Đức và Nga có 2 thể chế khác nhau cụ ạ:
Nga: thể chế tổng thống hay còn gọi là tổng thống chế( các nước tương tự như Mỹ, Pháp, Philippin, Hàn Quốc...), tại các nước này thì tổng thống là nguyên thủ quốc gia được người dân bầu lên ( chứ không phải do quốc hội bầu lên), và thường được giới hạn nhiệm kỳ, như ở Mỹ thì 2 nhiệm kỳ, ở Hàn quốc thì 1 nhiệm kỳ....
Đức : thể chế nghị viện hay còn gọi là nghị viện chế ( các nước tương tự như Nhật Bản, Anh, Hà Lan, Ý, Tây ban nha...) , thì người dân bầu ra đại biểu quốc hội ( hay còn gọi là dân biểu) rồi sau đó các đại biểu quốc hội bầu ra người đứng đầu chính phủ ( người dân đếch bầu ra người đứng đầu chính phủ). Các hoạt động của chính phủ được quốc hội quản lý chặt chẽ. Như vậy, nếu đảng nào có đa số phiếu trong quốc hội thì đương nhiên người của đảng đó (chủ tịch đảng) sẽ là thủ tướng. Thể chế này không có giới hạn nhiệm kỳ của đảng phái, một đảng có thể cầm quyền rất lâu nếu cứ liên tục được người dân bầu lên, như ở Nhật bản chẳng hạn, đảng dân chủ tự do cầm quyền hàng chục năm. Nhưng cũng có trường hợp đảng cầm quyền được bầu lâu năm nhưng nếu thay chức chủ tịch đảng thì sẽ thay thủ tướng mặc dù vẫn đảng đó chiếm đa số trong nghị viện. Như trường hợp ở Anh, đảng bảo thủ do bà đầm thép cầm quyền lâu năm nhưng bà đầm thép mất chức chủ tịch đảng vào tay John Major thì chức thủ tướng cũng được chuyển sang John Major. Việt Nam cũng là thể chế này ạ