[Funland] Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Nó là ngân hàng cổ phần, chính xác là như vậy!( tức là tư nhân)
Chính phủ Mỹ không có quyền gì hết!
Ngân hàng cổ phần nhưng chính phủ nắm quyền chi phối thông qua 12 ngân hàng liên bang một dạng chi nhánh ngân hàng nhà nước cụ nhé
Tư nhân chiếm phần nhỏ thôi. Quyền chi phối là chính phủ nên ko thể coi nó là tư nhân.
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
324
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Cổ đông lớn nhất , người thành lập và đã đang nắm quyền chi phối ạ.
Giải thích làm gì nhiều cho mệt vậy cụ

Chỉ nói 1 câu là QH mẽo thông qua gói cứu trợ 2k tỉ là FED phải tuân theo thì biết là FED là 1 tổ chức thuộc chính quyền (not chính phủ) mẽo rồi

Chúng nó có hiểu thế nào là tam quyền phân lập đâu, phân lập quyền nhưng vẫn cùng 1 tổ chức, đó là NN mẽo
 
  • Vodka
Reactions: Hmm

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Cổ đông lớn nhất , người thành lập và đã đang nắm quyền chi phối ạ.
Mình đọc đâu đó, nó có khoảng 25% cổ phần. Sau khi kết thúc tài khóa, các cổ đông sẽ được chia 6% cổ tức, phần còn lại mới được chia cho CP. Chính phủ muốn có tiền phải phát hành công trái đưa qua Fed để Fed cho vay đô
 

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,399
Động cơ
385,918 Mã lực
Em làm rõ thêm ý của cụ newbiess :D

Ngân hàng Trung ương Mỹ - Fed ra đời thế nào?
Lý Xuân Hải - 13:47 19/03/2019
(VNF) - Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ký ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang. Cục Dự trữ Liên bang Fed chính thức ra đời. Nhưng để có được ngày này, hành trình để khai sinh Fed là cả một con đường dài.
Ngân hàng Trung ương Mỹ - Fed ra đời thế nào?


Năm 1907, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng. Thất nghiệp tràn lan. Thị trường chứng khoán giảm sâu.
Người dân bắt đầu hoang mang. Họ xếp hàng suốt đêm để rút tiền hàng loạt ra khỏi các ngân hàng còn đủ sức chi trả. Điều này có thể giết chết nền kinh tế: các ngân hàng có đang khoẻ cũng buộc phải phải đóng cửa (chẳng có ngân hàng nào chịu nổi tình trạng rút tiền hàng loạt), các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn tín dụng buộc phải sa thải người làm và nền kinh tế vì thế trở nên tồi tệ hơn.
Vào thời điểm đó, Chính phủ Hoa Kỳ không có cách gì để đối phó với cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng này. Không có tổ chức nào có thể ngăn chặn việc rút tiền hàng loạt của người dân tại các ngân hàng dù vẫn khỏe mạnh. Cuối cùng sứ mệnh ngăn chặn cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng ấy đã được lịch sử đặt lên vai một người đàn ông đầy quyền lực: John Pierpont Morgan (ông chủ của Tập đoàn JPMorgan danh tiếng).
Vào lúc 21 giờ tối thứ 7 ngày 2/11/1907 ông đã triệu tập 40-50 nhà tài chính ngân hàng hàng đầu của New York đến thư viện riêng của mình trên Đại lộ Madison và ra lệnh một cách cương quyết: họ buộc phải đóng góp vào một quỹ điều tiết chung được sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trị giá 25 triệu đô la. Ông ta đã chốt chặt cửa không cho ai về và giữ họ ở đó suốt đêm cho đến tận 5 giờ sáng hôm sau mới cho về khi tất cả bọn họ đã đồng ý với kế hoạch của ông.
Kế hoạch đã thành công như ông mong đợi - chương trình hành động này về cơ bản đã chấm dứt cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1907 của nước Mỹ. Hệ thống ngân hàng tài chính Mỹ lúc đó đã được giải cứu bởi quyền uy, cá tính mạnh mẽ và tư duy chuẩn xác chỉ của 1 con người: J.P. Morgan.
J.P. Morgan.

Rất tự nhiên sau đó giới quyền lực ở Washington đã tự hỏi: Thế lỡ xảy ra cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng tiếp theo thì sao? Thực sự liệu họ có chấp nhận để số phận của nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc vào chỉ một anh chàng giàu có nào đó ở New York? Đó không chỉ là vấn đề tài chính ngân hàng, không chỉ là kinh tế, đó là vấn đề chính trị.
Có một người đã xác định đây là một vấn đề bức thiết cần giải quyết sớm: Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, Chủ tịch ủy ban tài chính Thượng viện lúc đó. Aldrich cho rằng nước Mỹ cần phải làm sao để không còn phải nhờ một cá nhân nào đó chấm dứt các cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng: Hoa Kỳ cần có một Ngân hàng Trung ương. Và Ngân hàng Trung ương mới cần tránh đi vào vết xe đổ cũ của lịch sử.
Bản thân nước Mỹ cũng đã từng 2 lần thành lập Ngân hàng Trung ương trước đó:
Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ nhất (1791-1811) và Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ hai (1817-1836) mỗi ngân hàng tồn tại 20 năm. Cả hai ngân hàng đều phát hành tiền, cho vay thương mại, chấp nhận tiền gửi, mua chứng khoán, duy trì nhiều chi nhánh và đóng vai trò là đại lý tài chính cho Kho bạc Mỹ.
Chính phủ Mỹ được yêu cầu mua 20% cổ phần vốn ngân hàng và bổ nhiệm 20% thành viên hội đồng quản trị của mỗi hai ngân hàng. Với vai trò này trên thực tế họ đã cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và bị phản đối dữ dội. Do đó Tổng thống Andrew Jackson dùng quyền phủ quyết của mình chấm dứt sự tồn tại của Ngân hàng Hoa Kỳ thứ 2.
Ý tưởng về Ngân hàng trung ương với vai trò khác không phải là một sáng kiến mới. Các quốc gia châu Âu đã có ngân hàng trung ương của mình. Trong khủng hoảng, các ngân hàng trung ương về cơ bản đã làm những gì J.P. Morgan đã làm ở Hoa Kỳ: đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại lành mạnh. Khi những người gửi tiền xếp hàng ngoài cửa gào thét đòi rút tiền gửi của họ, các ngân hàng về cơ bản lành mạnh có thể vay tiền từ Ngân hàng Trung ương để chi trả.
Nhưng có vấn đề cần xem xét là tên gọi Ngân hàng Trung ương. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ, cả hai từ đó - "Trung ương" và "Ngân hàng" - cơ bản đều không được ưa chuộng. Ý nghĩ về một nhóm các chủ ngân hàng giàu có ở New York kiểm soát một Ngân hàng trung ương đầy quyền lực không tạo cảm giác tự tin, nhất là với các bài học cũ, nhất là với các chính trị gia. Trong khi đó các ngân hàng lại muốn có một tổ chức cho vay cuối cùng, ngăn chặn khủng hoảng hệ thống - nhưng họ muốn tự mình chịu trách nhiệm làm việc này hơn là để các chính trị gia với các tham vọng chính trị của mình can dự.
Aldrich nhận thức rằng ông ta cần sự trợ giúp của các ông chủ ngân hàng để phác thảo ra kế hoạch xây dựng một ngân hàng trung ương mới. Do đó ông tổ chức một cuộc gặp gỡ bàn thảo trong bí mật.
Aldrich mời một số ông chủ và nhà điều hành ngân hàng ở New York, vào một đêm đã thoả thuận trước từng người một, đi đến một nhà ga xe lửa ở New Jersey. Ở đó, họ lên một toa xe lửa tư nhân được mắc vào phía sau của một chiếc tàu lửa để đi về phía nam. Để che giấu danh tính, Aldrich yêu cầu các ông chủ ngân hàng mặc quần áo như thợ săn vịt trời và chỉ được gọi nhau bằng tên.
Tàu đi về phía Nam, các ông chủ ngân hàng, bao gồm cả Aldrich, đã cùng nhau xuống Georgia. Họ đã dành suốt 9 ngày họp kín với nhau tại một câu lạc bộ của resort mang tên Đảo Jekyll.
Tại Đảo Jekyll, dưới sự chủ trì của Aldrich, ông và các ông chủ ngân hàng đã thống nhất được kế hoạch hành động. Họ nhận thức được rằng nhiều người Mỹ sẽ quan ngại về một Ngân hàng trung ương có thể trở nên quá mạnh, quá ảnh hưởng trong nền kinh tế. Vì vậy, họ đã đưa ra một cách lách cổ điển kiểu Mỹ: Họ quyết định Hoa Kỳ nên có nhiều ngân hàng trung ương nhỏ, rải đều khắp đất nước. Số lượng các ngân hàng Dự trữ Liên bang đến ngày hôm nay là 12 và nằm rải rác đều khắp nước Mỹ tại các thành phố, các bang.
Sự lựa chọn vị trí đặt các ngân hàng này dựa trên sự đồng thuận, bao gồm cả để tranh thủ sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương. Chẳng hạn cuộc bỏ phiếu về Đạo luật Dự trữ Liên bang để được Thượng viện thông qua cần lá phiếu của James A. Reed, thượng nghị sĩ từ bang Missouri. Vì thế không quá bí ẩn khi Missouri trở thành bang duy nhất có hai ngân hàng Dự trữ Liên bang, tại St. Louis và Kansas City.
Kế hoạch Aldrich và các ông chủ ngân hàng đưa ra vẫn còn một chặng đường dài phải đi để trở thành hiện thực. Chương trình này đã bị đánh tơi tả đầu tiên là tại Quốc hội. Kế hoạch xây dựng một Ngân hàng Trung ương mới cho nước Mỹ đã được tranh luận, thay đổi đáng kể, còn bị đổi cả tên. Nhưng ý tưởng cơ bản đã được triển khai thành hiện thực trên cơ sở đồng thuận, cân bằng quyền lực của giới chính trị và sự tự chủ của giới ngân hàng. Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ký ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang - Cục Dự trữ Liên bang Fed ra đời.
Ban lãnh đạo đầu tiên của Fed.

Việc hình thành Fed cũng không giải quyết hết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ. Trên thực tế, một vài thập kỷ sau khi Fed được thành lập, chính các chính sách của Fed đã khiến cuộc Đại khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn. Bản thân Fed đã có những thay đổi đáng kể trong suốt một thế kỷ hình thành và hoạt động. Nước Mỹ đã trải qua nhiều cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng cũng như sự thăng trầm của nền kinh tế.
Trong từng giai đoạn Fed có thể phần nào đó đã hành động sai lầm, nhưng thực tế Fed đã hoạt động khá nhịp nhàng, hiệu quả, là yếu tố cốt lõi để sửa lỗi, duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Mỹ.
Gần đây nhất năm 2008, Fed đã có những hoạt động rất mạnh tay và phần nào đó nằm ngoài phạm vi hoạt động truyền thống của mình để đóng vai trò tối quan trọng trong giải quyết khủng hoảng tài chính ngân hàng tại nước Mỹ và toàn cầu. Không phải vô tình mà mỗi phát ngôn của Fed được cả thế giới lắng nghe và phân tích động thái.
Ngày nay Cục Dự trữ Liên bang có 5 nhiệm vụ. Một là, thực hiện chính sách tiền tệ: giữ giá trị đồng tiền (lạm phát) bao gồm tác động lên việc cung tiền và cấp tín dụng. Hai là, quản lý và giám sát các tổ chức tài chính ngân hàng. Ba là, cung cấp dịch vụ thanh toán. Bốn là, đóng vai trò đại lý tài chính ngân hàng cho chính phủ Hoa Kỳ. Năm là, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng.
Về tổ chức, Fed gồm: Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Hạ viện thông qua với nhiệm kỳ 14 năm để đảm bảo tính độc lập, liên tục và kế thừa; 12 ngân hàng thành viên; Thị trường mở.
Hoạt động của Fed khá khoa học về cơ chế, không quá phức tạp trong vận hành, minh bạch trong ra quyết định và có thể coi là chuẩn mực cho các ngân hàng trung ương thế giới được mô tả trong hầu hết các quyển sách giáo khoa về tài chính ngân hàng.
Tổ chức quyền lực FED được ra đời và phát triển như thế.

Lý Xuân Hải

Thùy link: https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-trung-uong-my-fed-ra-doi-the-nao-20180504224221084.htm
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Mình đọc đâu đó, nó có khoảng 25% cổ phần. Sau khi kết thúc tài khóa, các cổ đông sẽ được chia 6% cổ tức, phần còn lại mới được chia cho CP. Chính phủ muốn có tiền phải phát hành công trái đưa qua Fed để Fed cho vay đô
2010 Fed lãi 82 tỷ$ thì tiền lãi chuyển cho Kho bạc chính phủ Mỹ là 79 tỷ $. Hơn 95%! Nghĩa là chính phủ Mỹ sở hữu hoen 95% cổ phần Fed!

Chính phủ bổ nhiệm các thống đốc và quyết định mức lương.

Tư nhân nào ở đây hở cụ?
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Ngân hàng cổ phần nhưng chính phủ nắm quyền chi phối thông qua 12 ngân hàng liên bang một dạng chi nhánh ngân hàng nhà nước cụ nhé
Tư nhân chiếm phần nhỏ thôi. Quyền chi phối là chính phủ nên ko thể coi nó là tư nhân.
Chi phối dưới pháp nhân cổ đông chứ không phải mệnh lệnh hành chính.
Khác vẹo gì IMF hay WB khi các nước đều có cổ phần ở đó.
Chính quyền Mỹ không có được cái quyền ra lệnh cho FED cấp tiền cho mình, muốn có tiền xin mời đưa cho FED cái giấy vay nợ, không thì đừng mơ!
 

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Đó là phần sau khi đã trả cổ tức cho các ngân hàng thành viên đó cụ
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
2010 Fed lãi 82 tỷ$ thì tiền lãi chuyển cho Kho bạc chính phủ Mỹ là 79 tỷ $. Hơn 95%! Nghĩa là chính phủ Mỹ sở hữu hoen 95% cổ phần Fed!

Chính phủ bổ nhiệm các thống đốc và quyết định mức lương.

Tư nhân nào ở đây hở cụ?
FED có thống đốc???Cụ bậy bạ hết sức à!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Giải thích làm gì nhiều cho mệt vậy cụ

Chỉ nói 1 câu là QH mẽo thông qua gói cứu trợ 2k tỉ là FED phải tuân theo thì biết là FED là 1 tổ chức thuộc chính quyền (not chính phủ) mẽo rồi

Chúng nó có hiểu thế nào là tam quyền phân lập đâu, phân lập quyền nhưng vẫn cùng 1 tổ chức, đó là NN mẽo
Vâng cứ gọi là tam quyền phân lập cho ra vẻ dân chủ chứ từ Fed đến Toà án tối cao Mỹ đềuphari theo chỉ đạo nhà nước Mỹ hết. Các vụ xử án liên quan đến chính trị thì biết, toà án tối cao Mỹ cũng chẳng công minh gì . Chính quyền nhà nước chỉ đạo thế nào phải theo thế hết. Chính quyền nhà nước là DeepState đại diện là tinh hoa tài phiệt thông qua quốc hội
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
324
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Vâng cứ gọi là tam quyền phân lập cho ra vẻ dân chủ chứ từ Fed đến Toà án tối cao Mỹ đềuphari theo chỉ đạo nhà nước Mỹ hết. Các vụ xử án liên quan đến chính trị thì biết, toà án tối cao Mỹ cũng chẳng công minh gì . Chính quyền nhà nước chỉ đạo thế nào phải theo thế hết. Chính quyền nhà nước là DeepState đại diện là tinh hoa tài phiệt thông qua quốc hội
Thế phiền cụ cho cái dẫn chứng nào mà Tòa tối cao Pháp viện mẽo xử theo sự chỉ đạo của chính quyền mẽo mà không theo pháp luật mẽo vậy cụ?
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Đó là phần sau khi đã trả cổ tức cho các ngân hàng thành viên đó cụ
Ngân hàng thành viên là 12 ngân hàng liên bang do chính phủ liên bang thành lập ạ.
Em đố cụ list được ra ngân hàng thành viên nào là tư nhân ạ. Ngán hàng tư nhân chiếm phần nhỏ thôi ko đủ tư cách thành viên
Chính quyền nhà nước vẫn chi phối ạ
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại bài nữa về cuộc chiến giá dàu đây :D
Chuẩn bị kỹ càng và hệ thống vận chuyển dầu khí sang châu Âu chỉ bằng đường ống… là ưu thế tuyệt đối của Nga với Saudi.

 Nga dang thang dai chien gia dau!
Cho dù có những lập luận để thuyết phục chúng ta như thế nào, rằng Nga đã phạm sai lầm khi bỏ OPEC + và hành động được cho là sẽ gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế trong nước, các sự kiện bắt đầu phát triển theo một kịch bản rất thuận lợi cho Moscow.
Ngay sau khi đề nghị Nga giảm sản lượng dầu để tăng giá dầu tại Hội nghị các Bộ trưởng OPEC+ tại Vienna, Nga đã từ chối, thì ngay lập tức Ả Rập Saudi và một số quốc gia khác quyết định tăng sản lượng đến hết mức có thể và giảm giá 8-10 dollar cho việc mua dầu của họ với các khách hàng.
Rõ ràng, Ả Rập Saudi và phần còn lại của OPEC+ (trừ Nga) đang ra tay thực hiện một “blitzkrieg” (cuộc chiến chớp nhoáng) hòng hạ gục ngay nước Nga.
Thật đáng tiếc, cuộc chiến chớp nhoáng này không phải là sản phẩm được chuẩn bị sẵn sàng theo cách mở đầu cho cuộc chiến mà là sản phẩm của sự bị động, bất ngờ, sản phẩm của sự không chuẩn bị đầy đủ, sản phẩm của sự vô tội vạ của Ả Rập Saudi.
Hôm 22/3, Ả Rập Saudi và Iraq cho biết họ không thể cung cấp giảm giá sớm như đã được tuyên bố. Điều này là do thực tế nhu cầu vàng đen giảm ở châu Âu và châu Á, dầu được sản xuất đơn giản là không có nơi nào để lưu trữ khiến cho các siêu tàu chở dầu Ả Rập cũng bắt đầu được sử dụng làm hồ chứa.
Hầu hết các tàu chở dầu đã đầy, và chưa có khách hàng nào mua nó, bởi nhu cầu đã bị Covid-19 làm giảm mạnh, đại dịch đang hoành hoành trên toàn thế giới. Đặc biệt, liên quan đến tình trạng này, tỷ lệ vận chuyển hàng hóa của tàu chở dầu đã tăng gần 700% - từ 30 nghìn dollar mỗi ngày lên 250 nghìn dollar / ngày.
Bây giờ hãy hạch toán kinh tế. Brent hiện đang giao dịch ở mức khoảng 30 dollars mỗi thùng. Một tàu chở dầu lớn nhất (supertanker) chứa khoảng 2 triệu thùng dầu thành tiền là khoảng 60 triệu dollars.
Mức giảm giá được công bố của Saudi là 8 dollar/thùng, lúc đó dầu trên supertanker thành tiền là 44 triệu dollar. Do đó, người mua sẽ tiết kiệm được 16 triệu dollar từ một supertanker. Nhưng không đơn giản như vậy…
Con đường từ Vịnh Ba Tư đến Châu Âu là hành trình mất khoảng 25-30 ngày. Với mức giá cước hiện tại là 7,5 triệu dollar/ngày thay vì 900 nghìn dollar trước đó thì tính cả chiều đi và về, khách hàng phải trả tổng cộng chi phí vận chuyển là 15 triệu dollar.
Như vậy, điều này cho thấy việc giảm giá 16 triệu dollar được công bố hoàn toàn được cân bằng bởi chi phí hậu cần. Nhưng chưa hết, thêm vào đó, người mua châu Âu buộc phải chịu các chi phí liên quan đến trung chuyển vàng đen tại cảng và giao cho nhà máy lọc dầu. Rõ ràng, mua dầu Ả Rập không có lợi hơn so với mua dầu từ đường ống Nga.
Đó là lý do vì sao người mua hủy bỏ các hợp đồng đã ký kết trước đó với Ả Rập Saudi, bởi vì họ không thể chịu chi phí như vậy cho việc thanh toán hậu cần.
Nhưng hậu quả chính của toàn bộ câu chuyện này là khác nhau. Trong điều kiện hiện tại, Ả Rập Xê Út không có cơ hội và khả năng để tăng sản lượng dầu lên mức 13 triệu thùng / ngày như được tuyên bố. Không, tất nhiên, cứ cho rằng, về mặt kỹ thuật nó có thể làm điều đó mà không có vấn đề, nhưng không ai sẽ đơn giản mua loại dầu này bởi không có thêm không gian lưu trữ và phải làm gì với nó là không rõ ràng.
Trong bối cảnh đó, Brent bắt đầu tăng trưởng và trong hai ngày, giá của nó đã thay đổi từ 25 dollar/thùng thành 30 dollar/thùng.
Song song với điều này, theo WSJ (Tạp chí phố Wall) việc ngừng sản xuất dầu (đá phiến) hoàn toàn ở Texas đã được lên kế hoạch .Việc vận chuyển dầu bằng đường sắt quá đắt đỏ, vì vậy các công ty đang yêu cầu giảm giá rất lớn cho dịch vụ vận chuyển. Nếu không, sản xuất dầu sẽ trở nên không có lợi.
Rất có thể bang Texas thực hiện cả hai, nghĩa là lên kế hoạch ngừng sản xuất và giảm giá, bởi vì nếu ngừng sản xuất, 200 nghìn người sẽ thất nghiệp, đồng thời sau đó, lần lượt, ngành đường sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, Nga cảm thấy khá tự tin. Mặc dù nguồn cung cấp thông tin liên tục từ các phương tiện truyền thông, các vấn đề thực sự với sản xuất dầu và đặc biệt là chi phí vận chuyển, hậu cần…đã được tìm thấy ở các quốc gia khác, nhưng không phải ở Nga. Nga có một mạng lưới đường ống dẫn dầu phát triển để giao hàng cho cả thị trường châu Âu và châu Á. Như chúng ta đã biết, chi phí giao hàng bằng đường ống là rẻ nhất trên thế giới.
Vậy đến đây, chúng ta nhìn nhận chiến thắng bước đầu của người Nga là gì? Đó là cuộc “tấn công chớp nhoáng” của Ả Rập Saudi đã bị thất bại thảm hại. Ả Rập Saudi không làm được điều mà mình tuyên bố…
Chiến thắng của người Nga là đương nhiên bởi họ có sự chuẩn bị kỹ càng cho cuộc chiến. Đó là sự chuẩn bị về tiền, tài nguyên, nhân lực, vật lực, chuẩn bị đón thời cơ, chuẩn bị các phương án, biện pháp…để thực hiện các mục tiêu đề ra từ ngắn hạn đến dài hạn, ra đòn thì đúng lúc…
Thất bại của Ả Rập Saudi là khó tránh khỏi vì họ hoàn toàn bất ngờ. Đây được coi như là một cuộc chiến không được chuẩn bị của nhà Saudi. Hành động tăng sản lượng, giảm giá ngay sau đó của Saudi đã rơi vào khủng hoảng thừa cục bộ.
Người ta cứ tưởng rằng với giá dầu giảm sâu như vậy thì nước Nga được ví như cái trạm xăng sẽ hoảng loạn, nhưng cái mà chúng ta thấy chỉ là: Nga – Putin đi lớp lang từng bước cho kế hoạch của mình. Nói chính xác thì Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này từ năm 2016 ngay khi Nga bước chân vào OPEC+.
Chiến tranh, bất kể chiến tranh nóng hay năng lượng, thương mại…đâu phải là trò đùa. Phát động chiến tranh hay người Nga chấp nhận thời điểm xảy ra chiến tranh đã được tính toán rất kỹ…để chắc thắng.
Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ tư thế của Nga sau đây…
Lê Ngọc Thống
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Thế phiền cụ cho cái dẫn chứng nào mà Tòa tối cao Pháp viện mẽo xử theo sự chỉ đạo của chính quyền mẽo mà không theo pháp luật mẽo vậy cụ?
Thì mấy vụ chống Nga đấy
Chống cả anh Chum nữa vv
Marina Putina có bằng chứng nào đâu mà vẫn bị xử tù vv
 

santa-morning

Xe buýt
Biển số
OF-86334
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
532
Động cơ
-97,886 Mã lực
Topic của thớt này nên đổi lại thành 'Petrodollar đang tung cú đấm bồi để kết liễu Putin?'
 

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
427
Động cơ
101,054 Mã lực
Ngân hàng thành viên là 12 ngân hàng liên bang do chính phủ liên bang thành lập ạ.
Em đố cụ list được ra ngân hàng thành viên nào là tư nhân ạ. Ngán hàng tư nhân chiếm phần nhỏ thôi ko đủ tư cách thành viên
Chính quyền nhà nước vẫn chi phối ạ
Các vấn đề Fed rất thú vị, vì sẽ trả bao giờ biết đến các cổ đông của Fed. Ngay bản thân 12 Ngân hàng thành viên nó cũng là Ngân hàng cổ phần. Năm 1983 có 1 ông đã viết về các cổ đông của Fed nhưng rất tiếc nó bị chìm vào quên lãng. Không 1 ai có quyền hoặc biết về điều đó. Các quyết định của Fed phải được 7 ông thống đốc và 5 đại diện các Ngân hàng tư nhân biểu quyết. Đó là vấn đề để thấy Fed không phải là NHTW thuộc chính phủ, nó cũng không hoàn toàn là tư nhân. Thế mới thú vị. Chỉ có 1 điều là nó có quyền in tiền
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
324
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Thì mấy vụ chống Nga đấy
Chống cả anh Chum nữa vv
Marina Putina có bằng chứng nào đâu mà vẫn bị xử tù vv
Tối cao pháp viện là 1 nhánh độc lập với QH và TT, nhiệm kỳ suốt đời, nó bác bỏ được cả lệnh của TT và QH nếu vi hiến thì nó sợ ai hả cụ?

Tối cao pháp viện nó pháp quyết dựa theo HP và pháp luật chứ không bị sức ép của chính quyền mẽo
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Mấy cụ tranh luận vui phết, em chỉ thấy các cụ mổ xẻ phân tích chứng minh từ cái vỏ đã được hợp pháp hóa rồi nên lúc nào cũng thấy đúng, vì vậy em thấy chả cần thiết phải tranh luận thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top