[Thảo luận] Phượt vùng cao bằng xe đạp có khó không?

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Hay quá, những cung đường đẹp cho những phượt thủ chính hiệu cùng xe đạp
 

Fuji Toan

Xe đạp
Biển số
OF-424070
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
21
Động cơ
217,721 Mã lực
Tuổi
45
Chia sẻ hình ảnh của mình , Cảm ơn và ủng hộ cụ Hoàng Trần HMA !
Tụi mình cũng mới hoàn thành cung này ngày Mồng 9 Tết
Mong có dịp join với cụ và MTB VN nhiều idol mà mình chưa được gặp ngoài đời.
 

longphamhoai

Xe tăng
Biển số
OF-56702
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
1,285
Động cơ
-252,469 Mã lực
Quá nể các cụ đạp xe Tây Bắc, em thấy leo dốc đền Gióng đã bở hơi tai rồi.
 

Vsthanh

Xe tải
Biển số
OF-712329
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
212
Động cơ
87,104 Mã lực
Tuổi
42
Em thì nghĩ, đi phượt Tây Bắc rất khó. Mình lái xe ô tô còn thấy khó và nguy hiểm, huống gì đi mấy trăm cây số đèo dốc bằng xe đạp. Xe đáp đi phượt Tây Bắc cũng cần chất lượng, đặc biệt lốp, phanh, xích. Trong đoàn nên có một bác biết sửa xe. Mình khâm phục các bác lắm nhưng thật lòng không dám tham gia.
 

Tutuchien

Xe tải
Biển số
OF-161025
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
348
Động cơ
352,180 Mã lực
Phượt Vùng Cao bằng xe đạp có khó không?

Miền Núi Phía Bắc phong cảnh hữu tình, núi đèo quanh co là địa danh du lịch ngắm cảnh checkin cực kỳ hấp dẫn. Nhưng nếu lựa chọn xe đạp là phương tiện đi lại thì các bạn nên cân nhắc cẩn thận. Đây không phải là cung đường thể dục. Kể cả bạn có thể leo vài vòng Gióng hay Tam Đảo thì cũng chỉ chứng minh được sức của bạn đủ đạp cung này chứ chưa chứng minh bạn sẽ đi được cung này. Với những cung thực chiến, kinh nghiệm và kỹ năng sống là ưu tiên số một. Nguy hiểm, tai nạn thậm chí là hy sinh luôn rình rập, không phải chuyện đùa nên dù thế nào vẫn khuyên các bạn không bao giờ được chủ quan khinh xuất. Muốn nhanh thì phải từ từ, đi đường trường quan trọng là an toàn và dưỡng sức cho ngày hôm sau.

Tôi nhập nhóm tham gia đi cung Hà Giang- Đồng Văn- Lũng Cú - Mã Pì Lièng- Hà Giang cùng anh em CLB MTB Việt Nam muộn, không có dịp họp nghe phổ biến và hướng dẫn của các tiền bối đi trước nên cũng chỉ vội vàng chuẩn bị đồ và xe theo thói quen.

Với kinh nghiệm vừa chiến cung Bắc Yên- Tà Xùa - Trạm Tấu bằng xe touring khung thép, chở 35kg đồ đổ sống Khung Long an toàn, tôi thấy chẳng có lý do gì mà không đi Tuoring. Nhưng nghe bác Chủ Tịch Phạm Ngọc Bình bảo: "đi MTB an toàn hơn" tôi nghĩ chắc bác chưa thử chiếc xe touring được thiết kế để leo Tây Tạng của tôi nhưng vẫn quyết định nghe theo tiền bối.

Ngày đầu tiên đường đẹp, xe tôi ì ạch leo núi như xe tăng lên dốc. Đã vậy tôi lại đạp xe MTB dòng hai phuộc chuyên bổ dốc với quả lốp gai 26*2.3 to vật. Đường quê tĩnh mịch, lốp xe cứ gột gột với mặt đường làm thêm sốt ruột. Tôi có phần ân hận, biết thế cứ vác touring mà leo cho nhàn hạ.

Ngày thứ hai, xe tôi càng đi lại càng nhanh khi mà đồng đội người thì rách lốp người thì vồ ếch mà xe tôi vẫn lầm lũi bò lên. Và khi đổ đèo, đó là cảm xúc hưởng thụ của người chiến thắng!

Ngày thứ ba, thứ tư, cung đường thử thách với thời tiết sương mù ẩm ướt và mưa gió lạnh thấu xương. Xe tôi lúc đó mới phát huy tác dụng. Xe MTB có độ ổn định cao, lốp 26 inch có ưu điểm tuyệt vời là leo núi và đổ đèo trong điều kiện đường trơn cực an toàn. Lốp gai to không sợ đá sắc lẫn đá dăm, gặp đường bùn đất, gài số thấp là lầm lũi bò qua không sợ trơn trượt, lên dốc gắt không sợ quay tròn bánh.

"Gừng càng già càng cay", lòng thầm cảm ơn lời khuyên nên đi MTB của Trưởng đoàn. Một chuyến đi đầy cảm xúc, trải nghiệm đủ cung bậc thời tiết và địa hình cùng các tiền bối.

Tuy vậy, trong đoàn đi vẫn có một vài sự cố nhẹ, mặc dù bây giờ, ai cũng đã an toàn ở nhà và trở lại cuộc sống thường nhật. Tôi cảm thấy có trách nhiệm chia sẻ những điều mình rút ra trong chuyến đi để giúp ai đó cần.

Nếu bạn là người đam mê đạp xe, thích đi du lịch và khám phá vùng miền bằng xe đạp thì nên tham khảo bài viết này.

Để có một chuyến đi an toàn, niềm vui trọn vẹn bạn cần chú ý các điểm quan trọng sau:

1. Chuẩn bị đồ thiết yếu kỹ càng: càng kỹ càng an toàn.
2. Lựa chọn đồng đạp: cực kỳ quan trọng.
3. Lựa chọn chia cung đường vừa sức: đừng cố lên cung kiểu thách thức bản thân.
4. Chọn xe và chăm xe: cái này rất quan trọng

Đồ sinh hoạt cá nhân, quần áo, đồ ăn, đồ sống ảo bạn cứ mang tuỳ tâm tuỳ sức nhưng thứ đồ thiết yếu nhất định phải mang là:

- Dụng cụ sửa xe: bộ lục giác đa năng, bộ tháo lắp xích (vam cắt xích và kìm tháo lắp), vá săm, móc lốp, bơm xe là thứ không thể thiếu.

- Với cung khốc liệt, nên mang săm dự phòng, lốp gấp dự phòng (khuyến cáo nên mang), khoá mắt xích dự phòng khi đứt xích. Bạn không biết sửa xe thì có người sẽ giúp nhưng họ không thể thay cho bạn nếu bạn không có đồ dự phòng của xe bạn.

- Đồ dưỡng xích: nhớt xích hay dầu sáp đều có thể mang và tra hằng ngày. Với tôi thì tôi thường mang chai xịt đa năng: vừa vệ sinh bôi trơn xích vừa xịt tuốt tuột những thứ cần bôi trơn khác trên xe như pê đan cá, củ đề, dây cáp v.v. Đừng chủ quan, chỉ 1 buổi đạp trong mưa đầy bùn đất thì xe của bạn chẳng còn tý bôi trơn nào đâu.

- Quần áo đạp xe: nên dùng quần dài, nó chống xước chân rất tốt, áo đạp xe có sợi kháng khuẩn, thiết kế thoáng khí, bay mồ hôi nhanh hơn.

- Mũ bảo hiểm: đương nhiên rồi.
- Găng tay: cái này khỏi nói ngoài chống ê tay nó còn chống lạnh.

- Tất: dù bạn dùng giầy hay dùng dép đạp xe thì vẫn nên đi tất, ngoài chống ê chân nó còn thấm mồ hôi cho bạn và giữ ấm khi cần. Tất cũng đề phòng hôi chân khi ngủ tập thể 😅

- Kính đạp xe: rất quan trọng, gió bụi hay côn trùng bay vào mắt là thảm hoạ.

- Áo gió chống UV và mưa nhỏ: đổ đèo rất cần, không sợ sương lạnh hay cơn mưa bất chợt.

- Đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo: bắt buộc phải có và nhớ sạc pin.

- Nước uống: nước lọc là thứ nước uống bổ dưỡng nhất, dễ kiếm nhất. Tôi không mang nước điện giải hay các loại nước đóng chai bổ dưỡng bao giờ.

- Và cuối cùng: nên thủ một vài thanh sô cô la hoặc vài thanh tương tự để lấy lại đường huyết khi quá bữa. Lương khô cũng tốt nhưng không nạp nhanh bằng thứ này.

Lựa chọn đồng đạp: nếu đi phượt xa dài ngày trong đoàn nhất định phải có một trưởng đoàn có kinh nghiệm và một kỹ thuật viên về xe đạp để xử lý tình huống. Với mình, sẽ vui hơn nếu trong đoàn có cả nam lẫn nữ. Hơn hết, đoàn phải hợp cạ mới vui.

Lựa chọn cung đường: tốc độ di chuyển của đoàn là tốc độ của người yếu nhất, bạn đạp khoẻ thì hãy dưỡng sức để hỗ trợ người yếu hơn. Khi lên cung đường, dù đổ dốc hay leo núi thì cũng không nên quá 80km/ngày. Thời gian thừa hãy để sống ảo một chút, quan tâm nhau một chút.

Chọn xe, chăm xe: Đừng xem thường khâu này. Cuộc vui của bạn có thể bị dừng, tính mạng của bạn có thể bị nguy hiểm nếu không biết coi xe là người bạn của mình. Tôi sẽ viết kỹ phần này ở bài viết sau nên chỉ lưu ý anh em một số điểm ở phần này:

- Lựa chọn chiếc xe cho chuyến đi rất quan trọng. Xe quen là ưu tiên số một, yên xe là ưu tiên số hai, số ba là lốp xe. Đường xấu có thể dắt bộ chứ đau đít là một thảm hoạ. Xe không quen khung dẫn đến nhức mỏi người hoặc chân tay còn khổ hơn nữa. Nên đạp test xe vài ngày trước khi đi để căn chỉnh xe cho phù hợp.

- Tập thói quen kiểm tra xe mỗi khi ra đường: chỉ mất 1-2 phút thôi, nhấc bổng xe lên và thả xuống đường cho lốp tiếp đất và nẩy lên, hãy lắng nghe chiếc xe bạn nói, với bất kỳ âm thanh lạ nào cũng có thể là vấn đề lớn. Nhấc bánh trước lên quay nhẹ, bánh xe trơn sẽ quay lâu và quay ngược lại được. Tiếp tục làm vậy với bánh sau. Nếu bánh nào không quay ngược lại được thì có thể đang bị chạm phanh hoặc rít trục. Tuỳ trường hợp mà xử lý. Kiểm tra má phanh, độ bám. Má phanh vành thì dễ quan sát, má phanh đĩa thì khó hơn. Một vị trí ít được kiểm tra là trục giữa và pê đan. Đánh tuột xích và quay thử trục giữa, kiểm tra độ rơ lắc. Quay và lắc thử pê đan để kiểm tra. Nếu là pê đan cá, nên xịt mỡ bôi trơn thường xuyên mỗi khi ra đường để tránh tiếp đất bằng đầu gối.

- Kiểm tra, bảo dưỡng xe: Nếu có điều kiện, trước và sau mỗi chuyến đi xa nên đi vệ sinh và kiểm tra xe ở các thợ xe chuyên nghiệp. Ăn một bữa ngon vùng cao nhiều hơn tiền bảo dưỡng xe nên là tuỳ vào tình trạng xe và lựa chọn của bạn.

- Nên tự kiểm tra xe sau mỗi chặng. Kiểm tra lốp, kiểm tra xích và phanh xe. Kỹ thuật viên đi cùng không thể kiểm tra chu đáo bằng bạn, họ chỉ giúp bạn khi bạn yêu cầu.

- Đóng gói xe khi di chuyển. Tôi đã chứng kiến các tiền bối đóng xe, nói thật lòng đa số đều đóng gói và chằng buộc sai, rất dễ gây hỏng xe. Nếu nói rõ hơn về phần này có thể nhiều người phật ý nên tôi chỉ lưu ý vài điểm: Nếu phải tháo bánh trước, cần chèn má phanh dầu bằng miếng nhựa mỏng hoặc bìa, chèn càng xe bằng thanh chống; chú ý đừng để cong đĩa phanh bánh trước. Nếu phải xoay gập tay lái, đừng tháo ốc bịt đầu potang, chỉ nới lỏng ốc ngang potang. Xếp các xe sát nhau, nếu không muốn cong cùi đề thì phải để ở đĩa nhỏ nhất và líp to nhất (trạng thái leo núi), cẩn thận hơn thì đánh tuột xích ra, nhớ là củ đề để ở líp to nhất, không phải là nhỏ nhất!

Lời kết: Nếu các bạn có đồng đội tốt, một chiếc xe tốt thì cứ mạnh dạn mà lên đường. Sức khoẻ và phép màu sẽ có từng ngày đừng quá hoang mang mà lỡ cơ hội!

Xưởng chăm sóc và sửa chữa xe đạp HMA Cycle 393 Giải Phóng, Hà Nội
- Điện thoại / Zalo: 0975678775
- Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/hoangtkv
- Facebook cửa hàng: https://www.facebook.com/HMA.Cycle


IMG_3008.jpg
IMG_2948.jpg
IMG_2895.jpg
IMG_2877.jpg
IMG_2850.jpg
IMG_2818.jpg
IMG_2816.jpg
IMG_2784.jpg
IMG_2707.jpg
IMG_2678.jpg
Lần đâu tiên nhìn thấy chiếc MTB chất /khủng. Bác chủ có chia sẽ ae đôi điều về chiếc xe _ Bác mua ở đâu giá ?
Mong Bác chia sẻ kinh nghiệm khi đi đổ đèo dài bằng xeđạp ?
Tks
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top