Quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA?
21/05/2019 17:59 GMT+7
TTO - Dù thừa nhận ODA là nguồn vốn có nhiều lợi thế, như lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài nhưng cũng không thể phủ nhận nguồn vốn ODA cũng là loại hàng hóa “khuyến mãi” trọn gói với nhiều góc khuất, trong đó cả lợi ích lẫn mất mát luôn đi cùng.
Thi công dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, đoạn đi qua ga Ba Son - Ảnh:Q.ĐỊNH
Tuổi Trẻ Online đã thông tin về kết quả kiểm toán năm 2018 được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy hàng loạt dự án ODA điều chỉnh quy mô, tăng vốn đầu tư từ vài ngàn đến vài chục ngàn tỉ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.
Một loạt các vấn đề đang xảy ra đối với một số dự án ODA như trả lương chuyên gia nước ngoài cao, kiểm soát tỉ giá không tốt, chọn phương thức thanh toán bất lợi, tính thuế sai quy định... đã biến nhiều dự án vay vốn ưu đãi ODA trở nên đắt đỏ. Tuy nhiên, một số ý kiến chuyên gia cho rằng có lẽ đã quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA.
Theo TS Trần Ngọc Thơ, việc phía Việt Nam phải tuân thủ theo các điều kiện của nhà tài trợ nên "lợi thì cũng có lợi, nhưng mất mát lại quá lớn".
Ông Thơ cho rằng không khó để nhận thấy, với sự hỗ trợ tối đa về chính trị và nguồn lực tài chính từ chính quyền trung ương của một số nước, các nước chủ nhà rất dễ phải theo chiến lược "ép mua trọn gói " (bundling strategy) từ nguồn vốn ODA.
Chẳng hạn để nhận được ODA, nước chủ nhà bị đề nghị phải nhận nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng là người nước ngoài; hoặc phải trả nợ vay bằng các nguồn nguyên liệu thô; hay phải cho phép họ phát triển các dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa hoặc nhạy cảm.
Thậm chí là những đề xuất thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài trong giao dịch thương mại.
"Nói ngắn gọn, đây là một chiến lược mà các nước phải chịu đánh đổi bằng cách thế chấp tương lai cho một số nhà tài trợ vốn ODA. Tất cả những điều này, hơn nữa trong bối cảnh nợ công có xu hướng tăng cao, nên đặt vấn đề dừng, thậm chí dừng hẳn tiếp nhận vốn ODA lúc này e rằng cũng đã quá muộn", ông Thơ nêu quan điểm.
Tuy nhiên, nếu thay ODA bằng nguồn vốn tư nhân trong nước dưới các hình thức hợp tác công tư, như BT chẳng hạn, ông Thơ cũng lưu ý khả năng phát sinh nhiều vấn đề lớn.
"Trong bối cảnh tư bản thân hữu và lợi ích nhóm tràn lan hiện nay, liệu chủ trương đổi đất lấy hạ tầng, dưới "cái gọi là" dừng tiếp nhận vốn ODA có tốt hơn?", ông Thơ đặt vấn đề.
Dưới góc nhìn của ông Thơ, nguồn tài trợ nào cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng có những vấn đề lớn và để lại những hệ lụy quá lớn trong dài hạn nếu không có những thay đổi thể chế phù hợp.
Chính vì vậy theo ông Thơ, vấn đề hiện nay là ngoài việc đặt vấn đề lựa chọn nguồn tài trợ nào là tối ưu, cũng nên đặt vấn đề làm thế nào để kiểm soát lợi ích nhóm và vấn đề công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và hình phạt thích đáng nếu để xảy ra tham nhũng và lãng phí.
21/05/2019 17:59 GMT+7
TTO - Dù thừa nhận ODA là nguồn vốn có nhiều lợi thế, như lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài nhưng cũng không thể phủ nhận nguồn vốn ODA cũng là loại hàng hóa “khuyến mãi” trọn gói với nhiều góc khuất, trong đó cả lợi ích lẫn mất mát luôn đi cùng.
Thi công dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, đoạn đi qua ga Ba Son - Ảnh:Q.ĐỊNH
Tuổi Trẻ Online đã thông tin về kết quả kiểm toán năm 2018 được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy hàng loạt dự án ODA điều chỉnh quy mô, tăng vốn đầu tư từ vài ngàn đến vài chục ngàn tỉ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.
Một loạt các vấn đề đang xảy ra đối với một số dự án ODA như trả lương chuyên gia nước ngoài cao, kiểm soát tỉ giá không tốt, chọn phương thức thanh toán bất lợi, tính thuế sai quy định... đã biến nhiều dự án vay vốn ưu đãi ODA trở nên đắt đỏ. Tuy nhiên, một số ý kiến chuyên gia cho rằng có lẽ đã quá muộn để dừng dùng nguồn vốn ODA.
Theo TS Trần Ngọc Thơ, việc phía Việt Nam phải tuân thủ theo các điều kiện của nhà tài trợ nên "lợi thì cũng có lợi, nhưng mất mát lại quá lớn".
Ông Thơ cho rằng không khó để nhận thấy, với sự hỗ trợ tối đa về chính trị và nguồn lực tài chính từ chính quyền trung ương của một số nước, các nước chủ nhà rất dễ phải theo chiến lược "ép mua trọn gói " (bundling strategy) từ nguồn vốn ODA.
Chẳng hạn để nhận được ODA, nước chủ nhà bị đề nghị phải nhận nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng là người nước ngoài; hoặc phải trả nợ vay bằng các nguồn nguyên liệu thô; hay phải cho phép họ phát triển các dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa hoặc nhạy cảm.
Thậm chí là những đề xuất thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài trong giao dịch thương mại.
"Nói ngắn gọn, đây là một chiến lược mà các nước phải chịu đánh đổi bằng cách thế chấp tương lai cho một số nhà tài trợ vốn ODA. Tất cả những điều này, hơn nữa trong bối cảnh nợ công có xu hướng tăng cao, nên đặt vấn đề dừng, thậm chí dừng hẳn tiếp nhận vốn ODA lúc này e rằng cũng đã quá muộn", ông Thơ nêu quan điểm.
Tuy nhiên, nếu thay ODA bằng nguồn vốn tư nhân trong nước dưới các hình thức hợp tác công tư, như BT chẳng hạn, ông Thơ cũng lưu ý khả năng phát sinh nhiều vấn đề lớn.
"Trong bối cảnh tư bản thân hữu và lợi ích nhóm tràn lan hiện nay, liệu chủ trương đổi đất lấy hạ tầng, dưới "cái gọi là" dừng tiếp nhận vốn ODA có tốt hơn?", ông Thơ đặt vấn đề.
Dưới góc nhìn của ông Thơ, nguồn tài trợ nào cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng có những vấn đề lớn và để lại những hệ lụy quá lớn trong dài hạn nếu không có những thay đổi thể chế phù hợp.
Chính vì vậy theo ông Thơ, vấn đề hiện nay là ngoài việc đặt vấn đề lựa chọn nguồn tài trợ nào là tối ưu, cũng nên đặt vấn đề làm thế nào để kiểm soát lợi ích nhóm và vấn đề công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và hình phạt thích đáng nếu để xảy ra tham nhũng và lãng phí.