Thời sự 19h ngày 02/6/2016 VTV1, báo giấy đăng từ năm ngoái nhưng nay VTV mới lên tiếng
Bài 5: PVFC cố ý làm trái quy định nhà nước, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng?
PVFC (nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng) có dấu hiệu tự ý sử dụng tiền ngân sách nhà nước cho cán bộ, công nhân viên ủy thác đầu tư trả chậm vào PVFC Invest (tiền thân của VN Assets), gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Bài 1: Hé lộ hàng loạt sai phạm tại Dự án xây dựng nhà máy tái chế chai PET thành xơ Polyester
Bài 2: Dự án xây dựng nhà máy tái chế chai PET thành xơ Polyester: PVFC “dính” nghi án “rửa tiền” trên dự án phá sản
Bài 3: PVFC góp vốn bất hợp pháp?
Bài 4: Tiếp tục hé lộ nhiều sai phạm quanh hoạt động kinh doanh tài chính của PVFC
Tự ý góp vốn vượt trần…5,4 lần quy định
Lật lại hồ sơ vụ việc, ngày 08/6/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có Nghị quyết số 1770/NQ-DKVN về việc chấp thuận Đề án thành lập, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest, tiền thân của VN Assets hiện nay).
Theo Điều lệ Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí PVFC Invest ban hành kèm theo Nghị quyết số 1770/NQ-DKVN ngày 08/6/2007 (đồng thời cũng được Đại hội đồng cổ đông PVFC Invest thông qua), cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký kinh doanh như sau:
“Tổng số cổ phần đăng ký mua của các Cổ đông sáng lập là 15.500.000 (mười lăm triệu năm trăm ngàn) cổ phần tương đương với 31%/Vốn điều lệ; các cổ đông là CBCNV của PVFC và PVFC Invest là 19.000.000 (mười chín triệu chẵn), tương đương 38%/vốn điều lệ; Cổ phần chào bán ra bên ngoài 15.500.000 (Mười lăm triệu năm trăm ngàn), tương đương 31%/vốn điều lệ”.
Một hợp đồng uỷ thác đầu tư của lãnh đạo PVFC (nay là Pvcombank) vào VN Assets.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103017832 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu cho Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí ngày 07/6/2007, Công ty Tài chính Dầu khí (tiền thân của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC trước khi cổ phần hoá) là cổ đông sáng lập sở hữu 5.500.000 cổ phần (năm triệu năm trăm ngàn cổ phần, tương đương 55 tỷ đồng mệnh giá), chiếm 11% Vốn Điều lệ PVFC Invest.
Mặc dù PVFC chỉ được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê chuẩn góp 11% vốn điều lệ thành lập PVFC Invest (55 tỷ đồng) và đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng theo Giấy báo có ngày 27/8/2007, Công ty Tài chính Dầu khí đã chuyển 245 tỷ đồng vào tài khoản của PVFC Invest với nội dung “PVFC chuyển tiền góp vốn điều lệ vào PVFC Invest”. Số tiền này chiếm tới 49% Vốn điều lệ PVFC Invest và hoàn toàn từ vốn Nhà nước do tại thời điểm chuyển tiền, PVFC là công ty 100% vốn nhà nước (PVFC hoàn tất cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp kể từ ngày 18/3/2008- PV).
Ngày 07/7/2008, PVFC tiếp tục nhận góp thay 5.000.000 cổ phần từ quyền góp vốn của cổ đông Công ty CP Đầu tư hạ tầng Việt Nga, với số tiền góp thay là 50 tỷ đồng, nâng tổng mệnh giá sở hữu của PVFC tại PVFC Invest từ 245 tỷ đồng lên 295 tỷ đồng (49% lên 59% Vốn điều lệ).
Báo cáo tài chính kiểm toán tại ngày 31/12/2009 của PVFC Invest do Công ty TNHH Deloitte thực hiện ghi nhận PVFC là cổ đông sáng lập sở hữu 5.500.000 cổ phần, tổng mệnh giá 55 tỷ đồng, chiếm 11% Vốn Điều lệ PVFC Invest; “Vốn ủy thác của cán bộ công nhân viên PVFC” là 24.000.000 cổ phần, tổng mệnh giá 240 tỷ đồng, chiếm 48% Vốn điều lệ PVFC Invest.
Báo cáo tài chính kiểm toán ngày 31/12/2011 của VN Assets do Công ty TNHH Deloitte thực hiện tiếp tục ghi nhận PVFC là cổ đông sáng lập sở hữu 5.500.000 cổ phần, tổng mệnh giá 55 tỷ đồng, chiếm 11% Vốn Điều lệ PVFC Invest; “Vốn ủy thác của cán bộ công nhân viên PVFC” là 24.000.000 cổ phần, tổng mệnh giá 240 tỷ đồng, chiếm 48% Vốn điều lệ PVFC Invest.
Báo cáo tài chính kiểm toán ngày 31/12/2012 của VN Assets do Công ty TNHH Deloitte thực hiện ghi nhận PVFC sở hữu 28.552.800 cổ phần (tổng mệnh giá 285,528 tỷ đồng), chiếm 57,11% Vốn Điều lệ VN Assets.
Báo cáo tài chính kiểm toán ngày 31/12/2013 của VN Assets do Công ty TNHH kiểm toán-tư vấn định giá ACC Việt Nam thực hiện ghi nhận PVFC sở hữu 28.552.800 cổ phần (tổng mệnh giá 285,528 tỷ đồng), chiếm 57,11% Vốn Điều lệ VN Assets.
Như vậy, ngay từ khi thành lập (năm 2007), PVFC đã sử dụng tiền Nhà nước góp 245 tỷ đồng, chiếm 49%/Vốn Điều lệ PVFC Invest. Sang năm 2008, PVFC góp thêm 50 tỷ đồng (10%), nâng tỷ lệ sở hữu lên 59%. Trong đó, PVFC sở hữu dưới vai trò cổ đông sáng lập 11% (55 tỷ đồng), còn lại 48% (240 tỷ đồng) sử dụng cho Cán bộ công nhân viên PVFC ủy thác đầu tư trả chậm. Sang đến năm 2012 và 2013, tỷ lệ PVFC cho CBCNV ủy thác đầu tư trả chậm chỉ giảm 1,89%, còn 46,11%.
Khoản 15 Điều 1 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định: “Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng đó”.
Công văn của NHNN yêu cầu PVFC chấm dứt ngay nghiệp vụ nhận ủy thác đầu tư trả chậm.
Khoản 16 Điều 1 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định: “Tổ chức tín dụng đã góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác vượt các mức quy định tại Điều 17 Quy định này thì không được tiếp tục góp vốn, mua cổ phần trong thời gian có các tỷ lệ vượt mức quy định nói trên; đồng thời trong thời gian tối đa hai năm kể từ ngày Quyết định sửa đổi này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp tự điều chỉnh để thực hiện đúng quy định”.
Tuy nhiên, PVFC bất chấp các quy định nêu trên cũng như phê duyệt của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sử dụng tiền nhà nước góp vốn tới 49% Vốn điều lệ của VN Assets (sau đó tăng lên 59%), vượt gần 5,4 lần mức tối đa Luật các Tổ chức tín dụng và quy định bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Dùng tiền nhà nước cho Cán bộ, CNV uỷ thác đầu tư?
Cuối năm 2009, PVFC “tấu trình” Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xin chủ trương để được thực hiện “nghiệp vụ ủy thác đầu tư trả chậm”. Tuy nhiên phúc đáp lại, trong công văn số 9788/NHNN ngày 11/12/2009 của NHNN đã bác bỏ đề nghị của PVFC và NHNN yêu cầu: “Để đảm bảo nghiệp vụ nhận ủy thác được thực hiện theo đúng quy định cũng như để đảm bảo an toàn hoạt động của công ty, NHNN yêu cầu Công ty chấm dứt ngay nghiệp vụ nhận ủy thác đầu tư trả chậm”…
Tuy nhiên sau văn bản chỉ thị của NHNN, PVFC lại không thực hiện mà còn "phớt lờ" ý kiến này của NHNN. Cụ thể trong báo cáo tài chính của VN Assets từ năm 2009 đến 2011, vẫn tồn tại khoản vốn ủy thác đầu tư 24 triệu cổ phần (tương đương 240 tỷ đồng), chiếm 48% vốn điều lệ ở VN Assets do cán bộ, công nhân viên PVFC nắm giữ.
Đến hết năm 2013 (ba năm sau khi NHNN có công văn 9788), PVFC vẫn còn duy trì tỷ lệ ủy thác đầu tư trả chậm của CBCNV tới 46,11%.
Theo hồ sơ mà PV thu thập được, trong số những cán bộ, công nhân viên PVFC uỷ thác đầu tư vào VN Assets (tiền thân là PVFC Invest- PV), có nhiều người là những lãnh đạo “cộm cán” trong hệ thống Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Có thể kể đến những Hợp đồng Uỷ thác đầu tư đứng tên: ông Nguyễn Xuân Sơn- Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; ông Phạm Huy Tuyên- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đại chúng PVcombank (tiền thân là PVFC); ông Hồ Nghĩa Thứ- Chủ tịch Công đoàn PVcombank; ông Nguyễn Anh Tuấn- Nguyên Chủ tịch HĐQT VN Assets; bà Nguyễn Minh Thu- Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), vừa bị bắt tạm giam đầu năm 2015 vì nhiều hành vi sai phạm trong quản lý kinh tế;…
Chỉ tính riêng số cổ phần PVFC mà những vị lãnh đạo có tên trên uỷ thác cho VN Assets đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.
PVFC mà lỗ ý ạ , em thấy bên đó thưởng Tết nhiều lắm cụ ahcó Hàng trăm thôi á? một năm cty mẹ PVFC đã lỗ hơn ngàn tỉ rồi cơ mà?
Trịnh Xuân Thanh PVC phó chủ tịch hậu giang đi lexus biển giả nhưng lấp liếmAnh Thăng vào trong nhóm bất khả xâm phạm rồi, các anh em xun xoe khác cũng được thế mà thoát hạ cánh an toàn hoặc bố trí "ẩn/lánh" chạy lên bộ công thương, thanh tra hay các đơn vị amz không rõ tên khác.
Hồi anh Thăng mới về cho các anh em chen chúc nhau trên chỗ đi thuê 22 Ngô Quyền có 3 tầng rưỡi về chỗ oách kiểu kiến trúc các trụ sở "quả đấm thép" để anh em không tâm tư và tuyển được thêm nhiều con cháu, lập được nhiều đơn vị con cháu chắt
Xong anh đi để lại cục nợ ngân hàng dk, ocean với tơ sợi Đình Vũ. Viantex nó chạy không trả được nợ rồi giờ có sản xuất cũng chẳng có thằng mua