Chúng ta phải dựa vào cái gọi là LẬP PHÁP để xét đoán, đó mới là cơ sở của việc phản biện. Chứ không như ông gì đó đem 2 phạm trù của sinh học là gen trội- gen lặn, rồi thêm cái gọi là gen bổ sung do ông ấy tự nghĩ ra đem vào. Quan chế thời phong kiến VN. người ta cũng có khoa học của người ta, nhà nước mình không có tính kế thừa chế độ pk, ngược lại lại phủ nhận sạch trơn, nên kinh nghiệm lập pháp hơn 1000 năm bỏ đi hết, tiếc thay.
Ví như thời Trần, họ dùng người trong tộc họ Trần làm Tể tướng, nhưng dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan hành khiển giữ. Sau này, nhà Trần phá lệ cho Hồ Quý Ly là họ ngoại, cho làm Bình chương phụ chính (bình chương tức là tể tướng) lại cai quản cả quân đội. Điều này khiến cho quyền lực họ Hồ khuynh loát, hệ quả là nhà Trần mất. Đến thời nhà Lê, Lê Thái Tổ lập ra triều đại, đặt quân chức mà theo P Huy Chú mô tả là ''trên dưới liên hệ lẫn nhau, lớn nhỏ giữ gìn nhau'', chứ không phải hồ đồ mà cơ nghiệp dài mấy trăm năm. Đến nỗi trước khi chết, Lê Lợi cẩn thận trao mệnh phụ chính không chỉ cho 1 người, mà tận 3 người đó là Lê Sát, Phạm Vấn và Lê Ngân, tức một nhóm lẻ. Dù Lê Sát có chuyên quyền tới đâu, thì triều vua Lê Thái Tông vẫn ổn định, chứ không bị suy chuyển gì.
Đại để anh có súng, nhưng không có quyền và tiền, anh này đặc biệt nhất, nguy hiểm nhất nên phải bị cách ly khỏi chính trị. Nhưng giờ anh lại có các mối quan hệ dân sự và có tiền, thì anh không bị ước thúc, dẫn đến cơ quan này sẽ lạm quyền. Còn anh có quyền, như quốc hội, lại không trực tiếp chỉ huy người có súng đạn.