Chú thớt như vật thể lạ từ hành tinh khác du hí trái đất! E thật không tin nổi khi đã có F1 rồi mà còn hỏi ngô nghê như vậy. Nói thật, mặc kệ mất lòng nhé: chủ thớt cần chui ra khỏi lồng kính, sống và trải nghiệm Ko thể chậm trễ.
Ý em là cụ chủ ko biết cũng giống e ko biết thôi.Quê cụ ở đâu? Mà cụ biết cụ chủ quê đâu?
Thường thì có xoài sẽ có muỗm hay quéo.Ý em là cụ chủ ko biết cũng giống e ko biết thôi.
Quê e chỉ có xoài chứ ko có cây muỗm như này cụ ạ
Thời trẻ trâu bọn e toàn bẻ phượng ăn, từ hoa cho đến quả, quả khô lấy hạt rang hoặc luộc nhừ ăn bùi phết.Sao ngày xưa các cụ lại trồng cây ăn quả trong trường nhỉ. Chả bù cho bây giờ toàn trồng xà cừ, rồi hoa phượng. " Đều là cây ko ăn được quả "
Ngọt lịm, thơm lừng thì ko tồn tại được lâu vậy đâu cụ.Hình như một loại kiểu như xoài, to bằng quả trứng vịt, chín rơi xuống, ngọt lịm và thơm lừng.
Vâng, cám ơn cụ về kiến thức này.Thường thì có xoài sẽ có muỗm hay quéo.
Chín cây muỗm 700 tuổi được công nhận Cây di sản
Thứ Tư, 13/10/2010, 04:02:00
Font Size: | Print
Bằng dữ liệu lịch sử cùng với giám định khoa học và đối chiếu với các tiêu chí về cây cổ thụ, cây di sản của Hội đồng khoa học Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Liên hiệp các Hội KH-KT Hà Nội, Ban Quản lý đền đã cùng khảo sát thực địa, thống nhất các hoạt động công nhận chín cây muỗm là Cây di sản Việt Nam. Kết quả điều tra xác định tuổi của quần thể các cây này đều vào khoảng 700 năm. Cả chín cây đều được trồng cùng với việc xây dựng ngôi đền Voi Phục từ thời nhà Lý, tại phường Thụy Chương - phủ Dâm Ðàm (Thụy Khuê - Tây Hồ ngày nay) để thờ Linh Lang Ðại Vương, với ước nguyện về sự trường tồn vĩnh cửu cho công trình. Cùng với chín cây muỗm ở đền Voi Phục, trong đợt này, Hội đồng còn xem xét hàng loạt những cây cổ thụ khác trên nhiều vùng, miền của đất nước như: cây nghiến hơn 700 năm ở Cao Bằng, cây sa mu Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), cây thị làng Dương Xuân (Thừa Thiên - Huế)...
Cây muỗm (hay còn gọi là quéo) có tên khoa học là Mangifera foetida, là một loài thực vật thuộc họ đào lộn hột. Cây to, cao trung bình 15-20 m, lá đơn nguyên, mọc so le, thuôn dài về phía gốc, mặt lá nhẵn bóng. Hoa trắng nhỏ mọc thành chùm kép ở ngọn cành, lá đài nhẵn, hình bầu dục, nhọn. Cánh hoa hình mũi mác hẹp, dài gấp ba lần lá đài. Quả hạch hình thận bé hơn quả xoài, khi chín mầu vàng, thịt mọng nước, có mùi thơm đặc trưng. Ðây là loài thực vật đặc thù Ðông - Nam Á. Chúng xuất hiện từ xưa ở Thái-lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, rồi sau đó được du nhập vào Nam Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước Ðông - Nam Á còn lại hầu như không có muỗm. Hoàn cảnh sinh thái ưa thích của muỗm là vùng đất thấp, nhiều mưa, nóng ẩm nhiệt đới. Muỗm cổ thụ tập trung dày đặc trên vùng đất của kinh thành Thăng Long xưa. Ngoài Ðền Voi Phục ở Thụy Khuê, còn gặp muỗm ở Ðền Voi Phục Thủ Lệ; Chùa Láng; Ðền Quan Thánh và cả ở suốt dải thành đất xưa có tên là 'Núi Bò' kéo dài từ Ðại sứ quán Thụy Ðiển hiện nay đến vườn thú Thủ Lệ với hàng chục cây muỗm cổ thụ có đường kính vài ba người ôm (hiện vẫn còn một số cây muỗm cổ thụ ở khu chuồng hổ và voi trong vườn thú). Có thể nói, khác với các vùng đất khác, kinh thành Thăng Long có muỗm mọc khắp nơi, có thể gọi là thực bì cây muỗm.
Mặc dù có kích thước khác nhau và đã có một số cây bị cưa cành hoặc sâu bệnh, nhưng về cơ bản cả chín cây ở Ðền Voi Phục (Thụy Khuê) vẫn rất đồ sộ và xanh tốt. Cây nhỏ nhất có chu vi thân là 2,92 m, cao 17 m; cây to nhất có chu vi thân là 5,2 m, cao 29 m. Ðiều đáng quan tâm là hiện nay rất nhiều cành và thân những cây muỗm đã mục và bị nấm Gano derma ký sinh phá hủy rất nặng, cần phải được chăm sóc, xử lý sớm. Cộng đồng làng Thụy Chương cam kết, sẽ chung sức bảo tồn loài cây quý này với những hành động thiết thực như không xây tường, nhà chèn ép cây; không cưa cắt cành, buộc dây và đóng đinh lên thân cây. Trước hết, tiến hành chữa trị ngay nhiều cành và thân một số cây muỗm đã mục và đang bị nấm Gano derma ký sinh hủy hoại; không lấn chiếm không gian của cây.
Hiện ở nhiều đình, chùa Việt Nam, vẫn còn khá nhiều cây muỗm đại thụ như ở Ðền Voi Phục (Thụy Khuê). Những cây muỗm này không đơn thuần là cây cổ thụ mà còn là nhân chứng lịch sử của kinh thành Thăng Long - Hà Nội trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là các cây cổ thụ đang có nguy cơ suy giảm do tác động mạnh từ con người, từ quá trình đô thị hóa và cả sự khắc nghiệt của thời gian. Kết quả điều tra cho thấy các cổ thụ của Hà Nội đang bị suy giảm cả số lượng và chất lượng vì già cỗi, không được chăm sóc. Cây cổ thụ có thể được coi là tài sản quốc gia nhưng thực tế nhiều cây hiện chỉ được quản lý về mặt giấy tờ. Chính vì chưa có cơ quan quản lý chính thức, nên cây cổ thụ ở Hà Nội chưa được chú ý bảo vệ. Việc tôn vinh Cây di sản chính là hành động thiết thực nhằm gìn giữ mầu xanh cho thành phố và đó cũng chính là bảo vệ, gìn giữ những di sản quý giá của chúng ta.
Trong Viện 108 có mấy cây, cây to cao chót vót, đứng nhìn chờ quả rụng chứ không làm gì được nó hết.Ngọt lịm, thơm lừng thì ko tồn tại được lâu vậy đâu cụ.
Em ko khoái loại này lắm vì ko ăn được món chua, em nghĩ nó là quả quéo chua loét.Trong Viện 108 có mấy cây, cây to cao chót vót, đứng nhìn chờ quả rụng chứ không làm gì được nó hết.
Vớ được quả chín rụng thì thơm ngon lắm.
Đúng rồiquả quéo
Đọc đau cả mồm cụ hầyĐúng rồi
Đọc đau cả mồm cụ hầy
Vâng đất rộng được trồng cây thì thích nhất, bên Vinhomes Long Biên có những nhà mua xoài với ổi về trồng cũng tốn khối tiền nhưng nhìn thích, nhà phố sao có đượcNgày sưa, sau nhà em có cây to. Để nấu canh chua rất ngon. Do tấc đấc tấc vàng mà giờ không còn nữa!