Ở Mỹ có những người tạo lập thị trường market maker để giữ thị trường ko bị quá đà (bằng công cụ thị trường, ko phải bằng hành chính). FED cũng là một dạng market maker trên tt tiền tệ, giống như đội lái nhà mình
nhưng vì thị trường bị gián đoạn toàn cầu nên trong ngắn hạn, tiền của Mỹ hay TQ hay EU khó chảy về VN thậm chí nó còn rút về. Nên quan tâm thế giới làm gì, ăn no lo xa
Bây giờ nói chuyện VN "bơm tiền ra" thôi. Có 3 cách bơm tiền: 1) cứu trợ trực tiếp, 2) giải ngân qua dự án ngân sách (kho bạc), 3) cho vay qua hệ thống ngân hàng. Khoản 1) và 2) nhỏ và có độ trễ, nhanh nhất to nhất vẫn là kênh 3).
Tổng dư nợ tín dụng đang là 8.203.403.050.000.000đ
(tháng 1/2020) nhiều quá đếm mỏi mắt. Gói 250 ngàn tỷ chỉ là 3% dư nợ tín dụng. Chưa kể cho vay chợ đen.
Em nghĩ một phần lớn các khoản vay mới (cả cho bên mua và bên bán) sẽ để "đảo nợ", nếu ko các khoản vay cũ, lãi suất 9-10% sẽ làm cho doanh nghiệp, nhà đâu tư (người mua) chết toi. Nên trước mắt phải đảo nợ, giảm lãi suất để tồn tại, hoặc phải bán cắt lỗ, nếu ko là cả cá nhân & doanh nghiệp & ngân hàng dắt nhau xuống hố.
Vĩ mô thì các Cụ nắm số liệu, e chỉ là ếch ngồi đáy giếng
thực chất nợ xấu đang tăng lên nhanh chóng do các khoản vay ko đẻ ra doanh thu trong mùa dịch (non-performing loan, nôm na là tiền chết, tài sản chết, trả lãi còn khó nói chi trả gốc)? Số đó cần đảo nợ hay phải phá sản? Tổng bao nhiêu?
E vẫn thấy là đang tập trung xử lý nợ cũ là chính, các khoản vay mới e cũng chủ yếu để đảo nợ cũ. Để ổn định chống shock hệ thống.
Chứ kỳ vọng vay mới, mua mới, sóng mới năm 2020 e khó. Nếu có chăng surge lên để thoát hàng, đảo nợ, chỗ này là chỗ kiếm ăn, nhanh tay nhanh mắt, còn vĩ mô có Oảng và NN lo