Theo em biết thì sau khi rời bệ phóng khoảng 3km thì thùng nhiên liệu phía sau sẽ cháy hết và rơi xuống, (nên khi đặt trận địa thì phải xác định điểm rơi của thùng nhiên liệu) còn thùng nhiên liệu phía trước sẽ tiếp tục đẩy tên lửa đi, bộ phận phóng tên lửa hết nhiệm vụ, tiếp đó là đến nhiệm vụ mấy ông ngồi trong xe rađa cách đó khoảng vài cây đó điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Tên lửa có thể đâm thẳng vào mục tiêu và phát nổ (mục tiêu sẽ nỏ tại chỗ) hoặc phát nổ nếu bay cách mục tiêu <70m. Phí mua mấy quả tên lửa cũng lục tốn, nhưng phí bảo dưỡng còn cao hơn nhiều, nếu không bắn thì khoảng 10 năm lại chở sang Nga bảo dưỡng mất khoảng.
Em thêm hộ cụ tí cho rõ:
Với tên lửa C75 và C125 có 2 tầng, tầng 1 thường là thuốc phóng dạng rắn có n.v nhanh chóng đẩy tên lửa đạt vận tốc mong muốn. Tầng 1 chỉ cháy khoảng vài giây, đưa tên lửa đi xa khoảng 5km (với C75). Giai đoạn này nó bay không có điều khiển. Sau đó tầng 1 hết thuốc rời ra và tầng 2 cháy tiếp. Lúc này tên lửa phải nằm trong vùng phủ sóng điều khiển của đài nếu không là bay tự do không có điều khiển. C75 tầng 2 là thuốc phóng lỏng, C125 là loại rắn.
Khi gần đến mục tiêu sĩ quan gửi lệnh mở ngòi nổ vô tuyến, tên lửa tự xác định khoảng cách đến mục tiêu. Đến cách khoảng 60m sẽ nổ văng ra khoảng 200 mảnh con vào mục tiêu. Chỉ tên lửa không -đối - không tự dẫn bằng hồng ngoại mới đâm thẳng vào máy bay, còn tên lửa đất - đối - không thường tiêu diệt bằng văng mảnh khi nổ.
Nếu bắn trượt máy bay thì sau khoảng thời gian ấn định (khoảng 60s với C75, ngắn hơn với C125 - gần hết nhiên liệu đẩy) tên lửa chuyển sang chế độ tự hủy (sĩ quan cũng có thể gửi lệnh này), bay vọt lên cao và tự nổ.
Kéo dài thời gian sử dụng của tên lửa thường chủ yếu là duy trì chất lượng thuốc phóng trong đạn đảm bảo. Các cụ thường cho vào ống gói kỹ hút chân không hoặc hút ẩm tối đa.
Đạn nhà mình không chở sang Nga đâu cụ ạ vì bên đó nó bỏ dây chuyền này lâu rồi, chủ yếu anh em nhà mình tự làm thôi.