Có thể phát biểu 1 cách chặt chẽ như sau:
(a) Ở giây thứ X mọi thiết bị trên đường đều ghi nhận được hiện tượng là "2 mẹ con nằm dưới đường và ở trước mũi xe Container".
(b) Sau đó 1 giây, tức là ở giây thứ X+1, mọi thiết bị trên đường đều ghi nhận được hiện tượng là "2 mẹ con nằm dưới đường và ở sau đuôi xe Container".
(c) Chỉ cần biết 2 mẹ con dịch đi bao nhiêu trong 1 giây đó và chiều dài xe container là bao nhiêu metr là đủ để tính vận tốc xe Container.
Quan sát (a) và (b) là sự thật khách quan không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, vào vận tốc của thiết bị ghi. Dù camera gắn ở nhà dân bên đường, dù camera gắn trên xe khác, thì kết quả vẫn sẽ đều như vậy.
(Trừ khi khi vận tốc đạt mức so sánh được với vận tốc ánh sáng 3*10^8 m/s thì cần hiệu chỉnh kết quả.)
======================================================
Tùy vào dữ liệu nào được sử dụng, vận tốc xe gắn cam là quan trọng hay không quan trọng.
1) Ví dụ nếu lấy dữ liệu là phân tích băng ghi âm tiếng còi hơi của xe Container ghi được nhờ thiết bị thu âm siêu chính xác đặt trên xe có camera, thì vận tốc của xe gắn camera hành trình là quan trọng. Hoặc nếu lấy dữ liệu là súng bắn tốc độ dựa trên sóng siêu âm đặt trên xe lắp camera thì cũng vậy. Dữ liệu đó sẽ cho biết vận tốc tương đối của 2 xe (xe container và xe lắp cam hành trình). Đó là dựa trên hiệu ứng Dopler, và để suy ra xe kia chạy tốc độ ntn thì cần biết mình đang chạy vận tốc ntn, lúc đó cộng vận tốc thông thường (cho chuyển động phi tương đối tính) là rất cần thiết.
Ví dụ khác nếu lấy dữ liệu trong hệ tọa độ gắn liền với xe lắp camera; ví dụ gốc tọa độ là mũi xe lắp cam, hoặc vị trí của camera. Lúc đó phải biết vận tốc của xe lắp cam để tính. Đó là kiến thức lớp 5 về cộng vận tốc, mà cụ tâm đắc.
2) Nếu lấy dữ liệu là quan sát (a) và (b), bản chất kết quả không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, thì quy tắc cộng vận tốc không cần dùng đến.