Em để đây, cho các cụ n/c tiếp về pháp luật và hình phạt phù hợp
Đấy là nhận thức kiểu luật rừng.Có hơi tốn máu thật, tôi thừa nhận.
Vậy, trong khi tôi và bác đang miệt mài "răn đe giáo dục cải tạo con người trở về thành công dân có ích cho xã hội chứ không phải biến họ thành gánh nặng cho xã hội", và lại có thêm 24 Thị Nhung + Văn Khang ra đường đi bão, kéo theo vài nạn nhân như chị Quỳnh - chuyện đã, đang và sẽ còn diễn ra, chúng ta nên làm gì hả bác?
Tệ hại hơn, nếu đấy là những nạn nhân mà bác và tôi quen biết???
Là tôi, tôi vui lòng hy sinh (đừng nói 24 cháu) toàn bộ 240 (Hai trăm bốn mươi) những Thị Nhung + Văn Khang, để bảo vệ được 01 (Một) chị nạn nhân Quỳnh trong tương lai.
Pháp luật trước hết, thứ nhất là để bảo vệ những nạn nhân Quỳnh tiềm năng.
Thứ nhì, là để bảo vệ những nạn nhân Quỳnh tiềm năng.
Thứ ba, là để bảo vệ những nạn nhân Quỳnh tiềm năng.
...
Có lẽ ở thứ mười ba, tôi mới xét đến những thủ phạm tiềm năng cần trở về thành công dân có ích cho xã hội.
Rất buồn là trường hợp này quá nhiều. Luật pháp không nghiêm minh thì sẽ còn tệ nạn dài dài.Đồng ý. Đi đường thấy phụ huynh chở con ngang nhiên chạy ngược chiều để vào trường học và rất nhiều lỗi giao thông. Một lần khác thấy đứa nhỏ ngồi sau xe uống xong hộp sữa hỏi con vứt hộp ở đâu, bà mẹ quát vứt xuống đường chứ đâu !!!
Nếu hình phạt nặng đem lại hiệu quả thì thời phong kiến sẽ không ai dám phạm tội vì sẽ bị tra tấn, nhưng sự thật là tội phạm nhiều hơn thời nay dù hình phạt nặng hơn thời nay. Nhiều chứng minh cho thấy tăng hình phạt nặng cả về tài chính hay về thể xác không cho thấy tác dụng răn đe tội phạm tốt hơn.Tụi nó biết rõ như thế là nguy hiểm cho tính mạng hợp pháp của người khác.
Và tụi nó mặc kệ, như ta đã thấy.
Hình như tụi nó còn không buồn quan tâm đến mạng của chính chúng nó.
Tốt thôi, hình phạt nặng có thể không phải là Giải pháp tốt nhất, nhưng tôi thấy nó luôn đem lại Hiệu quả.
Cứ xem cồn và NĐ 100 hay NĐ 168 thì thấy:
Cần vài chú ốp phờ bủn rủn với khóc nức nở trên tivi, khi bị vịn, là khác ngay.
Singapore là nước có chất lượng sống cao, an sinh xã hội tốt, đại đa số mọi người đều có chất lượng cuộc sống cao, và lại nhỏ nên dễ giám sát chặt chẽ, nên tỷ lệ tội phạm sẽ thấp. Tương tự là trường hợp của Ả Rập Xê Út, 1 nước có những hình phạt rất hà khắc và tỷ lệ tội phạm thấp nhưng cũng đi kèm với đó là chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội rất cao. Tuy nhiên, không có chứng minh thuyết phục rằng tỷ lệ tội phạm thấp của Singapore hay Ả Rập Xê Út là do hình phạt nặng, mà chủ yếu là do hỗ trợ bởi đời sống cao.Rất buồn là trường hợp này quá nhiều. Luật pháp không nghiêm minh thì sẽ còn tệ nạn dài dài.
Tôi nhớ trong hồi ký Lý Quang Diệu, có cậu bé người Mỹ sang bôi bẩn tàu điện Singapore. Bị xử đi tù luôn mặc cho phía Mỹ phản đối, biểu tình.
Và từ đó nạn bôi bẩn tàu điện không còn nữa
Tôi cũng nhớ ở Sing có án rất nặng với tội sử dụng/chứa chấp/mua bán ma.tuý, thường là tử tội. Và tỷ lệ rất ít có ma.tuý ở Sing
Có lần tôi làm việc với dữ liệu tư pháp của Sing, án cho tội lái xe gây tai nạn mà có nồng độ cồn rất nặng. Tỷ lệ vi phạm nồng độ cồn ở Sing hiện giờ rất thấp.
Tôi lại nhớ tư tưởng pháp trị của Thương Ưởng, nhờ đó mà nhà Tần hùng mạnh, làm tiền đề cho các đời sau thôn tính 6 nước thống nhất thiên hạ
Hình phạt KHÔNG CHỈ nhằm trừng trị .... MÀ CÒN giáo dục .... Có nghĩa là cái sự trừng trị nó vẫn là chính yếu!
Có chứng minh thuyết phục cho cái mệnh đề chữ đỏ cụ nêu ra ko?Singapore là nước có chất lượng sống cao, an sinh xã hội tốt, đại đa số mọi người đều có chất lượng cuộc sống cao, và lại nhỏ nên dễ giám sát chặt chẽ, nên tỷ lệ tội phạm sẽ thấp. Tương tự là trường hợp của Ả Rập Xê Út, 1 nước có những hình phạt rất hà khắc và tỷ lệ tội phạm thấp nhưng cũng đi kèm với đó là chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội rất cao. Tuy nhiên, không có chứng minh thuyết phục rằng tỷ lệ tội phạm thấp của Singapore hay Ả Rập Xê Út là do hình phạt nặng, mà chủ yếu là do hỗ trợ bởi đời sống cao.
Không nhân đạo với tội phạm thì sẽ rất khó để cải tạo, giáo dục được họ. Và hà khắc với họ thì chỉ tạo ra tâm lý tiêu cực cho không chỉ tội phạm mà cho toàn xã hội sẽ xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống theo xu hướng hà khắc, bạo lực, thiếu tinh tế. Nhân đạo cho nạn nhân là cần giúp cho xã hội tiến bộ, nhân văn hơn để tránh va lại lối cũ.Hình phạt KHÔNG CHỈ nhằm trừng trị .... MÀ CÒN giáo dục .... Có nghĩa là cái sự trừng trị nó vẫn là chính yếu!
Mấy cụ hô hào nhân đạo cho bọn tội phạm, không biết có nghĩ đến khía cạnh nhân đạo nào dành cho các nạn nhân của bọn nó ko?
Cụ có tin cái tụi được phóng thích ngay tại toà chỉ vài bữa nữa chúng nó lại đi đua tiếp ko? Nhốt tạm giam vài tháng về chúng nó sẽ kể như 1 chiến tích.Xem dẫn giải các cháu vào công đường, đa số mặt hớn hở, tươi vui như người hùng. Duy chỉ có cháu đi đầu và đi cuối là cúi mặt, ăn năn, hối hận. Gia đình khi được phỏng vấn vẫn nói con học dốt nhưng ngoan, bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo. Không biết đua xe lạng lách, tốc độ cao, nẹt pô là vi phạm pháp luật, đua cho vui, xả stress thôi ???
Đã có những người là nạn nhân hoặc người thân nạn nhân đã đối xử khá nhân đạo với người phạm tội gây nên hậu quả, nên không nên đánh đồng ai cũng muốn nhảy vào băm vằm họ được. Mong muốn trả thù gây hiệu ứng tâm lý bốc đồng, gây tiêu cực trong xã hội.Nhiều ông nói hay như đài. Va phải con em, người thân mình coi, chả nhảy bổ vào băm vằm chúng nó ngay và luôn.
Mk, nhiều lúc ngứa mắt ko chịu được. Không hiểu cha mẹ chúng nó quản con kiểu gì nữa.
Chắc chắn rồi...về lại hổ báo cáo chồn hoành tráng khoe thành tích lọ chai trong lúc tạm giữ bác ạ...Cụ có tin cái tụi được phóng thích ngay tại toà chỉ vài bữa nữa chúng nó lại đi đua tiếp ko? Nhốt tạm giam vài tháng về chúng nó sẽ kể như 1 chiến tích.
Em ko dám khẳng định tất cả nhưng chắc tới 9/10 cái lũ này gđ cũng có vấn đề. Ko ai để con lang thang cả đêm ngoài đường suốt ngày thế cả.
trước khi xem nặng hay nhẹ thì cụ cứ coi tội con nhãi đó ở khung nào rồi so án xem thôi. Án này ở khung 3-10 năm, con bé đó trẻ, chăc cũng có xét đến tình tiết giảm, án thế cũng trong khung, sát trần, không thể gọi là nhẹ![]()
Nữ 'quái xế' xin lỗi gia đình cô gái chờ đèn đỏ bị tông chết
Hà Nội- Bị cáo Nguyễn Hồng Nhung, 20 tuổi, khai phóng xe rất nhanh và bất tỉnh ngay tại chỗ nên không biết đã tông chết cô gái đứng chờ đèn đỏ, nay rất hối hận.vnexpress.net
Em thấy quá nhẹ.
Cứ phải 15-20 năm mới dăn đe được
Trong thế giới thì ko chỉ có màu trắng và đen cụ ạ, có nhiều màu mà.Đấy là nhận thức kiểu luật rừng.
Còn thời hiện đại thì luật pháp cứ nghiêm minh, những người thực thi pháp luật làm đúng trách nhiệm thì tệ nạn, tội phạm chắc chắn sẽ giảm.
168 và rượu bia là những lỗi nhẹ, phạt hành chính, có hiệu ứng truyền thông cao, đi kèm với đó là việc thực thi pháp luật được tăng cường, ảnh hưởng rõ đến nhiều người nên mới có tác dụng. Có lẽ không nên so sánh với những tội hình sự, tội phạm ít được tiếp cận tri thức, nghĩ là mình có thể thoát tội nên sẽ không mấy quan tâm đến hình phạt mình phải chịu có nặng hay không, với họ thì nhận 5 hay 15 năm tù cũng không khác nhau là mấy.Em thì quan điểm phạt nặng mới giáo dục được, nói đơn giản ý thức giao thông trước đây tuyên truyền, giáo dục các kiểu vẫn láo nháo nhưng sau khi có 168 cái khác hẳn, hay như không rượu bia khi lái xe từ khi phạt nặng thì tỷ lệ uống bia rượu khi lx giảm hẳn,
quan điểm của em ko phải sự hà khắc của PL mới mang lại sự trong sạch cho XH, mà là sự nghiêm minh của pl mới hiệu quả. PHạt nặng ư, kể cả án tử nó còn chưa ngại nữa là phạt, bao đường dây buôn bán hàng trắng hàng bánh tính cân như xi măng, bột mì rồi, có ít đi đâu???Em thì quan điểm phạt nặng mới giáo dục được, nói đơn giản ý thức giao thông trước đây tuyên truyền, giáo dục các kiểu vẫn láo nháo nhưng sau khi có 168 cái khác hẳn, hay như không rượu bia khi lái xe từ khi phạt nặng thì tỷ lệ uống bia rượu khi lx giảm hẳn,