Quà độc tặng Lão Trang điểm tử thi.

RedAnt

Xe buýt
Biển số
OF-5534
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
517
Động cơ
548,740 Mã lực
Mấy ông bốc mả mới ghê, so với mấy ông ý thì nghề trang điểm này chưa là gì nhé
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,770
Động cơ
353,943 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Cảm ơn lão nhé, cuối cùng nghề của em cũng được nhìn nhận 1 cách tích cực @};-@};-@};-
Xin chúc mừng cụ được vinh danh, cuối cùng thì cái nghề cao quý đầy âm đức cũng được ghi nhận.

Nhẽ nên chọn ra một ngày làm ngày lễ hội tử thi nhỉ
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Mời các cụ các mợ tiếp tục xem bài về đồng nghiệp của em:



Chàng trai 9X và câu chuyện trang điểm cho hàng trăm tử thi
Chủ Nhật, ngày 24/09/2017 10:00 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự
Vẻ ngoài điển trai, phong cách ăn mặc đúng chất trai phố. Chỉ có điều, nghề nghiệp của Tùng khá đặc biệt – làm đẹp cho tử thi.

Cụ bà trăm tuổi, 37 năm sống cùng... cỗ quan tài

Người đàn ông ở nghĩa địa vì "coi mình đã chết"

2.000 ngày sống ở nghĩa địa, dựng “vườn địa đàng” tặng vợ quá cố



"Có lẽ tôi có duyên với người chết nên không hề sợ hãi khi làm nghề khâm liệm", Tùng chia sẻ.

Nguyễn Ngọc Tùng (SN 1990) là một chàng trai lớn lên ở Thủ đô. Nghề nghiệp của Tùng khá đặc biệt - nhân viên mai táng. “Bạn bè của tôi chỉ thốt lên đúng một từ 'choáng' khi tôi giới thiệu làm ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, Hà Nội”, Tùng nói.

Bố của Tùng làm việc ở nghĩa trang Mai Dịch. Thuở bé, anh thường theo bố đến nghĩa trang chơi. Tùng tâm sự: "Có lẽ tôi có duyên với người chết nên không hề sợ hãi khi làm nghề khâm liệm. Nhưng hồi đó, tôi cũng không bao giờ có ý nghĩ làm nghề trang điểm cho tử thi".

Sau này, khi lớn lên, Tùng theo học Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành điện. Tuy nhiên, khi khi ra trường, anh lại quyết định theo nghề của bố. Tùng kể lại: "Những ngày đầu vào làm việc, tôi cũng rất lo lắng, bởi trước hay đến nghĩa trang nhưng chưa tận tay sờ vào xác chết, không biết có vượt qua được nỗi sợ hãi khi tiếp xúc với các thi hài không. Lần đầu vào nhà xác, thấy nhiều xác nằm đắp chăn chỉ hở mỗi chân, tôi lạnh hết sống lưng bởi chưa khi nào lại tiếp xúc với nhiều xác chết đến vậy”.

Tiếp xúc với xác chết nhiều, người ta thường nói là bị “lạnh” nên ban đầu, vợ Tùng đốt sẵn cho một xoong bồ kết để trước nhà, Tùng về chỉ việc đi qua vài vòng để hết khí lạnh. Mất khoảng vài ngày, về sau quen dần, vợ Tùng không đốt nữa.

Sau 6 tháng thử việc, Tùng cũng dần quen công việc ở nhà tang lễ. Mọi quy trình như đi lấy xác chết, thay quần áo, cho đồ cúng vào quan tài, cách đặt thi hài vào quan tài, trang điểm cho thi hài… đã dần thành thạo.

"Lần đầu trang điểm cho tử thi, tay cũng hơi run. Cầm phấn, son môi của phụ nữ, tôi vốn không quen, nhưng được các anh đã làm lâu năm chỉ bảo nên tôi cũng tự tin hơn", Tùng chia sẻ.

Người sau khi chết, da thường nhợt nhạt, phải trang điểm sao cho họ giống như đi ngủ, làm việc này phải hết sức nhẹ nhàng. Xác chết sau khi được lấy ra từ nhà lạnh ra, thay quần áo, lau chân, lau tay và dùng khăn thấm nhẹ ở mặt, đặc biệt thấm nhẹ hai hốc mắt tử thi.

Mỗi người có một cách trang điểm khác nhau, đàn ông trang điểm nhạt, chị em phụ nữ thì đậm thêm một chút, cụ bà thì trang điểm đậm hơn. Đầu tiên đánh phấn từ trán đổ xuống hai bên mắt, đậm hai bên mắt xong xuống đến má rồi đến cằm.



Trước khi làm đẹp cho tử thi để đưa vào quan tài, Tùng cùng một đồng nghiệp vào nhà lạnh kiểm tra danh tính tử thi, mang xác ra bên ngoài.

Gắn bó với công việc này được 4 năm, khâm liệm hàng trăm xác chết. Tùng kể, có rất nhiều kỉ niệm khi làm ở đây, vui có, buồn có. Nhớ nhất là lần đi lấy tử thi, người đó sống một mình nên khi chết không ai để ý, khi phát hiện thì cơ thể đã thối rữa, bốc mùi kinh khủng. Mất ăn mất ngủ mấy ngày, đến tận bây giờ, thỉnh thoảng thấp thoáng trong đầu hiện lên hình hài phân hủy đó.

Rồi có những hôm đi nhận xác từ 2h sáng. Thường đi nhận xác chỉ có một người và một lái xe. Nếu gặp những người bình thường chết thì không sao, nhưng có những người chết vì bệnh truyền nhiễm thì… rất sợ, dù đã trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Những người chết vì tai nạn giao thông cũng khiến người làm nghề này vất vả, phải khâu vá các mảnh thịt rách lại với nhau rồi mới tô phấn.

Quan niệm của Tùng, làm nghề này cần nhất chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc và đặc biệt tinh thần phải vững mới làm được.

Nhiều người hay e ngại tiếp xúc với xác chết nhưng tôi chưa bao giờ muốn đổi nghề. Hằng ngày thay quần áo, trang điểm cho tử thi… tôi coi đó là một công việc làm đẹp cho đời, giúp người mất sang thế giới bên kia có một diện mạo tươi tắn hơn”, chàng trai trẻ tâm sự.

-----------------------

Cảm giác bước vào phòng lạnh lấy xác như xuống âm phủ, không gian u uất, lạnh lẽo, chỉ thấy xác người nằm bất động, có cảm giác rùng rợn. Khi mang xác ra khỏi phòng lạnh, họ sử dụng son phấn của phụ nữ trang điểm cho những người chết trở nên tươi tắn, hồng hào, có hồn sao cho giống như khi đang ngủ.

Đón đọc kì tiếp theo "Tận mắt xem chuyên gia trang điểm cho tử thi" vào lúc 10h ngày 25/9.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Xin chúc mừng cụ được vinh danh, cuối cùng thì cái nghề cao quý đầy âm đức cũng được ghi nhận.
Nhẽ nên chọn ra một ngày làm ngày lễ hội tử thi nhỉ
Lúc đầu anh em cứ có lệ là 27/7 thì nhậu 1 bữa coi như là ngày TDTT, nhưng sau thì thấy ghép vào rằm tháng 7 hợp lý hơn ;)) Hôm Rằm t7 vưa frooif quy tụ được gần 50 anh em, sang năm mời cụ nhé ;;)
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,770
Động cơ
353,943 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Lúc đầu anh em cứ có lệ là 27/7 thì nhậu 1 bữa coi như là ngày TDTT, nhưng sau thì thấy ghép vào rằm tháng 7 hợp lý hơn ;)) Hôm Rằm t7 vưa frooif quy tụ được gần 50 anh em, sang năm mời cụ nhé ;;)
Hội Đào Bốc bọn em đợt cô hồn vừa rồi quy tập được hơn 500 anh em từ khắp mọi miền tổ quốc đấy, sang năm mở rộng mời thêm anh em quanh khu vực Indochina nữa, dự kiến tổ chức ở Furama rồi đi thăm nghĩa trang Trường Sơn cho tiện.
 

nttung8404

Xe buýt
Biển số
OF-321024
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
606
Động cơ
294,584 Mã lực
Nơi ở
Ngày hà nội phố, tối đông anh huyện
Cũng kiếm cả mả tiền đó các cụ!
Các cụ có chiều người quá cố k?! Nên thích hét giá bi nhiêu chả đc phỏng các cụ?
Tiền nhiêu nhưng nhiều cụ thấy xác là tránh xa không giám nhìn đâu
 

Vdung1972

Xe container
Biển số
OF-95659
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
7,815
Động cơ
978,046 Mã lực
Nơi ở
Nơi tôi sinh-Hà Nội.Ngày tôi sinh-Một ngày bỏng ch
Website
www.nhtm.gov.vn
Hội Đào Bốc bọn em đợt cô hồn vừa rồi quy tập được hơn 500 anh em từ khắp mọi miền tổ quốc đấy, sang năm mở rộng mời thêm anh em quanh khu vực Indochina nữa, dự kiến tổ chức ở Furama rồi đi thăm nghĩa trang Trường Sơn cho tiện.
Cái môn này cũng có căn sao đó, em biết cu em, đặc biệt thích làm nghề bên NTL, về quê cứ có việc là lăn xả vào. Hôm nhờ em xin vào bên 1 BV lớn ở HN thì họ lại tuyển xong mất rồi, cậu ấy cứ tiếc mãi.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Tận mắt xem chuyên gia trang điểm cho tử thi
Thứ Hai, ngày 25/09/2017 10:00 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự
Khu vực nhà lạnh là nơi u ám nhất của nhà tang lễ. Bên trong lúc nào cũng chứa gần 10 xác chết đang chờ khâm liệm.

Cụ bà trăm tuổi, 37 năm sống cùng... cỗ quan tài

Người đàn ông ở nghĩa địa vì "coi mình đã chết"

2.000 ngày sống ở nghĩa địa, dựng “vườn địa đàng” tặng vợ quá cố



Khu vực nhà khâm liệm bên trong nhà Tang lễ 125 Phùng Hưng (Hà Nội) lạnh lẽo. Sáng nay là ca trực của anh Chung và anh Tùng (nhân viên Đội khâm liệm). Họ phải có mặt từ sớm, chuẩn bị các công đoạn khâm liệm trước khi đưa quan tài lên nhà tang lễ.

Công việc của Đội khâm liệm rất độc hại, quanh năm phải tiếp xúc với tử khí, dễ nhiễm bệnh. 1, 2 giờ sáng họ nhận điện thoại đi nhận xác là chuyện bình thường. Những người trong đội lại lái xe tới hiện trường làm thủ tục nhận xác, những người còn lại chuẩn bị đồ để trang điểm cho tử thi sắp đến.



Lau kính quan tài, đeo khẩu trang và đi găng tay bảo hộ… là những công đoạn trước khi vào nhà lạnh lấy xác ra khâm liệm

Khu vực nhà lạnh chứa xác chết là nơi u ám nhất của nhà tang lễ, bên trong lúc nào cũng chứa gần 10 xác chết. Một trong những công việc quan trọng nhất mỗi ngày của nhân viên tại đây là kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng lạnh lưu giữ xác. Đủ lạnh để giữ cho thi thể không bị phân hủy.

“Những ngày đầu vào nghề, cảm giác bước vào phòng lạnh lấy xác như xuống âm phủ, không gian u uất, lạnh lẽo, chỉ thấy xác người nằm bất động khiến cơ thể mình rung lên, rùng mình”, anh Nguyễn Ngọc Tùng, nhân viên đội khâm liệm tâm sự.

Khi mang xác ra khỏi phòng lạnh, bỏ lớp chăn phủ, chuẩn bị các công đoạn như thay quần áo, thay tất tay và chân và trang điểm cho tử thi nếu người nhà người chết yêu cầu.

Trước khi trang điểm phải lau sạch nước nhờn ở mặt và phải đứng ở đầu của chết đang nằm, cầm khăn thấm đều, thấm nhẹ lên mặt, hốc mắt sau đó mới lấy phấn nhẹ nhàng đánh từ trán xuống hai hốc mắt và má.

“Kĩ thuật trang điểm cho người chết cũng không quá khó, sau khi thấm hết nước nhờn, cầm phấn đánh trán trước, đánh từ giữa trán sang hai bên. Tiếp đó thấm nhẹ phấn vào hai bên hốc mắt, hai bên má cầm phấn xoa tròn và thêm một chút phấn phớt hồng. Nếu là chị em phụ nữ thì đánh thêm một chút son ở môi. Khi làm công việc này, thần kinh phải vững thì mới điều khiển được đôi tay vì lúc này mặt mình tiếp xúc gần nhất mặt xác chết và phải làm thật nhanh vì để lâu bên ngoài, xác bốc mùi thối càng kinh khủng”, anh Chung nói.



Đến giờ, nhân viên nhà xác vào nhà lạnh cho thi hài ra trước sự chứng kiến của người thân của người đã mất. Nhà lạnh là nơi bảo quản những người đã chết, để xác không bốc mùi hôi thối.



Sau khi thi hài được đưa ra bên ngoài, nhân viên nhà tang lễ nhanh chóng chỉnh lại trang phục hay thay quần áo theo yêu cầu của gia chủ.



Trước khi trang điểm, nhân viên dùng khăn lau hết nước nhờn trên mặt người chết, đặc biệt là hai hốc mắt.



Bộ đồ nghề trang điểm được gắn ngay cửa phòng lạnh, bên trong có những vật dụng cần thiết như dao cạo, thỏi son, phấn hồng và phấn trắng.



Các nhân viên “trang điểm” cho người chết ở Nhà tang lễ Phùng Hưng không qua một trường lớp nào, mà người đi trước truyền cho người đi sau. Đặc biệt, đội khâm liệm không có phụ nữ.



Anh Tùng cho biết, trang điểm cho người chết mỗi người một kiểu, bản thân tôi đánh từ trán đổ xuống hai bên mắt, xuống đến má rồi đến cằm... Nhiều gia đình còn yêu cầu cắt móng tay, tỉa lông mày… sao cho thật đẹp, thật giống như đang còn sống.



"Tùy từng người nam hay nữ. Nam thì chỉ cần đánh phấn là xong. Nữ thì hai gò má phải cho thêm ít phấn hồng, đánh son vào môi. Bà cụ thì trang điểm đậm hơn", anh Tùng nói.







Người thân của người đã chết đứng cách đó không xa để theo dõi mọi công đoạn từ lúc đưa thi hài ra đến đưa thi hài vào quan tài.





Lau dọn bàn thờ bởi trước đó người thân của người đã mất thắp rất nhiều hương.



Cất bảng ghi ca trực vào phòng.



Mang đồ cúng vào phòng lạnh.



Thời gian làm việc của nhân viên Đội khâm liệm là 8 tiếng/ngày, chia làm 2 ca: sáng và chiều. Mỗi ca trang điểm cho khoảng 4 - 5 tử thi. (Trong ảnh: Anh Chung đi rửa tay sạch sẽ sau khi hoàn thành công việc).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top