Cụ phân tích đúng đường đấy, nhưng đoạn cuối thì cụ nhầm. "Cái thuật toán sinh để mã hóa" do IT cài đặt nhưng chính thằng đó, cũng như "phần lớn" thằng nào khác cũng không phá được. Đó là yếu tố quyết định để hình thành nên Internet đấy cụ: Yếu tố bảo mật. Những cái này liên quan đến Mã hóa công khai, Mã hóa bất đối xứng. Tóm lại là, cho đến giờ, ở mức mã hóa thông thường, tức là mã hóa giao dịch giữa các cá nhân, thì nó vẫn rất an toàn.
Còn xác thực qua tin nhắn điện thoại (sms otp) ko an toàn là vì sao?
Về nguyên tắc, càng qua nhiều bước trung gian càng kém an toàn. Cụ gửi lá thư cho bồ, đã được mã hóa bước 1, rồi gửi cho chú đưa thư và bảo ku kia mã hóa tiếp bước 2, sau đó mới đưa đến mợ kia. Nó sẽ ko an toàn bằng việc cụ tự mã hóa cả 2 bước, tất nhiên bằng 2 công cụ khác nhau.
Nói giông dài thế để mô tả về mặt nguyên lý. Còn cụ thể trong trường hợp này là sms otp thì hack bằng cách nào? Có thể như sau:
- Bị chiếm đoạt sim từ nhân viên của nhà mạng, hay từ lỗi bảo mật của nhà mạng.
- Hacker đến nhà mạng và thông báo mất sim, rồi đưa ra 1 số phương pháp dựa vào thông tin mà nó có về số điện thoại mà nó tấn công, cộng với sự lơ là của cô bé nhân viên nhà mạng, thế là xong. Thời điểm tấn công có thể đc chọn vào lúc cụ đi du lịch, hay 1 ngày đặc biệt bận rộn nào đó mà ko kịp để ý là đthoại của mình ko gọi nghe đc. Và trong khoảng 30 ph đến 1h lơ là đó, lớp bảo mật thứ 2 tưởng như rất chắc chắn đã bị phá vỡ. Nếu như bảo mật lớp 1 (username password) đã bị phá (đôi khi khá dễ) thì coi như là tiền của cụ đã ra đi không trở lại.