“Chê” trong nghệ thuật không liên quan đến trình cao hay thấp mà nó hoặc là “gu” khác nhau hoặc là độ cảm nhận của người ấy cao hơn.
Nhiều nhà phê bình văn học có khi cả đời chả có tác phẩm văn chương nào ra hồn (không tính các bài phê bình), nhạc và hoạ cũng vậy.
Thưa cụ, cụ cho rằng "chê" trong nghệ thuật nó không liên quan đến trình độ cao hay thấp thì tôi không đồng tình với cụ lắm. Bởi việc "chê" hay "khen" nó là phạm trù về cảm thụ nghệ thuật của cá nhân mỗi người khán giả thưởng thức nghệ thuật.
Nếu khán giả cảm thụ ở mức độ cơ bản nhất là giải trí thì không cần phải học; bởi mỗi người đều có khả năng bày tỏ quan điểm trước bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào họ yêu thích. Với cách cảm thụ này, khi xem một bộ phim, tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa..., họ sẽ nhận xét trên cơ sở tìm kiếm sự đồng cảm, sẽ tìm sự hấp dẫn ở câu chuyện, nhân vật hoặc một hình ảnh nào đấy mà họ yêu thích.
Việc học cảm thụ nghệ thuật giúp độc giả/khán giả hiểu được đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật, hiểu được ý nghĩa thực sự của tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ, người không học cảm thụ văn chương thì bữa ăn trong tác phẩm đối với họ chỉ đơn giản là bữa ăn nhưng những người đã học cảm thụ thì sẽ hiểu bữa ăn có thể là sự sẻ chia, là sợi dây kết nối của các nhân vật hoặc dự báo mối quan hệ tiến triển tốt đẹp. Người không học cảm thụ điện ảnh thì dàn cảnh đối với họ không có nhiều ý nghĩa, chẳng hạn một cầu thang hẹp và tối trong phim đối với họ đôi khi chỉ là nơi để nhân vật đi lại. Còn người đã học cảm thụ sẽ biết cầu thang hẹp và tối sẽ thể hiện không gian chật chội, tù túng của nhân vật.
Sau khi xem/nghe tác phẩm, khán giả vẫn có thể tranh luận nó hay hoặc không, nhưng nếu đã học cảm thụ nghệ thuật sẽ biết lý do tại sao nó hay/dở bằng lập luận vững chắc chứ không phải cảm tính.