[Funland] Quan điểm dạy con

ganopa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857972
Ngày cấp bằng
25/4/24
Số km
172
Động cơ
2,571 Mã lực
Tuổi
30
Em nhà nghèo, có đứa con gái đang tuổi mẫu giáo. Nhưng nó sống như con nhà giàu rồi. Em đang đau đầu đây.

Cầm điện thoại bố là check shopee bảo bố mua đồ chơi, đi học về là tót đi chơi trong xóm chiều nào đi làm về em cũng phải đi lượn mấy nhà quen để tìm. :))

Hôm qua chơi đồ hàng, con bé biết nói của bạn hết 5 nghìn. :))
Em thì đang khổ vì chiều con gái quá đây
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,629
Động cơ
970,446 Mã lực
e đứa nhà e, mỗi đứa 1 kiểu :D
 

Mss AN TÂM

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
3,435
Động cơ
119,251 Mã lực
Giờ nuôi con là cuộc chiến đấy ạ. Không phải cứ áp dụng của con người ta vào con nhà mình. Không phải cứ lý thuyết của mấy ông bà nói giáo dục đâu ạ. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,635
Động cơ
547,423 Mã lực
Quan điểm dạy con thì khó có một chuẩn cho gia đình nào, tronh nhà 2 đứa có khi phải 2 cách dạy.
Em thấy mấy thằng quan bị tóm và sắp bị nhiều đứa xuất phát gia đình khó khăn nên có vẻ tham và ăn tạp hơn -Tay bí thở và 1 GĐ sở ở tỉnh nọ mà mấy nay nổi phềnh trên FB là ví dụ đều xuất phát từ bần hàn nên tham và ăn tạp hơn mấy ông cấp phó với xuất phát nhà có ĐK hơn -chắc để bõ ngày bé đói khổ.
Em thì dạy 2 đứa là cố mà học hành tử tế, có cái nghề dể sống lương thiện (trong ĐK có thể nhất ) chứ không chỉ nhăm nhăm kiếm tiền bằng mọi giá mà dùng mưu hèn kế bẩn và như thế cần CỐ GIẢM cái CÁM DỖ và bố mẹ phải làm gương cho dù ở CV bi giờ có thể có cơ hội ăn bẩn- chỉ nói để con hiểu và làm theo chứ không có ý rao giảng đạo đức gì, mong chúng hiểu và xã hôi cho chúng làm người lương thiện!
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,261
Động cơ
563,674 Mã lực
Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi đứa lại 1 tính 1 nết, lựa theo hoàn cảnh tính nết mà dạy con chứ chả có khuôn phép nào chung cả , em thật.
Dạy con thế nào là ý muốn chủ quan của bố mẹ. Tính cách con như nào là ý muốn chủ quan của nó. Bởi vậy các cụ nói: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
Gọi là dạy, chứ thực tế phần lớn là do tố chất bẩm sinh từng đứa, hình thành tính cách khác nhau.
 

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
7,888
Động cơ
536,572 Mã lực
các bác thích dạy con thế nào thì dạy,nhưng nên phù hợp với tính cách của đứa trẻ và tình trạng/gia cảnh gia đình mình. Còn kết quả thế nào thì chờ lúc các cháu lớn sẽ là cái chỗ dựa cho các bác đấy. Chứ đừng để tầm hơn 10 năm sau các bác đi hót ... cho con thì mệt, hoặc nuôi cả con cả cháu thì nhục lắm :D. Còn cái quan trọng là kết quả sau cùng có đạt được là đứa con đó có hoàn hảo với mình ko đã. Còn như e thì chỉ cần sau này nó tự kiếm đủ ăn và có hiếu quan tâm với bố mẹ nó là được!
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,723
Động cơ
440,182 Mã lực
Ko biết ông thớt móc đâu ra thằng cha Huỳnh lẩm cẩm, sách dạy con chung chung, sách dạy con nhà giàu và sách dạy con nhà nghèo khác nhau. Chung quy mẫu số chung dạy con nhà phải tự lập và người sống có quy tắc, vâng lời khi còn bé và nguiowif tốt khi lớn. Còn dạy làm giàu thì hãy học những thứ bất qiuy tắc và lảm cẩm như trên
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,376
Động cơ
335,836 Mã lực
Em còn được cháu em tặng sách "Em phải đến Havard học kinh tế" nữa kìa.
Nhìn bìa sách em đã sợ rồi thì còn tâm trạng nào mà đọc để dạy con :D
 

nguyenmanhtuan3

Xe tăng
Biển số
OF-314542
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
1,794
Động cơ
306,057 Mã lực
nc là tại sao có thể dạy con theo cách nhà giàu đc vì nhà giàu.
Chứ nhà nghèo thì làm sao trả giá đc khi con làm việc sai lầm quá lớn.
Người giàu có thể làm lại nhiều lần, sai nhiều lần và rút ra kinh nghiệm nhiều lần.
Người nghèo chỉ có thể nhìn sai lầm của người giàu và đúc rút nhiều nhất có thể kinh nghiệm
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,775
Động cơ
436,112 Mã lực
Mục 2: Con em được dạy tiêu tiền từ bé. Nhưng không có cái kiểu khóc lóc ăn vạ như vậy. Món đồ chơi nhiều tiền hơn hạn mức cho phép thì phải đổi công sức lao động ra mà kiếm. Ngày bé em giao con đánh giày cho cả nhà, làm spa( massage mặt )cho mẹ, em trả như làm ngoài. Số tiền đó cháu được toàn quyển sử dụng.
Mục 3: Tuổi còn nhỏ, làm mọi việc mà không xin phép thì đội nó lên đầu à. Trẻ nhỏ khuyến khích khám phá mọi thứ nhưng bố mẹ phải biết đâu là giới hạn an toàn, đâu là việc phải cấm hoàn toàn. Đồng thời cho con cái phát triển tự do nhưng mình phải uốn dần như cây con bằng kỷ cương mềm dẻo.
Mục 4: Quy tắc có thể bị phá vỡ nhưng nó phải đảm bảo không trái với lương tâm của mình và không phạm pháp.
Mục 5: Yêu tiền. Đúng là phải yêu tiền, nhưng đó là tiền do mình làm ra bằng công sức, mồ hôi ạ.
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,729
Động cơ
418,996 Mã lực

Em chỉ trích dẫn từ mục thứ 2, vì em sẽ dạy con theo cách như thế này:

2. Khuyến khích trẻ tiêu tiền

Cha mẹ giàu sẽ khuyến khích con cái tiêu tiền, trong khi những gia đình nghèo hơn thúc giục các con tiết kiệm tiền. Một thí nghiệm đã được tiến hành với 2 đứa trẻ - một đứa con nhà giàu và một đứa đến từ gia đình có thu nhập thấp hơn.

Cả hai đứa trẻ đều được cho 10 USD, được yêu cầu tìm một cửa hàng đồ chơi trong trung tâm mua sắm và tiêu toàn bộ số tiền. Kết quả là, đứa trẻ nhà nghèo chỉ tiêu 8 USD vì không muốn lãng phí và chỉ chi tiêu trong hạn mức được phân bổ.

Trong khi, đứa còn lại nhìn thấy món đồ chơi 100 USD thì khóc lóc và giận dữ cho đến khi có người mua cho. Anh Huỳnh cho biết, đứa trẻ nhà giàu có thể bị đánh giá “hư hỏng” nhưng kỳ thực, thằng bé đã đấu tranh vì điều mình mong muốn.

Đứa trẻ nghèo hơn, do được nuôi dạy về sự tuân thủ và tôn trọng nên sẽ hành động trong “giới hạn của các quy tắc”.

“Được sự hướng dẫn đúng đắn của người cha giàu có và được học về “rén xìng” từ khi còn nhỏ, đứa trẻ đã kiên quyết khóc ở cửa hàng và không quan tâm mọi người nghĩ gì”, anh Huỳnh nói.

“Đứa bé ấy sẽ là người chiến thắng trong kinh doanh, trong các mối quan hệ và bất cứ điều gì mà nó muốn. Trong khi đứa kia bị mắc kẹt trong giới hạn học tập để đạt điểm cao và sẽ không đạt được đỉnh cao trong việc có được điều mình muốn.

Chúng hành động trong giới hạn của 10 USD như được bảo và về cơ bản sẽ khó thành công trong cuộc sống”.

3. Trẻ con không cần sự cho phép

Các bậc cha mẹ giàu có thường dạy con họ không cần quan tâm đến những gì mọi người nghĩ hay nói về mình. Họ hiểu rằng giáo dục đến từ trường học chiếm 50%, còn 50% kia là học từ thực tế.

Trong khi, trẻ nhà nghèo tập trung 100% vào sách vở, được dạy phải xin phép trước khi thực hiện bất kỳ việc gì. “Nhà nghèo, 100% tập trung vào sách vở, thứ mà về cơ bản khiến họ bị mắc kẹt trong hệ thống giáo dục”, anh Huỳnh nói.

4. Các quy tắc có thể bị phá vỡ

Anh Huỳnh cho biết, cha mẹ giàu có thường dạy con rằng quy tắc có thể bị phá vỡ.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo được dạy phải tuân thủ các quy tắc. Còn đứa trẻ nhà giàu biết “tất cả các bí mật về tiền bạc” và cuối cùng chúng sẽ là người đặt ra những quy tắc mà đứa trẻ khác phải tuân theo.

“Đứa trẻ nhà nghèo có thể có chỉ số IQ trên 300, vì chúng đã học cả đời theo hệ thống giáo dục dựa trên quy tắc và sự cho phép.

Trong khi đứa trẻ có 50% trí thông minh thực tế cuộc sống và 50% trí thông minh từ trường học có thể chỉ có chỉ số IQ trung bình, học lực trung bình, đổi lại chúng biết về ‘rén xìng’. Và sau này, chúng sẽ trở thành những doanh nhân, chủ doanh nghiệp, và đứa con hiếu học của bạn phải làm theo quy tắc do chúng đặt ra”.

5. Yêu tiền

Quy tắc cuối cùng, anh Huỳnh cho biết cha mẹ giàu có dạy con cái là phải biết yêu quý tiền bạc.

“Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ nói chuyện với một nhà môi giới thế chấp như tôi, để đầu tư vào nhiều thứ hơn, để trở nên giàu có hơn”.

Ngược lại, những đứa trẻ nhà nghèo hay được dạy rằng tiền là “xấu xa”. “Không, không, đừng động đến tiền, hãy đọc sách đi. Họ hay bảo con cái như vậy” – anh Huỳnh chia sẻ.

“Cha mẹ nghèo hay hỏi ‘tại sao con phải vay thế chấp, tại sao con lại mắc nợ, con không nên làm điều đó... Điều đó rất rủi ro. Đừng mắc nợ, hãy ngồi đó và kiếm 100.000 USD đi rồi hẵng nghỉ hưu’".

-> Quan điểm của các cụ mợ thế nào? em xin mở thớt để mọi người cùng chia sẻ
Em xin tham luận mỗi mục 2. Khuyến khích trẻ tiêu tiền:
Ông này xuất thân có bố là quân nhân, mẹ bán trà rong vỉa hè https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Phạm_Nhật_Vượng

Từ tham luận trên suy ra, cứ dạy bảo con học hành tử tế thôi chứ chẳng có công thức thành công mẹ nào cả.
 

Vinsa35

Xe tải
Biển số
OF-857902
Ngày cấp bằng
24/4/24
Số km
300
Động cơ
7,293 Mã lực
Em nghĩ cấp 3 trở lên, đủ tuổi, ko vi phạm pháp luật thì 10-15 điếu thì cũng đâu có sao đâu. Thằng em ok thì thằng anh mới sáng suốt minh mẫn học tập. Mọi thứ cân bằng sẽ tốt ạ . Là quan điểm riêng của em thôi ạ.
Như cụ trên nói, chén nhiều nó thành quen mà ko chén nó cũng quen. Để nó tập trung vào học tập và chơi thể thao thì nó sẽ quên đi phần nào.
Với lại cụ cho nó tiền nhà nghỉ 15 ngày/tháng là cũng chiều con kinh đấy
Tí tuổi mà 15 điếu chắc chắn đẹo tập trung học dc nữa và đến tuổi 30 là nó chán mẹ gái luôn
 

tunglam2806

Xe điện
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
2,029
Động cơ
39,550 Mã lực
Em nghĩ chén rồi tâm trí mới tập trung học hành. Chưa chén đầu nó bí lắm cụ ạ
Tình dục là bản năng của người trưởng thành. Người trưởng thành là phải có tình dục. Em chén từ đầu năm lớp 10. Bạn gái bằng tuổi. Cả em và bạn gái đều hài lòng về chuyện đó. Tình dục không hề ảnh hưởng đến chuyện học tập của bọn em. Trái lại nó còn giúp bọn e học tốt hơn. Cả hai thời đi học đều trong top. Em thanh niên 4x.
 

Tuấn 3s

Xe tăng
Biển số
OF-548177
Ngày cấp bằng
30/12/17
Số km
1,518
Động cơ
-291,952 Mã lực
Cụ hơi vui quá đà rồi.

Em biết nó có bạn gái năm lớp 9, em rủ 2 thằng đi đánh bi-a, xong cho thằng em về trước, ngồi chém gió với thằng anh một lúc emhỏi rõ ràng "có bạn gái đã chén chưa".

Cu cậu ngượng tím mặt.

Sau khi phang "kháng sinh liều cao" em bắt đầu nói về chuyện ko nên chén sớm, vì chén cũng quen mà ko chén cũng quen, nên cứ kìm lại để tâm trí tập trung học hành, sau này chén thì mua cái bao tử tế loại mỏng cho nó êm (cho em hình ảnh luôn loại tốt). Mình nói sau này thôi, chứ lúc nào là việc của nó.
Em nói luôn, nếu có việc gì cần đến mấy trăm đến mấy triệu mà thấy thực sự cần cứ gặp riêng Ba, nói rõ nếu thấy có thể linh động được Ba sẵn sàng. Cu cậu thấy thoải mái.
Đồng tình với cụ ý "chén cũng quen mà ko chén cũng quen" và ý "tạo hoàn cảnh (đi chơi bi-a) để đề cập câu chuyện"
 

MinhGDX

Xe tải
Biển số
OF-846899
Ngày cấp bằng
18/1/24
Số km
274
Động cơ
6,372 Mã lực
Đừng nên mua đồ chơi nhiều khi nó chưa đòi.
Em mua nhiều quá giờ nó kiểu ko cần nữa luôn, dửng dưng. mất cái để dụ dỗ
 

KhuatNguyên

Xe tải
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
481
Động cơ
108,504 Mã lực

Em chỉ trích dẫn từ mục thứ 2, vì em sẽ dạy con theo cách như thế này:

2. Khuyến khích trẻ tiêu tiền

Cha mẹ giàu sẽ khuyến khích con cái tiêu tiền, trong khi những gia đình nghèo hơn thúc giục các con tiết kiệm tiền. Một thí nghiệm đã được tiến hành với 2 đứa trẻ - một đứa con nhà giàu và một đứa đến từ gia đình có thu nhập thấp hơn.

Cả hai đứa trẻ đều được cho 10 USD, được yêu cầu tìm một cửa hàng đồ chơi trong trung tâm mua sắm và tiêu toàn bộ số tiền. Kết quả là, đứa trẻ nhà nghèo chỉ tiêu 8 USD vì không muốn lãng phí và chỉ chi tiêu trong hạn mức được phân bổ.

Trong khi, đứa còn lại nhìn thấy món đồ chơi 100 USD thì khóc lóc và giận dữ cho đến khi có người mua cho. Anh Huỳnh cho biết, đứa trẻ nhà giàu có thể bị đánh giá “hư hỏng” nhưng kỳ thực, thằng bé đã đấu tranh vì điều mình mong muốn.

Đứa trẻ nghèo hơn, do được nuôi dạy về sự tuân thủ và tôn trọng nên sẽ hành động trong “giới hạn của các quy tắc”.

“Được sự hướng dẫn đúng đắn của người cha giàu có và được học về “rén xìng” từ khi còn nhỏ, đứa trẻ đã kiên quyết khóc ở cửa hàng và không quan tâm mọi người nghĩ gì”, anh Huỳnh nói.

“Đứa bé ấy sẽ là người chiến thắng trong kinh doanh, trong các mối quan hệ và bất cứ điều gì mà nó muốn. Trong khi đứa kia bị mắc kẹt trong giới hạn học tập để đạt điểm cao và sẽ không đạt được đỉnh cao trong việc có được điều mình muốn.

Chúng hành động trong giới hạn của 10 USD như được bảo và về cơ bản sẽ khó thành công trong cuộc sống”.

3. Trẻ con không cần sự cho phép

Các bậc cha mẹ giàu có thường dạy con họ không cần quan tâm đến những gì mọi người nghĩ hay nói về mình. Họ hiểu rằng giáo dục đến từ trường học chiếm 50%, còn 50% kia là học từ thực tế.

Trong khi, trẻ nhà nghèo tập trung 100% vào sách vở, được dạy phải xin phép trước khi thực hiện bất kỳ việc gì. “Nhà nghèo, 100% tập trung vào sách vở, thứ mà về cơ bản khiến họ bị mắc kẹt trong hệ thống giáo dục”, anh Huỳnh nói.

4. Các quy tắc có thể bị phá vỡ

Anh Huỳnh cho biết, cha mẹ giàu có thường dạy con rằng quy tắc có thể bị phá vỡ.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo được dạy phải tuân thủ các quy tắc. Còn đứa trẻ nhà giàu biết “tất cả các bí mật về tiền bạc” và cuối cùng chúng sẽ là người đặt ra những quy tắc mà đứa trẻ khác phải tuân theo.

“Đứa trẻ nhà nghèo có thể có chỉ số IQ trên 300, vì chúng đã học cả đời theo hệ thống giáo dục dựa trên quy tắc và sự cho phép.

Trong khi đứa trẻ có 50% trí thông minh thực tế cuộc sống và 50% trí thông minh từ trường học có thể chỉ có chỉ số IQ trung bình, học lực trung bình, đổi lại chúng biết về ‘rén xìng’. Và sau này, chúng sẽ trở thành những doanh nhân, chủ doanh nghiệp, và đứa con hiếu học của bạn phải làm theo quy tắc do chúng đặt ra”.

5. Yêu tiền

Quy tắc cuối cùng, anh Huỳnh cho biết cha mẹ giàu có dạy con cái là phải biết yêu quý tiền bạc.

“Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ nói chuyện với một nhà môi giới thế chấp như tôi, để đầu tư vào nhiều thứ hơn, để trở nên giàu có hơn”.

Ngược lại, những đứa trẻ nhà nghèo hay được dạy rằng tiền là “xấu xa”. “Không, không, đừng động đến tiền, hãy đọc sách đi. Họ hay bảo con cái như vậy” – anh Huỳnh chia sẻ.

“Cha mẹ nghèo hay hỏi ‘tại sao con phải vay thế chấp, tại sao con lại mắc nợ, con không nên làm điều đó... Điều đó rất rủi ro. Đừng mắc nợ, hãy ngồi đó và kiếm 100.000 USD đi rồi hẵng nghỉ hưu’".

-> Quan điểm của các cụ mợ thế nào? em xin mở thớt để mọi người cùng chia sẻ
Sẽ ra sao nếu đứa trẻ tiêu tiền kia tài năng có hạn, khi đã tiêu hết số tiền cha mẹ để lại.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,635
Động cơ
547,423 Mã lực
Em còn được cháu em tặng sách "Em phải đến Havard học kinh tế" nữa kìa.
Nhìn bìa sách em đã sợ rồi thì còn tâm trạng nào mà đọc để dạy con :D
Cuốn này hay mà cụ, cũng in đâu vài chục rồi, cô Diệc Đình là nv chính hình như cũng không thành công lắm!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top