Về mặt thống kế số liệu thì cụ có thể xem điểm chuẩn và thấy Yên Hòa lúc nào cũng cao hơn 2 trường của Hoàn Kiếm.
Về mặt cảm quan thì mỗi người đều có đánh giá khác nhau, và có vẻ cụ đang đánh giá theo tiêu chí này dựa trên yếu tố lịch sử để lại của các trường để đánh giá. Cá nhân em thấy bây giờ là năm 2020 rồi, mọi thứ đã khác 15-20 năm trước. Trước đây các trường trên phố có lợi thế là ở khu vực trung tâm, tiếp xúc được nhiều luồng văn hóa, học sinh được quan tâm hơn. Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây ở các khu vực mới với cơ sở hạ tầng, vật chất thay đổi, bố mẹ có điều kiện hơn nên chăm chút cho con cái và mặt bằng các con tiến bộ là chuyện đương nhiên. Sự khác biệt giữa các trường khu vực nội thành cũ và mới không còn rõ rệt nữa. Các cháu đều giỏi.
Công việc của em cũng có liên quan đến giáo dục, tiếp xúc với các cháu sinh viên đi du học, em thấy C3 Yên Hòa bây giờ rất khá, cũng chẳng kém Kim Liên là bao nhiêu, tìm tòi đi du học trường xịn rất nhiều. Và vì vậy em vẫn nghĩ là Trần Phú chưa thể ngồi cạnh Yên Hòa từ năm 2015 (trước đó em không có nhiều dữ liệu), và Việt Đức thì có thể miễn cưỡng ngồi cùng.
Đấy là nói về hệ thống trường công lập, Cầu Giấy, Thanh Xuân cũng có hệ thống ngoài công lập, chuyên rất mạnh như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu, Ams2, Ngôi Sao, Archimedes, CLC Cầu Giấy, CLC Thanh Xuân, Ams 3, chuyên của các trường đại học, Lương Thế Vinh..... nhiều vô kể. Cụ hay em có công nhận hay không thì rõ ràng Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm bây giờ là trung tâm giáo dục ở tất cả các cấp từ tiểu học đến đại học.