Cái tục chém ông lợn này không biết tự bao giờ.
Suốt chiều dài lịch sử,nông nghiệp An Nam loanh quanh giồng lúa nước,có biết chăn nuôi cái gì cho to tát đâu.Thức ăn thì chỉ con cá lá rau,quanh năm có nuôi chăng được vài con gà để đến Tết thịt,mấy cái chọi trâu chém lợn em chả tin là từ các cụ truyền về.Con lợn ngày xưa là giống lợn ỉ,nuôi mấy năm theo kiểu dũi đất nhặt cỏ được vài ba chục cân,có đem chém nom nó cũng bẩn cả đàn tế.Con trâu làng nào muốn giết phải có phép quan trên cho được giết vì những ốm đau tật bệnh chứ trâu bò là sức kéo được bảo trợ,không phải thích là chọi là giết.
Em sợ là,từ dạo đổi mới khấm khá,mấy ông hưu trí chữ tác chữ tộ vô sư vô sách,lại gặp mấy thằng cán bộ văn hóa đểu nó gà cho,thế là bịa tạc ra huyền tích,tô vẽ ra phong tục.Không nói về sự phồn thực quá lố ở cảnh giết cảnh máu,riêng cái lệ đem chấm đồng tiền vào lấy lộc đã thấy bố láo rồi.Mãi đến đời ông Quý Ly mới có tiền giấy,mà dân gian thì phải đợi đến Tây lông thực dân mới được phổ cập đến cái giấy bạc năm hào,làm gì ra có cái lệ chấm tiền vào lấy lộc.
Bây giờ cứ lôi đám văn hóa Bắc Giang với tiên chỉ kỳ mục ở Ném Thượng ra cho chứng minh cái tích ấy có từ bao giờ thử xem?