào bìa sách.

Trung Hoa thư cục ở Thượng Hải đã tái bản bằng thạch bản. Các tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đã mách trong số tài liệu dùng, nhưng không chép in vào năm nào. Tùng san “Tiểu phương hồ địa dư”, có tái bản thiên “Càn Long chinh vũ An Nam ký”, nhưng bỏ hai chữ Càn Long và phần phụ chú cuối cùng.

Trong tùng thư ấy còn có thiên “Chinh An Nam kỷ lược” (trang 122, quyển 10), tác giả là Sư Phạm, người Triệu Châu, có lẽ là bộ hạ của Phú Cương, tổng đốc Vân Quý. Thiên này ngắn. Chắc vì đạo quân Vân Nam không dự trận nào, cho nên tác giả hầu như không biết chi tiết nào về đoàn quân Quảng Tây.

Tuy vậy, Sư Phạm đã cho biết một vài điều thêm, ví như: lai lịch sự Tây Sơn đánh Bắc Hà mà ta thấy chép trong “Thánh vũ ký” là theo lời khai của một tôi nhà Lê chạy sang Vân Nam trả lời câu hỏi của viên tổng đốc Phú Cương. Lại cho biết rõ tên gia quyến vua Chiêu thống chạy sang vùng khai hóa. Tôi sẽ có dịp nói đến bài kỷ lược này.

Sau đây, là bản dịch nguyên văn thiên “Càn Long chinh vũ An Nam ký”. Tôi đã dịch rất sát từng chữ, có hiệu đính vài chữ sai, nhưng khi nào cũng ghi nguyên văn. Hán văn rất giản tiệp; cho nên nếu cần, tôi đã ghi thêm một vài chữ để cho rõ nghĩa. Chữ ấy để trong dấu ngoặc (…).

Về chú thích, có loại vốn của nguyên văn; tôi dịch và viết: (nguyên chú), nghĩa là nguyên chú là… Còn ngoại chú thì phần lớn cốt để giải thích vắn tắt cho độc giả dễ hiểu ý văn. Trong trường hợp ấy, tôi dùng ký hiệu (.). tôi chỉ dùng cước chú trong rất ít trường hợp: có đánh con số làm mồi. Cước chú dùng để thêm ý mới. Tôi ít dùng cước chú, trái với các tác giả khác, vì nó buộc độc giả gián đoạn sự đọc nhiều quá.
Khi nào tôi chữa một vài chữ chắc sai trong nguyên văn, thì tôi có ghi sự ấy trong dấu hiệu (nguyên văn).
_________

Chú thích:

(1) “Đại Thanh thực lục” được Nhật Bản xuất bản sau khi lập nước Mãn Châu. Bộ sách rất to, in rất đẹp và cẩn thận, nhưng chắc rất ít bản. trong hồi Nhật quân còn đóng ở Hà Nội, tôi đã đọc một vài đoạn.

(2) Tác phẩm của Ngụy Nguyên chắc còn nhiều. Một thiên nhỏ trong tùng san “Tiểu phương hồ dư địa”, đề là “Việt Nam cương vực khảo” và chú: Thiệu Dương Ngụy Nguyên lục (trang 88 quyển 10).

* * * * * * *

CÀN LONG CHINH VŨ AN NAM KÝ
(Bài ghi việc việc đánh dẹp An Nam đời Càn Long)
Tác giả: Ngụy Nguyên 魏源
Trích từ sách THÁNH VŨ KÝ 聖武記, quyển thứ sáu, từ trang 45 đến trang 53).

DỊCH

Từ đời Minh đến nay, họ Lê nối đời làm vương nước An Nam. Năm Thuận Trị thứ 16 (1660), quân nhà vua (Thanh) dẹp yên Vân Nam, quốc vương Lê Duy Đề 黎維禔 (tên giả của Lê Thần tông) sai sứ đến quân doanh.

Năm Khang Hy thứ 5 (1666), trả lại sắc, ấn đã nhận của vua Quế vương nhà Minh ban cho (vua cuối nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch). Chiếu phong Duy Hỷ 維禧 (tên giả Lê Huyền tông) làm An Nam quốc vương. Bấy giờ Mạc Nguyên Thanh (tên giả của Kính Vụ) còn đóng giữ Cao Bằng, cũng được ban chức đô thống sứ, nhiều lần gây việc đánh quấy.

Năm (Khang Hy) thứ 6 (1667), Lê Duy Hỷ đánh úp Cao Bằng, Mạc Nguyên Thanh đem ba nghìn người chạy sang Vân Nam. Năm thứ 7 (1668), triều đình dỗ họ Lê đem bốn châu thuộc Cao Bằng trả cho Nguyên Thanh (Nguyên văn: đem châu Tứ 州泗 thuộc Cao Bằng). Năm thứ 13 (1674), Ngô Tam Quế (tướng Thanh, làm tổng đốc Vân Nam) phản. Duy Hỷ nhân dịp lại đánh lấy Cao Bằng (thật ra là Lê Hy tông, Vĩnh Trị thứ 2, 1696). Bấy giờ, đất An Nam hoàn toàn về tay họ Lê.

Từ đó, xin sáu năm hai lễ cống cùng dâng một lúc (xem Tập san Sử Địa số 6, trang 5). Truyền sáu đời đến Duy Đoan (tên giả Lê Hiển tông, xem Sử Địa số 6, trang 143) thì có loạn họ Nguyễn (Tây Sơn).

Xưa, trong đời Gia Tĩnh, An Nam bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Quốc vương Duy Huệ 維譓 (tên giả Lê Trang tông?) chạy giữ Thanh Hóa. Đến đời cháu, Duy Đàm 維潭 (Lê Thế tông) phá Mạc, lấy lại nước. Thật là công của Trịnh Ức 鄭檍 (tên giả Trịnh Kiểm), Nguyễn (Kim – nguyên văn bỏ trống tên), bầy tôi lâu đời làm tả hữu phụ chính. Sau, hữu phụ chính (phó phụ chính) họ Trịnh nhân dịp Nguyễn chết để con côi trẻ, bèn kiêm giữ chức tả phụ chính, chuyên quyền coi việc nước; rồi đẩy họ Nguyễn đi ở Thuận Hóa, gọi là Quảng Nam vương. Vì đó mà Nguyễn Trịnh đời đời cừu thù nhau và gây sự đánh nhau.

Đến Lê Duy Đoan, quyền càng rơi xuống kẻ dưới, chỉ giữ doanh phủ mình mà thôi. Đống 棟 (tên giả Trịnh Sum) bèn giết thế tử (Duy Vỹ, con vua Cảnh Hưng), chiếm ấn vàng, có ý cướp ngôi. Nhưng sợ sức mạnh Quảng Nam, bèn dỗ thổ tù ở đó là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cùng nhau đánh diệt Quảng Nam vương ở Phú Xuân. Nguyễn Huệ tự xưng Thái Đức vương (nguyên văn). Trịnh Đống tự xưng Trịnh Tĩnh vương. Hai bên chống nhau. Vua Lê không làm thế nào được.

Chỗ An Nam đóng đô là Đông kinh, tức trị sở đô hộ đời Đường. Mà lấy hai đạo Quảng Nam và Thuận Hóa làm Tây kinh (nguyên văn), tức là đất Nhật Nam và Cửu Chân xưa (nguyên văn, có lẽ đã lầm Thanh Hoa ra Thuận Hóa), đất cách bởi cửa bể; đã lâu đời bị họ Nguyễn ở Quảng Nam cắt tách và chiếm đóng, quân mạnh hơn nước An Nam.

Năm Càn Long thứ 51 (1786), Trịnh Đống chết (nguyên văn: Trịnh Sum mất năm 1782, Trịnh Khải mất năm 1786), con là Trịnh Tông (Khải) và Trịnh Cán gầm ghè nhau. Cán sai bầy tôi là Cống Chỉnh, đi xin quân Quảng Nam để diệt Tông. Từ đó, họ Nguyễn (Tây Sơn) lại chuyển chiếm nước. Lê Duy Đoan lấy hai quận (Thanh Hoa và Nghệ An) thưởng cho. Lại đem con gái gả cho nữa.

Năm sau, Duy Đoan mất, tự tôn (cháu nối ngôi) là Duy Kỳ được lập. Nguyễn Huệ lấy hết voi để chở của cải quý báu về Quảng Nam; sai Cống Chỉnh ở lại giữ đô thành. Cống Chỉnh lo phò Lê cự Nguyễn, bèn lấy vương mệnh đem quân cướp lại năm mươi voi. Rồi Nguyễn Nhạc ở Quảng Nam cũng đòi choán lấy của chở về.

Nguyễn Huệ về sửa thành trì ở lũy Phú Xuân. Rồi sai tướng Nguyễn Nhậm 阮任 (Vũ Văn Nhậm) đem vài vạn quân đánh Cống Chỉnh ở quốc đô, Chỉnh chết trận. Duy Kỳ bỏ trốn mất. Nguyễn Nhậm bèn chiếm giữ Đông kinh. Bốn bề giữ nơi hiểm yếu, cũng có chí làm vương.

Năm (Càn Long) thứ 53 (1788), mùa hè, Nguyễn Huệ lại đem binh giết Nhậm ở kinh nhà Lê, rồi mời Duy Kỳ trở lại lên ngôi. Duy Kỳ biết nó khó lường, không dám ra. Huệ biết rằng dân tâm không theo mình, bèn phá cung vua, bắt con trai, con gái, lấy ngọc, lụa đem theo thuyền về Phú Xuân. Để lại ba nghìn quân giữ kinh nhà Lê.

Có viên coi phủ Cao Bằng, Nguyễn Huy Túc dìu mẹ và tự tôn(1) với hai trăm họ hàng (nhà Lê) qua Cao Bằng, xuống thuyền trốn xa, đến khe Bạc Nậm 博淰 là con sông ranh giới Long Châu thuộc phủ Thái Bình, liều chết qua sông lên bờ bắc. Ai không kịp qua sông đều bị quân đuổi theo đến bờ nam giết hết.

Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, tuần vũ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh 孫永清 trước sau đều tâu việc ấy, và nói: “Đuổi đi hoặc cầm lại, cho đất hay chiếm đất, xin theo mệnh bề trên”. Hoàng thượng nghị rằng: “Họ Lê giữ đất phên giậu và vâng theo lễ cống hơn trăm năm nay. (Ta) không thèm nhân nó nạn mà lấy đất nó làm lợi cho ta. Nên đem quân hỏi tội. Để dấy cái dứt, nối cái đứt. Trước hãy để họ hàng nó ở lại phủ Nam Ninh, sai các bồi thần nó, bọn Lê Quýnh, Nguyễn Đình Mai về nước, mật báo cho tự tôn”.

Đất An Nam, phía đông giáp bể, phía tây giáp Lão Qua, phía nam cách Chiêm Thành bằng bể (đường đi lại), phía bắc liền với Quảng Tây và Vân Nam. Đông tây hơn 1.700 dặm, nam bắc 2.800 dặm. Có 52 phủ, trong số đó, 12 phủ có thổ ty ở. Thật chỉ có 40 phủ mà thôi, góp lại chia làm 13 đạo. Bấy giờ chưa bị chiếm, còn đạo Thanh Hoa có 4 phủ 15 huyện; đạo Tuyên Quang có 3 châu 1 huyện; đạo Hưng Hóa có 10 châu 2 huyện. Lại có lộ (đạo) phần cao chưa bị chiếm mà phần thấp đã bị chiếm: đạo (Nghệ) An còn 4 phủ 12 huyện; đạo Sơn Tây còn 5 phủ 24 huyện; đạo Kinh Bắc còn 3 châu 8 huyện. Những lộ mà phần cao đã bị chiếm mà phần thấp chưa bị chiếm có đạo Sơn Nam còn 9 phủ 36 huyện; đạo Hải Dương còn 4 phủ 19 huyện. Chỉ hai đạo Quảng Nam và Thuận Hóa vốn là sào huyệt họ Nguyễn (nguyên văn không phân biệt rõ ràng hai họ Nguyễn). Và chiếm giữ hai đạo: Cao Bằng (nguyên chú: 1 phủ 4 châu), Lạng Sơn (nguyên chú: 1 phủ 7 huyện) để ngăn át nội địa.

Vua sai Tôn Sĩ Nghị đưa hịch cho các lộ ở An Nam, bày tỏ sự thuận nghịch, bảo sớm phải quay về đường chính. Bấy giờ em Duy Kỳ là Duy Tụ 維袖, Duy Chỉ 維祉 đều chạy lánh nạn. Duy Tụ chết ở Tuyên Quang (bị Hoàng Văn Đồng phản năm 1788). Duy Chỉ qua xưởng Ba Bồng 波蓬 thuộc Kinh Bắc tới xin đầu. Tôn Sĩ Nghị thấy Duy Chỉ có tài khí, muốn bảo tạm coi việc nước. Vua lo rằng ngày sau hai anh em sẽ hiềm nghi nhau, cho nên không cho phép. Bèn sai Sầm Nghi Đống 岑宜棟 là thổ quan Điền Châu giúp đưa Duy Chỉ ra cửa quan (vào An Nam) hiệu triệu nghĩa binh.

Gặp lúc bọn Nguyễn Đình Mai đem thư tự tôn trả lời vừa tới nơi, xin chuyển tâu lên. Từ ấy, các thổ ty nước An Nam và quan dân các châu chưa bị chiếm đua nhau bắt trói ngụy ****, hiến địa đồ. Vả lại vài vạn nghĩa dũng thuộc các xưởng ở ngoài cửa quan đều xin cấp lương, tập luyện, xin làm hướng đạo.

Bấy giờ, anh em Nguyễn Huệ cũng gõ cửa quan xin cống, đem tờ biểu của thần dân trong nước đến, nói rằng: “Lê Duy Kỳ thì không biết còn hay mất, xin lập con vua cũ Duy Đoan là Ông Hoàng Tư (nguyên văn bằng chữ Nôm) Duy Cẩn để coi việc nước; cùng rước mẫu phi về nước”. Vua biết rằng Nguyễn Huệ dối, Duy Kỳ (nguyên văn: Duy Đoan) ngu hèn, dễ đem giảo kế để hoãn binh. Bảo Tôn Sĩ Nghị nghiêm lời từ chối.

Đường tiến binh sang An Nam có ba: một là ra qua Trấn Nam quan thuộc Quảng Tây, ấy đường chính; hai là bởi Khâm Châu thuộc Quảng Đông qua bể tới núi Ô Lôi, đến phủ Hải Đông thuộc An Nam, đó là đường thuyền từ đời Đường về trước dùng; ba là bởi thác Hoa Liên ở huyện Mông Tự thuộc Vân Nam đi bộ tới sông Thao thuộc An Nam, ấy là đường Mộc Thạnh đời Minh xuất quân.

Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh đem một vạn quân Lưỡng Quảng ra cửa quan, lấy tám nghìn quân đi thẳng đánh thọc vào kinh đô, và hai nghìn trú tại Lạng Sơn để làm thanh viện.

Đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh 烏大經 đem tám nghìn quân ấy lấy đường qua cửa Mã Bạch 馬白 thuộc sảnh Khai Hóa, vượt sông Chúc vào cõi Giao Chỉ, đi 1.100 dặm sẽ tới trấn Tuyên Hóa (Tuyên Quang). So với đường cũ Mộc Thạnh đi thì khá gần hơn.

Tổng đốc Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu) Phú Cương 富綱 cũng xin đi. Vua nghĩ rằng một đạo quân không thể có hai súy, bèn bảo ở lại ngoài ranh đốc áp việc vận lương.

Cuối tháng mười, quân Lưỡng Quảng ra khỏi Nam quan.

Vua chiếu rằng: “Xứ An Nam sau khi loạn bị yếu mệt, không cung ứng nổi. Về việc tải lương trên nội địa (đất Thanh), dọc hai đường Việt (Quảng Đông) và Điền (Quảng Tây), hãy đặt điếm đài hơn bảy mươi sở”.

Quân nhà vua qua đâu, không quấy nhiễu một tý gì.

Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh qua Lạng Sơn rồi chia đường tiến quân (nguyên chú: Lạng Sơn tức là nơi đời Tống, Địch Thanh người Quảng Châu đã chiếm ải Côn Lôn). Tổng binh Thượng Duy Thăng 尚維昇, phó tướng Khánh Thành 慶成 cầm quân Quảng Tây. Tổng binh Trương Triều Long 張朝龍, Lý Hóa Long 李化龍 cầm quân Quảng Đông. Bấy giờ các thổ binh, nghĩa dũng theo đi. Tiếng rằng đại binh có vài chục vạn. Các đạo đều giữ các ải.

Giặc nghe bóng, chạy trốn biệt, chỉ ngăn giữ chỗ hiểm ở ba sông (Nhật Đức, Nguyệt Đức, Nhị. Nguyên văn: tam giang chi hiểm 三江之險) để cự lại.

Ngày 13 tháng 11, Thượng Duy Thăng, Khánh Thành đem một nghìn quân, đang trống canh năm, tới sông Thọ Xương (tức sông Nhật Đức). Giặc lui giữ bờ nam. Nhân thấy cầu phao bị cắt đứt, quân ta đều cưỡi bè qua thẳng lên bờ. Trong mù, giặc giết lẫn nhau. Quân ta bèn sang sông được cả, hết sức dày xéo, chém giết.

Trương Triều Long cũng đánh bại tướng của giặc.

Ngày 15, tiến quân đến sông Thị Cầu (Nguyệt Đức). Sông rộng. Vả bờ nam dựa vào núi, cao hơn bờ bắc. Giặc giữ chỗ hiểm, dàn súng. Quân ta không thể kết bè.

Các tướng nghĩ rằng hình thế sông cong queo, (khiến) giặc trông ra không thấy được xa. Bề ngoài, bèn chở tre gỗ, làm cầu phao, để tỏ rằng thế nào cũng qua sông (chỗ ấy). Rồi giấu hai nghìn quân ở thượng du (cách đó) hai mươi dặm, chỗ nước chảy chậm, lấy thuyền con đang đêm qua sông.

Ngày 17 (tháng 11) quân ta cưỡi bè áp bờ. Cầm cự với nhau đang sôi nổi, thì gặp khi quân từ thượng du đã vòng ra sau lưng giặc, nhân chỗ cao mà hét to, đánh xuống. Tiếng ran các hang núi. Giặc không biết vương sư từ đâu xuống, bèn tan rã chạy lùi.

Ngày 19 (tháng 11), tới sông Phú Lương (Nhị Hà. Thật ra tên Phú Lương là một khúc sông Cầu hay Nguyệt Đức). Sông này là sông ở ngoài cửa thành kinh đô của giặc. Giặc đẵn tre gỗ dọc sông, thu lượm các thuyền, rút về bờ bên kia. Nhưng xa trông hàng trận nó thì thấy không chỉnh. Biết rằng chúng không có chí cố giữ. Bèn tìm thuyền ở các bến cách xa đó, chở hơn trăm quân, ban đêm đến lòng sông, cướp được một chiến hạm. Bèn chở hơn hai trăm quân, Hứa Thế Hanh thân cầm quân qua sông. Lại cướp được hơn hai mươi thuyền nhỏ, thay phiên nhau chở hơn hai nghìn quân sang, chia ra mà đánh các doanh giặc. trong đêm, giặc không biện rõ (quân ta) nhiều hay ít, bèn tan rã. (Ta) đốt hơn mười chiếc tàu, bắt được vài mươi viên tổng binh, tước hầu, tước bá.

Sáng rõ, quân ta tất cả qua sông. Họ hàng nhà Lê, nhân dân cùng ra đón, cúi mình bên phía tả đường. Tôn Sĩ Nghị, Hứa Viết Hanh vào thành, tuyên ủy rồi ra.

Bọc (kinh) thành có lũy đất, cao không đến vài thước, trên trồng tre rậm. Phía trong có hai thành gạch, là chỗ quốc vương ở. Cung thất hoàn toàn bị hủy. Mà Lê Duy Kỳ trốn ở dân thôn; trống canh hai đêm ấy mới ra. Tới doanh yết kiến Tôn Sĩ Nghị, cúi đầu chín lần mà tạ mừng thắng trận.

Ban đầu, khi vương sư mới ra, vua lo lắng sau khi việc (dẹp giặc) xong, sự qua lại để sắc phong làm lâu mất thời giờ, đến đỗi vương sư trải sương nắng ở ngoài lâu, (cho nên) đã trước sai Lễ bộ đúc ấn, nội các soạn sách văn, gửi trạm đem tới quân doanh. Tôn Sĩ Nghị định đến ngày 22 thì tuyên chiếu sắc phong Lê Duy Kỳ làm An Nam quốc vương, và gấp báo cho Tôn Vĩnh Thanh đem gia thuộc (họ Lê) về nước.
Duy Kỳ dâng biểu tạ ơn, xin đến năm Càn Long thứ 55 91790) sẽ tới kinh chúc lễ vạn thọ tám mươi tuổi. Vua chiếu rằng: “Đợi khi nào xứ An Nam hoàn toàn yên, và Duy Kỳ có thể tự lập thì sẽ cho phép tới chầu”.

Về việc này, nhân lòng dân (thuộc chúa) cũ nhớ nhà Lê, và nhờ quân nghĩa dũng của các xưởng đi trước dẫn đường. Vả chăng, bọn Hứa Viết Hanh và hai họ Trương (nguyên văn: Hứa Viết Hanh nhị Trương đẳng 張等) đều là chiến tướng mới lập công ở Đài Loan về, mới có sự với hơn một vạn quân ruổi thẳng vào sâu, mà chưa chẵn tháng đã lấy được quốc đô. Còn quân của Ô Đại Kinh tại Vân Nam thì chưa đến nơi.

Chiếu phong Sĩ Nghị tước Nhất đẳng Mưu dũng công, Hứa Viết Hanh tước Nhất đẳng tử. Các tướng sĩ đều được thưởng kẻ ít người nhiều.

Bấy giờ Nguyễn Huệ đã trốn về sào huyệt. Tôn Sĩ Nghị tính việc đóng thuyền đuổi đánh. Tôn Vĩnh Thanh tâu rằng: “Quảng Nam xa cách đô họ Lê thêm hai nghìn dặm. Dùng quân một vạn người, thì đặt điếm lương cần mười vạn phu vận tải, cũng bằng từ Trấn Nam quan đến thành họ Lê”.

Vua nghĩ rằng: “An Nam bị tàn phá, trở nên trống không. Vả họ Lê nhiều đời đã ươn hèn. Dấy lên, mất đi, chưa biết chừng là vận số. Đã rằng đi đường xa, chở lương khó, thì không lẽ phí ngày giờ, nhọc quân lính để thay Lê đi lùng bắt giặc”. Vua chiếu bảo rút quân vào cửa quan.

Nhưng Tôn Sĩ Nghị tham lập công bắt Nguyễn. Quân không rút liền, mà lại khinh địch, không đặt phòng bị, sai các thổ binh, nghĩa dũng đi tản mác, để quân ở yên trong thành nhà Lê trong hơn tháng.

Họ Nguyễn dò biết thực hư. Cuối năm, dốc tất cả binh lực ra, lại đem quân đánh úp quốc đô. Thế mà quân ta còn tin lời nó nói dối là tới hàng, cứ êm đềm không biết gì sốt.

Ngày mồng một tháng giêng năm sau (Càn Long thứ 55, 1790), trong quân đặt tiệc rượu, bày cỗ nhạc. đang đêm thình lình có tin báo rằng quân Nguyễn tới đông. Bấy giờ mới thảng thốt ngăn địch.

Giặc đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận. Quân ta ít chống nhiều, không địch nổi. Trong đêm tối, tự dày xéo lẫn nhau.

Lê Duy Kỳ đem gia đình trốn trước. Quân Vân Nam (ở Sơn Tây) nghe tiếng súng dậy trời, cũng lui chạy.

Tôn Sĩ Nghị giành qua sông Phú Lương, rồi lập tức đẵn cầu phao để dứt với phía sau mình. Bởi vậy, quân ở bờ nam, đề đốc Hứa Thế Hanh, tổng binh Trương Triều Long trở xuống, quan, binh, phu dịch hơn vạn người đều bị chết đuối.

Sĩ Nghị chạy về Trấn Nam quan, đốt hoặc bỏ hết ngoài cửa quan lương thực, khí giới, thuốc súng vài mươi vạn (cân). Quân và ngựa trở về không đầy một nửa. Quân Vân Nam nhờ bầy tôi nhà Lê, Hoàng Văn Thông, hướng đạo trở về được hoàn toàn(2).

Mẹ con Lê Duy Kỳ lại tới xin đầu.

(Các việc ấy) được tâu lên. Vua nghĩ rằng: “Tôn Sĩ Nghị đã không rút quân về sớm. vả chăng Nguyễn Huệ đã thua mà trở lại, thì chắc rằng không phải (chỉ có) quân kết hợp lại trong chốc lát (mà thôi). Sao mà không trù bị, đến đỗi làm hỏng uy nước, tổn tướng sĩ”.

Ra lệnh cất chức y và bảo về kinh đợi tội. Lấy Phúc Khang An (nguyên văn: An Khang) thay.

Sau khi Nguyễn Huệ chiếm được An Nam, tự biết đã gieo vạ; rất sợ vương sư (trở sang) đánh dẹp. Vả vừa mới gây việc binh với Xiêm La. Sợ Xiêm La thừa hư ở phía sau. Gõ cửa quan, tạ tội xin hàng. Đổi tên ra Nguyễn Quang Bình 阮光平 (nguyên chú: Theo Minh sử, vua An Nam đều có hai tên; lấy một tên thờ Trung quốc, xưng bày trong biểu tấu).

Sai con anh, Quang Hiển, đem biểu vào cống. Nói rằng: “Giữ (đất) Quảng Nam đã chín đời. Đối với nước An Nam (nguyên văn sót chữ Nam) là địch quốc, chứ không phải là vua tôi. Vả (việc này) là chuyện các man dân đụng chạm tranh giành nhau, chứ đâu dám chống với Trung quốc. Xin năm sau thân hành tới chầu mặt ở kinh sư. Cùng nguyền sẽ lập miếu trong nước để thờ các tướng sĩ (Trung quốc) tử trận. Vả lại, nghe nói cống sứ Xiêm La sắp tới kinh, sợ chúng mưu mách tội lỗi. Xin thiên triều đừng nghe lời chúng”.

Trước sau, Phúc Khang An đem các việc ấy tâu lên.

Vua nghĩ rằng: “Duy Kỳ lại bỏ nước đi; cả sắc, ấn cũng không giữ được. Ấy là trời ghét họ Lê không hay bảo tồn tự lập. Mà Nguyễn Quang Bình đã xin thân hành tới chầu mặt, chứ không phải như họ Mạc ngày trước chỉ cống người vàng thay mình. Vả nước An Nam, từ đời Ngũ Quý đến nay, (các họ) Khúc (Thừa Mỹ), Kiều (Công Tiễn), Ngô, Đinh, Lý, Trần (nguyên văn sót Lê Hoàn), Lê, Mạc lần lượt nuốt lốm nhau. Đời trước đã từng chia đất nó thành quận huyện. (Nó) phản trắc không chừng. (Làm vậy) không đủ bớt sự lo ở bờ nam”. Bèn bằng lòng nghe lời tâu. Lê Duy Kỳ thì thưởng cho hàng tam phẩm, hiên (hiệu) cờ, an trí ở kinh sư.

Năm (Càn Long) thứ 55 (1790), Nguyễn Quang Bình tới chúc mừng. Thiết yến tại sơn trang ở Nhiệt Hà (nguyên văn chép như vậy, nhưng hình như người Thanh biết rằng đó là Quang Bình giả); được đặt dưới ban thân vương (bà con gần của vua) và trên ban quận vương. Ban mũ, đai. Nhận sắc phong rồi về.

Năm sau, đánh bại Lê Duy Chỉ (bị Hoàng Văn Đồng phản năm 1792) và quân nước Vạn Tượng. Tới dâng tin thắng trận.

Năm thứ 57 (1792), tháng ba (Quang Bình) mất (nguyên văn chép “tam nguyệt”; sự thật là vua Quang Trung mất ngày 19 tháng 7. Xem sách “La Sơn phu tử” trang 156, do Minh Tân xuất bản). Con là Quang Toản nối ngôi, tuổi lên mười lăm.

Vua nghĩ rằng: “Nước họ Nguyễn mới dựng, lòng người chưa định. Vả Nguyễn Nhạc còn ở Quảng Nam. Ngô Văn Sở cầm binh quyền từ lâu. Chúa trẻ, nước ngờ. Sợ có sự biến động. Đặc bảo Phúc Khang An (và) Vân Quý tổng đốc dự bị ở biên giới. Lại sai án sát sứ Thành Lâm 成林 (sang) dụ tế và dò thám trong nước chúng”. Thành Lâm (khi) trở về đem sự nước ấy bị xâu xé tâu lên. Bèn thôi.

Xưa, họ Nguyễn (chúa Nguyễn) đời đời làm vương ở Quảng Nam, lấy cảng Thuận Hóa làm cửa ngõ. Với Chiêm Thành, Xiêm La đều liền đất (dọc theo) bờ bể tây nam. Khi có thuyền buôn theo gió vào cảng ấy, nếu không gió tây thì không ra được, (chúng) bèn thu mất hàng hóa. Tức như chuyện thuyền buôn Trung quốc ngẫu nhiên vào, mà cũng tăng thuế lên gấp nửa. Vì vậy, thuyền buôn các nước Hồng mao, Xiêm La, Chiêm Thành, đều lấy sự tới cõi Quảng Nam làm kiêng.

Cha con Nguyễn Quang Bình dùng binh cướp nước (ấy). Của trong nước hư hao. Thuyền buôn không đến. Bèn sai hơn trăm chiếc Tàu Ô, mười hai viên tổng binh, lấy tiếng là tìm mua quân lương, đi chiêu tập nhiều tụi vong mạng dọc bờ bể Trung quốc. Lấy quan tước làm mồi nhử, cấp cho thuyền và khí giới, sai đưa đường vào cướp (các vùng) Mân (Phúc Kiến), Việt (Quảng Đông), Giang (Giang Tô), Chiết (Chiết Giang).

Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796: Cảnh Thịnh thứ 4), các tỉnh tâu rằng đã bắt được giặc biển, nhiều lần (thấy) có binh tướng An Nam và sắc ấn (An Nam) ban tước cho các tổng binh. Vua bảo tư (việc ấy) hỏi An Nam. Nó còn bảo quốc vương không biết chuyện sao? (nguyên văn: “Thượng bất vị quốc vương dự tri dã” 尚不謂國王預知也 nhưng chắc rằng phải đưa chữ “bất” xuống trước chữ “tri”. Xem lời dẫn).

Xiêm La đã cùng Quảng Nam tích oán. Gặp khi cháu họ ngoại nhà Lê (nguyên văn: Lê Thị Sanh) 甥 là vua Nông Nại 農耐 (Đồng Nai), Nguyễn Phúc Ánh (nguyên chú: vốn tên là Chủng, đây là tên đổi) chạy tới Xiêm La. Xiêm La lấy em gái gả cho, giúp cho binh, (bèn) khắc phục Nông Nại. Thế càng ngày càng mạnh. Họ Nguyễn gọi là cũ cùng với họ Nguyễn mới, nhiều lần đánh nhau; chiếm được đô cũ Phú Xuân (nguyên chú: Năm Gia Khánh thứ 9 [1804], tổng đốc Lưỡng Quảng, Uy Thập Bố tâu rằng thuyền rợ An Nam từ cảng Thuận Hóa mà vào Quỳnh [đảo Hải Nam]. Bể châu này đối diện với dọc xứ Thuận Hóa, ấy là cửa ngõ của Phú Xuân thuộc An Nam.

Phú Xuân là quốc đô nó. Xem đó thì Phú Xuân là Tây đô, chứ không phải Đông đô) bắt trói và dâng bọn giặc bể Mạc Phù Quan 莫扶觀. Chúng đều là gian dân Trung quốc, đã từng nhận tước Đông Hải vương và chức tổng binh của An Nam ban cho. (Phúc Ánh) lại dâng lên sắc phong và ấn vàng của Nguyễn Quang Toản, mà đã bắt được khi đánh lấy Phú Xuân(3).

Ấy vào năm Gia Khánh thứ tư (1799 – thật ra thì Quang Toản bỏ Phú Xuân năm 1801). Vua chiếu rằng: “Cha con họ Nguyễn làm tôi thờ thiên triều, (lại) chiêu nạp tụi bạn vong, nhóm gian, nhử trộm. Phụ ơn như thế, không (tội) gì lớn hơn. Nay quốc đô, sắc phong, ấn (đều) không giữ nổi. Sự diệt vong đã chắc nay mai. Đó tỏ rằng lẽ “khuynh phúc” (trời làm đổ cái gì đã nghiêng) không sai. Vậy sai tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh 吉慶 tới Trấn Nam quan, thúc binh giữ biên giới. Đợi khi nào Nguyễn Phúc Ánh lấy được toàn cõi An Nam thì sẽ tâu lên”.

Năm (Gia Khánh) thứ 7, tháng chạp (đầu năm 1803), Nguyễn Quang Ánh (đã) diệt được An Nam, sai sứ vào cống, bày tỏ trọn đầu đuôi sự gây binh, rằng ấy vì nhà Lê cũ mà phục thù. Đất Nông Nại ngày trước được phong, vốn xưa là đất Việt Thường (nguyên chú: Xét Minh sử, Chiêm Thành và Lão Qua là đất Việt Thường cũ, vậy thì Nông Nại phải liền đất với phía tây Quảng Nam). Nay lấy đất An Nam thêm vào. (Lòng) không quên đất đời đời đã giữ, (vậy) xin lấy tên Việt Nam gọi nước (nguyên văn, nhưng thật thì Gia Long xin đặt tên nước là Nam Việt). Chiếu phong làm Việt Nam quốc vương.

Trước đó, năm Càn Long thứ 54 (1789), khi Lê Duy Kỳ bị an trí ở kinh sư, có cựu thần, bọn Lê Quýnh, bốn người nhất định không chịu cắt tóc, thay áo mũ. Vả chúng nói: “Em quốc vương là Duy Chỉ, cùng các tông **** và cựu thần họp nhau để tự bảo; nghĩa quân đông lắm. (Vậy) muốn xin ra cửa quan để lo khôi phục”.

Vua bảo rằng: “Nguyễn Quang Bình đã quy thuận, được ta phong. Thế mà tụi Lê Quýnh lưu ly, chạy vạy, lại không tùy thịnh suy mà lui tiến, còn trung với cái mình thờ. Đặc biệt sắc cho Nguyễn Quang Bình hãy đem ra (Trung quốc) thê thiếp, em trai gái của Lê Duy Kỳ; khiến mất (nguyên văn: “Vô tý thất sở sự”, tôi nghi chữ “vô” thừa) cái chúng thờ”. Chưa thi hành thì vào năm Gia Khánh thứ 7 (1802) Nguyễn Quang Toản bị diệt.

Bấy giờ, chiếu cho các bầy tôi nhà Lê, ai nhớ đất cũ thì sẽ theo quan tài Lê Duy Kỳ về nước.

Ấy bởi họ Nguyễn mới đã cướp nước họ Lê được hơn mười năm, lại bị diệt bởi họ Nguyễn cũ. Ngày nay, làm việc chức cống không phải họ Nguyễn ngày trước nữa.

* * * * * * *

Phần phụ (trang 52/b):

An Nam ghét thuốc phiện và giáo Thiên Chúa của Tây dương, đã cấm tàu buôn vào Quảng Nam từ lâu. Đến khi Anh Cát Lợi đóng quân ở Ấn Độ; có tướng nghe chuyện nước họ Nguyễn mới gây việc binh, (cho rằng) có thể thừa dịp. Bèn đem hơn mười tàu binh tiến vào cửa sông Phú Lương. Người An Nam rút hết thuyền giấu vào trong cảng. Trên vài trăm dặm, không có một ai. (Tàu Anh) tiến thẳng về Đông đô. Đang đêm, thình lình một trăm mười chiếc thuyền con ra phía dưới trong cảng, thừa lúc có gió, theo nước thủy triều mà đánh hỏa công. Rợ Anh không đường trốn. Bảy chiếc tàu vào trước bị đốt. Các tàu còn lại ở cửa sông sợ trốn, không có mặt mũi nào về nước. Bèn thuận tới Quảng Đông, mưu chiếm Áo Môn. Không làm được rồi đi, ấy là chuyện đời Gia Khánh thứ 13 (1808), khi Ngô Hùng Quang làm tổng đốc Quảng Đông.

* * * * * * *

Phần bình luận (trang 53/a):

Tôi, Nguyên, nói rằng:

Hình thế nước An Nam thì Tây đô mạnh hơn Đông đô. Cho nên các họ Trần, Mạc, Lê, Nguyễn, lần lượt dấy lên, đều trước hết chiếm Quảng Nam, Thuận Hóa đã. Thắng rồi mới đưa đại binh đánh về phía đông (tức phía bắc).

Chính binh (ta) đã từ Quảng Tây thẳng tới Đông đô, mà đáng ra thì kỳ binh nên qua thổ ty họ Mạnh thuộc Vân Nam vào châu Thủy Vỹ (Lao Kay). (Nếu) lại hẹn Xiêm La áp đánh Quảng Nam phá Tây đô nó, thì Nguyễn Quang Bình ắt phải bị bắt, mà không sự lo sau. Dùng binh sao có thể không rõ địa lợi?

Giặc Tàu Ô vào cướp Trung quốc cũng từng bị phá ở Mân, Việt, tan rã vì bão, thua tàu giáp bản của Tây dương xa lắm. Thế mà (An Nam) hai lần diệt được tàu của rợ Anh tới rình mò. Ấy đều (vì) để mặc giặc vào cảng, đặt quân phục, đánh hỏa công. Mới biết rằng chính quân không bằng kỳ quân, rằng sức mạnh không địch trí khôn. Giữ cửa bể không bằng giữ sông bên trong.

Khăng khăng muốn súng Tây dương, tàu Tây dương, mới đủ chế lại Tây dương! Như vậy chẳng để An Nam cười cho chăng? Đáng buồn cười!

* * * * * * *

* Cước chú phần dịch:

(1) Trong “Chinh An Nam ký lược”, Sư Phạm cho biết thêm rằng: “Lại tuần vũ Quảng Tây tư khai, kê danh sách các quyến thuộc tùy tùng, đầu mục của tự tôn vua An Nam có: Nguyễn Thị Ngọc Tố 阮氏玉素 là mẹ; Nguyễn Thị Ngọc Thụy 阮氏玉瑞 là vợ; Lê Duy Thuyên 黎維詮 lên ba tuổi là con tự tôn Lê Duy Kỳ; con trai có chức sáu người, con gái có vị sáu người, bộc đồng băm sáu tên” (sách kể trên, trang 123b).

(2) Về Hoàng Văn Đồng, Sư Phạm chép:

“Trước đó, ngày 28 tháng 10, đốc sư (nguyên soái) Tôn công đem đề đốc Quảng Tây Hứa Viết Hanh ra cửa Trấn Nam quan, qua Lạng Sơn mà tiến. Ngày 13 tháng 11, bại giặc ở Xương Giang. Ngày 15 đến Thị Cầu. Giặc chận đường ở sông Phú Lương. Tiến đánh nó. Giặc thua to. Ngày 20, vào kinh nhà Lê. Làm vững ngôi cho tự tôn Duy Kỳ. Thành thử khi quân Điền (Vân Nam) đến điếm thì An Nam đã được bình định rồi. Gặp có lệnh ban sư (triệt binh). Ngày 21 tháng giêng năm sau, rút về Vân Nam. Xét thấy rằng sở dĩ quân Điền tiến không bị ngăn là nhờ Hoàng Văn Thông mở đường. Hoàng Văn Thông là tôi nhà Lê, trung với nhà Lê. Gặp loạn Nguyễn, quốc dân nhiều người phản theo Nguyễn. Chỉ mình Hoàng Văn Thông giữ nhà Lê. Gặp lúc đại binh nam chinh, Văn Thông nhân dịp mở đường cho quân Điền. Trên hơn nghìn dặm quân đi, có sẵn nệm chiếu. Quân Việt (Quảng Tây và Quảng Đông) bị tan sập. Một mình quân Điền kéo rầm rộ về được. Đó chẳng phải công Hoàng Văn Đồng sao?”

Đoạn sau tác giả nhắc lại chuyện Vũ Văn Mật đời Mạc đã xin quân Minh, và hướng dẫn quân Minh vào đánh Mạc. Minh đã thưởng đai mũ cho y và hàng được Mạc. Tác giả trách các quan Thanh không biết lợi dụng che chở cho Hoàng Văn Thông, để đến nỗi “Sau khi Lê mất, Hoàng Văn Thanh bị dụ rồi cha con đều bị giết”. Thật ra thì theo Trần Đình Dao, một cô thần triều Lê, thì chính Hoàng Văn Đồng đã theo Tây Sơn giết hại hai em trai Chiêu Thống (xem nội chú).

(3) “Gia Khánh đông nam Tĩnh hải ký” 嘉慶東南靖海記 (bài ký chuyện ở bể Tĩnh hải, phương đông nam, đời Gia Khánh) quyển 8, trang 36.

HẾT
 

hpx2

Xe đạp
Biển số
OF-354844
Ngày cấp bằng
18/2/15
Số km
18
Động cơ
263,530 Mã lực
Cụ vật nhau với con rận rồ Nga đó làm gì , bên TTVNOL em vật chán rồi ( giả khựa, giả mẽo, giả ngố ) .
cảm ơn bác mình cũng bắt đầu thấy nói với hạng ý là phí lời có lẽ nó đang cố tình dẫn dụ mình vào 1 thứ gì đó
 

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,381
Động cơ
-47,301 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Nếu có quân đội nào hèn nhất e xin đề cử QĐ ND anh hùng :D
Chỗ e có một cụ tham gia chiến tranh tây nam trong mầu áo QĐ ND.
Các cụ cũng biết khi đó để truy đuổi tàn quân Khờ me đỏ thì nhiều lần chúng ta phải oánh sang tận Thái Lan. Không may trong một lần truy kích cụ đấy bị lạc đơn vị và bị TL bắt làm tù binh.
Chuyện chẳng có gì theo lẽ thường, nhưng hồi đấy ta quyết liệt phản đối khẳng định VN ko bao giờ xâm phạm lãnh thổ Thái. Nếu công nhận cụ đấy đúng là bộ đội cụ Hồ thì còn mặt mũi nào. Cụ nào đọc mấy cái hồi ký còn nhớ chi tiết nhiều lần đại sứ VN Trần Quang Cơ từ chối nhận công hàm của Thái.
Thành ra cụ tù binh đấy ở thế lưỡng nan, éo đc coi là tù binh, bị chính mẫu quốc ruồng bỏ. Không chỉ riêng cụ mà hồi đấy rất rất nhiều, nhiều cụ đã hy sinh mà gia đình chỉ biết là mất tích.
Sau này cụ ấy ko thể trở lại VN (vì có nhận đâu) và đc cho tỵ nạn nc thứ 3, nhưng đến giờ vẫn ám ảnh nặng; những người chiến đấu cho lý tưởng cho đất nc của họ nhưng bị chính đất nước ấy ném vào sọt rác.
Nói ra để thấy đôi lúc các cụ đọc báo đài nhồi sọ toàn cái hay ý đẹp nhưng thực tế đ éo phải tất cả đều mầu hồng. Quân đội có nhiều chiến công là QĐ chăm lo đc cho người lính của họ lúc thắng lợi cũng như khi hoạn nạn.
Vì đại cục, vì đại cục. Giờ nói chuyện chiến trường thì bi hài lắm, ông bắn ông nằm, có ông chả làm gì về kể chuyện nó mới hồi hộp :)).

Trở lại vụ của cụ thì nên thế nào?
 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
309
Động cơ
247,810 Mã lực
Nếu có quân đội nào hèn nhất e xin đề cử QĐ ND anh hùng :D
Chỗ e có một cụ tham gia chiến tranh tây nam trong mầu áo QĐ ND.
Các cụ cũng biết khi đó để truy đuổi tàn quân Khờ me đỏ thì nhiều lần chúng ta phải oánh sang tận Thái Lan. Không may trong một lần truy kích cụ đấy bị lạc đơn vị và bị TL bắt làm tù binh.
Chuyện chẳng có gì theo lẽ thường, nhưng hồi đấy ta quyết liệt phản đối khẳng định VN ko bao giờ xâm phạm lãnh thổ Thái. Nếu công nhận cụ đấy đúng là bộ đội cụ Hồ thì còn mặt mũi nào. Cụ nào đọc mấy cái hồi ký còn nhớ chi tiết nhiều lần đại sứ VN Trần Quang Cơ từ chối nhận công hàm của Thái.
Thành ra cụ tù binh đấy ở thế lưỡng nan, éo đc coi là tù binh, bị chính mẫu quốc ruồng bỏ. Không chỉ riêng cụ mà hồi đấy rất rất nhiều, nhiều cụ đã hy sinh mà gia đình chỉ biết là mất tích.
Sau này cụ ấy ko thể trở lại VN (vì có nhận đâu) và đc cho tỵ nạn nc thứ 3, nhưng đến giờ vẫn ám ảnh nặng; những người chiến đấu cho lý tưởng cho đất nc của họ nhưng bị chính đất nước ấy ném vào sọt rác.
Nói ra để thấy đôi lúc các cụ đọc báo đài nhồi sọ toàn cái hay ý đẹp nhưng thực tế đ éo phải tất cả đều mầu hồng. Quân đội có nhiều chiến công là QĐ chăm lo đc cho người lính của họ lúc thắng lợi cũng như khi hoạn nạn.
Nếu những thông tin cụ cung cấp là đúng sự thật thì quân đội đấy không hèn, người lính ấy không hèn, chỉ có nhưng người làm thủ lĩnh chính trị nhu nhược không quyết đoán thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top