- Biển số
- OF-175397
- Ngày cấp bằng
- 6/1/13
- Số km
- 2,554
- Động cơ
- 365,670 Mã lực
- Nơi ở
- Cognotiv Việt Nam
- Website
- www.cognotiv.vn
Nhà cháu mới đọc được bài
CSGT nói về tấm biển khuyên nên có văn hóa giao thông
nên cháu phải bỏ cái video chộp được này lên cho các cụ chém
[video=youtube;QxYmEgiBeOI]http://www.youtube.com/watch?v=QxYmEgiBeOI[/video]
(VTC News) – Tấm biển này được treo ngay dưới biến cấm quay đầu, gắn tại khu vực ngã ba Yên Phụ - đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội).
Sau khi VTC News đăng tải hình ảnh người tham gia giao thông ở Hà Nội ngang nhiên vi phạm luật giao thông ngay dưới biển “Người có văn hóa giao thông không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông”, nhiều ý kiến cho rằng, với hành vi này những người vi phạm đương nhiên nhận mình là người “vô văn hóa giao thông” .
Xung quanh vấn đề này, VTC News đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT đường bộ đường sắt, CATP Hà Nội; Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.
Người tham gia giao thông ngang nhiên vi phạm dưới biển cấm. Ảnh Minh Chiến
- Là một CSGT thường xuyên làm nhiệm vụ tại đường phố, ông nghĩ gì khi thấy người dân vẫn vi phạm ngay dưới biển cảnh báo nếu vi phạm sẽ là người vô văn hóa giao thông?
Theo tôi, tấm biển “Người có văn hóa giao thông không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông đường bộ” ở đây là một dạng biển phụ hướng dẫn, giải thích cho biển báo.
Biển báo trong luật giao thông mang hiệu lực pháp luật, do đó việc lập biển báo, ký hiệu, đặt biển báo… phải theo quy định của pháp luật và được nghiên cứu, khảo sát kỹ. Tấm biển phụ ở dưới là sự giải thích cho biển phía trên, cần phải đúng luật, không nên ghi những điều “mới lạ” như trên.
Ví dụ, ở dưới tấm biển cấm quay đầu này nên ghi rằng “Không nên quay đầu ở đây”, “Cấm quay đầu xe”, “Mọi người nên chấp hành biển cấm”… thì nó trở nên giản dị, đi vào lòng người chứ không nên ghi nội dung “Người có văn hóa giao thông không quay đầu tại đây”.
- Nói như vậy, nghĩa là tấm biển trên không cần phải xuất hiện ở cung đường đó?
Đúng vậy, tôi nghĩ đây cũng không phải là một khẩu hiệu tuyên truyền, nếu tuyên truyền thì có nhiều cách và nhiều phương tiện hữu hiệu hơn.
Tấm biển cấm quay đầu ở trên đã mang hiệu lực pháp luật, bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý chứ không cần phải nói “người có văn hóa giao thông là người không quay đầu vi phạm giao thông”, về góc độ pháp luật, chưa có quy định nào, điều khoản nào về xử phạt người không có văn hóa giao thông.
- Nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng vi phạm là do Luật của chúng ta chưa nghiêm để xử phạt, lực lượng thi hành nhiệm vụ đôi khi “làm ngơ” trước hành vi vi phạm của người dân, Thượng tá nghĩ sao về vấn đề này?
Theo tôi, tại thời điểm hiện nay, luật và chế tài phạt về vi phạm luật giao thông là rất nghiêm và đủ sức răn đe. Nghị định 71 vừa ban hành, nâng cao mức phạt đối với các lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ tạo ra sức mạnh để xử lý người vi phạm.
Thượng tá Lê Đức Đoàn, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012. Về lực lượng thi hành nhiệm vụ trong đó có CSGT không có chuyện làm ngơ, tiếp tay cho người vi phạm giao thông mà ngược lại CSGT xử lý rất nghiêm. Ngoài phát hiện trực tiếp để xử lý, lực lượng còn xử lý bằng hình ảnh do người dân cung cấp, qua camera giao thông…
Tuy nhiên, một số người khi không thấy bóng dáng lực lượng chức năng vẫn cố tình vi phạm, lỗi này thuộc về ý thức của người tham gia giao thông.
- Trong thực tế, nhiều người khi vi phạm giao thông đã nhờ vào các mối quan hệ để can thiệp nhằm thoát tội, gây mất công bằng trong việc xử lý vi phạm. Thượng tá nghĩ sao về điều này?
Đúng là trên thực tế, có người khi vi phạm dựa vào mối quan hệ để can thiệp, nhưng theo tôi những trường hợp này không nhiều.
Tôi đánh giá những người có hành vi này có sự hiểu biết về luật, về xã hội còn “chưa chuẩn”.
Về khía cạnh luật pháp, đó là cũng là một hình thức chống người thi hành công vụ, gây ức chế, khó khăn cho người thi hành công vụ, gây bức xúc trong xã hội, tạo nên hậu quả phức tạp nếu CSGT xử lý không nghiêm.
- Hơn 30 năm làm CSGT, Thượng tá nghĩ như thế nào về văn hóa giao thông của người Hà Nội?
Theo quan điểm của tôi, văn hóa giao thông đơn giản là sự chấp hành Luật giao thông, không vi phạm các quy định về tham gia giao thông, trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông không gây phiền, ảnh hưởng đến người khác và gây hại cho bản thân.
Phần lớn những người tham gia giao thông ở Hà Nội có ý thức chấp hành Luật giao thông, chấp hành biển báo, tín hiệu đèn, chỉ huy của lực lượng chức năng như đi đúng dừng khi có đèn đỏ, đều đội mũ bảo hiểm…Nhưng vẫn còn một số chưa hiểu hết về luật hoặc do ý thức chưa tốt, ngang nhiên vi phạm luật.
Văn hóa giao thông nằm ở trong mỗi con người, nhưng phải có sự chung tay của toàn xã hội, của cả người dân và các nhà quản lý.
Xin cảm ơn Thượng tá!
CSGT nói về tấm biển khuyên nên có văn hóa giao thông
nên cháu phải bỏ cái video chộp được này lên cho các cụ chém
[video=youtube;QxYmEgiBeOI]http://www.youtube.com/watch?v=QxYmEgiBeOI[/video]
(VTC News) – Tấm biển này được treo ngay dưới biến cấm quay đầu, gắn tại khu vực ngã ba Yên Phụ - đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội).
Sau khi VTC News đăng tải hình ảnh người tham gia giao thông ở Hà Nội ngang nhiên vi phạm luật giao thông ngay dưới biển “Người có văn hóa giao thông không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông”, nhiều ý kiến cho rằng, với hành vi này những người vi phạm đương nhiên nhận mình là người “vô văn hóa giao thông” .
Xung quanh vấn đề này, VTC News đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT đường bộ đường sắt, CATP Hà Nội; Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.
- Là một CSGT thường xuyên làm nhiệm vụ tại đường phố, ông nghĩ gì khi thấy người dân vẫn vi phạm ngay dưới biển cảnh báo nếu vi phạm sẽ là người vô văn hóa giao thông?
Theo tôi, tấm biển “Người có văn hóa giao thông không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông đường bộ” ở đây là một dạng biển phụ hướng dẫn, giải thích cho biển báo.
Biển báo trong luật giao thông mang hiệu lực pháp luật, do đó việc lập biển báo, ký hiệu, đặt biển báo… phải theo quy định của pháp luật và được nghiên cứu, khảo sát kỹ. Tấm biển phụ ở dưới là sự giải thích cho biển phía trên, cần phải đúng luật, không nên ghi những điều “mới lạ” như trên.
Ví dụ, ở dưới tấm biển cấm quay đầu này nên ghi rằng “Không nên quay đầu ở đây”, “Cấm quay đầu xe”, “Mọi người nên chấp hành biển cấm”… thì nó trở nên giản dị, đi vào lòng người chứ không nên ghi nội dung “Người có văn hóa giao thông không quay đầu tại đây”.
- Nói như vậy, nghĩa là tấm biển trên không cần phải xuất hiện ở cung đường đó?
Đúng vậy, tôi nghĩ đây cũng không phải là một khẩu hiệu tuyên truyền, nếu tuyên truyền thì có nhiều cách và nhiều phương tiện hữu hiệu hơn.
Tấm biển cấm quay đầu ở trên đã mang hiệu lực pháp luật, bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý chứ không cần phải nói “người có văn hóa giao thông là người không quay đầu vi phạm giao thông”, về góc độ pháp luật, chưa có quy định nào, điều khoản nào về xử phạt người không có văn hóa giao thông.
- Nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng vi phạm là do Luật của chúng ta chưa nghiêm để xử phạt, lực lượng thi hành nhiệm vụ đôi khi “làm ngơ” trước hành vi vi phạm của người dân, Thượng tá nghĩ sao về vấn đề này?
Theo tôi, tại thời điểm hiện nay, luật và chế tài phạt về vi phạm luật giao thông là rất nghiêm và đủ sức răn đe. Nghị định 71 vừa ban hành, nâng cao mức phạt đối với các lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ tạo ra sức mạnh để xử lý người vi phạm.
Tuy nhiên, một số người khi không thấy bóng dáng lực lượng chức năng vẫn cố tình vi phạm, lỗi này thuộc về ý thức của người tham gia giao thông.
- Trong thực tế, nhiều người khi vi phạm giao thông đã nhờ vào các mối quan hệ để can thiệp nhằm thoát tội, gây mất công bằng trong việc xử lý vi phạm. Thượng tá nghĩ sao về điều này?
Đúng là trên thực tế, có người khi vi phạm dựa vào mối quan hệ để can thiệp, nhưng theo tôi những trường hợp này không nhiều.
Tôi đánh giá những người có hành vi này có sự hiểu biết về luật, về xã hội còn “chưa chuẩn”.
Về khía cạnh luật pháp, đó là cũng là một hình thức chống người thi hành công vụ, gây ức chế, khó khăn cho người thi hành công vụ, gây bức xúc trong xã hội, tạo nên hậu quả phức tạp nếu CSGT xử lý không nghiêm.
- Hơn 30 năm làm CSGT, Thượng tá nghĩ như thế nào về văn hóa giao thông của người Hà Nội?
Theo quan điểm của tôi, văn hóa giao thông đơn giản là sự chấp hành Luật giao thông, không vi phạm các quy định về tham gia giao thông, trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông không gây phiền, ảnh hưởng đến người khác và gây hại cho bản thân.
Phần lớn những người tham gia giao thông ở Hà Nội có ý thức chấp hành Luật giao thông, chấp hành biển báo, tín hiệu đèn, chỉ huy của lực lượng chức năng như đi đúng dừng khi có đèn đỏ, đều đội mũ bảo hiểm…Nhưng vẫn còn một số chưa hiểu hết về luật hoặc do ý thức chưa tốt, ngang nhiên vi phạm luật.
Văn hóa giao thông nằm ở trong mỗi con người, nhưng phải có sự chung tay của toàn xã hội, của cả người dân và các nhà quản lý.
Xin cảm ơn Thượng tá!
Chỉnh sửa cuối: