Mới chỉ là đề xuất xây dựng lộ trình thôi các cụ.. Đến lúc thực hiện được phải tầm 100 năm nữa, chưa kể còn phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị xã hội sẽ thay đổi như thế nào. Ngôn ngữ thứ hai được hiểu là có thể sử dụng thông thạo như tiếng mẹ đẻ kiểu như Ấn Độ hay Úc dùng tiếng Anh. Nếu chỉ nói riêng về ngôn ngữ mà không bàn đến các vấn đề khác thì VN giờ này mới xác định xây dựng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thì đã là quá muộn bởi một số lý do:
- Dân VN (lứa từ giữa 7x đến nay) ở các vùng thành thị đã tự xác định phải học tiếng Anh từ lâu rồi, tuy rằng chưa đủ trình để sử dụng như ngôn ngữ thứ hai nhưng cũng đã có tính phổ cập.
- Trên thế giới hiện người ta cũng không còn coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng bản địa mà sử dụng song song với các ngôn ngữ khác. Ở các hội nghị quốc tế lớn hiện này (mình có được tham dự một số hội thảo quốc tế lớn ở châu Á, châu Âu) thì họ sử dụng đồng thời máy dịch 5 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung quốc, Tây Ban Nha.
- Với việc Anh ra khỏi EU thì vị thế của tiếng Anh càng suy giảm ở châu Âu, thậm chí EU đã có kế hoạch thay bằng tiếng Đức.
- Với sự phát triển của kinh tế và vị thế của bạn tốt hiện nay thì tiếng Tung Của dần được coi là ngôn ngữ chính thức trong giao tiếp quốc tế bên cạnh các ngôn ngữ khác. Đồng NDT cũng được sử dụng làm dự trữ ngoại hối ở một số nước. Cái này mình dù ghét cũng không thể phủ nhận.
Bên cạnh các xu thế trên thì việc phổ cập TA phát triển thành ngôn ngữ thứ 2 ở VN gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm không đồng đều giữa các nơi do thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, đặc điểm thổ âm, ngôn ngữ vùng miền.. Học tiếng Việt mà nhiều nơi còn phải đến tận nhà vận động các cháu còn chưa chịu đi cho nữa là.. Chưa kể đến đội ngũ LĐ thực sự là chưa gương mẫu trong việc này, các cụ cứ xem TV sẽ thấy chán.. LĐ các nước nói vo tiếng Anh như gió còn nhà mình thì tiếng Việt còn cầm giấy. Các cụ search trên Youtube sẽ thấy clip đ/c TT nhà mình phát biểu trước hội nghị: Ma-de-in-Viet-nam.
So với Sing thì nói thật là không so được do lịch sử khác nhau. Sing là đất nước quá nhỏ, khi họ tiếp cận với văn minh châu Âu ở TK18 thì dân Sing chỉ 80.000 người và độ tuổi tương đối đồng đều, trẻ. Khi đó họ đã học và sử dụng tiếng Anh nhờ người Anh, Ấn độ. Sau đó tùe năm 1946 Sing trở thành thuộc địa của Anh đến năm 1959. Vì thế tiếng Anh đã ngấm vào máu người Sing qua nhiều thế hệ. Mình không nghĩ là TT Lý Quang Diệu có công lớn trong việc phát triển tiếng Anh ở Sing do những yếu tố mình đã nói ơ trên.
Cuối cùng, tiếng Anh đâu chưa thấy nhưng chỉ thấy kênh TTXVN, kênh QPVN và gần đây là Tạp chí CS điện tử có chương trình phát tiếng Trung, không hiểu thế nào.....