[ATGT] Phương pháp canh khoảng cách trên xe hơi (st)

jeehoon

Xe tải
Biển số
OF-30254
Ngày cấp bằng
1/3/09
Số km
473
Động cơ
486,060 Mã lực
Phương pháp canh khoảng cách trên xe hơi

Chán nghe nhất từ những người dạy lái là "cảm giác thôi". Câu đó chỉ lấp liếm phương pháp dạy nghèo nàn. Không phản đối là cảm giác đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu cứ chờ cảm giác quen thì hàng năm mới tiến bộ.

Bây giờ có phương pháp, trẻ em cấp 1 cũng giải được bài "vừa gà vừa chó" mà các cụ nhà ta ngày xưa cho là khó ghê gớm. Anh hãy làm một số bài tập sau để biết canh xe:

- Canh xe 2 bánh phía trước: Đậu xe ở nhà, lấy xe máy ra đặt trước mũi xe độ 1 m. Ngồi vào ghế lái, xem mình nhìn được đến phần nào của đuôi xe. Nếu là xe 7 chỗ thì thường anh sẽ thấy xe 2 bánh bị che tới mép trên biển số. Suy ra khi đi ra đường, nếu đằng trước là xe 2 bánh thì mình canh lúc nào thấy mũi xe mình che tới mép trên bảng số xe người ta là phải ngưng.

- Canh xe 2 bánh bên phải: Tương tự, anh đặt chiếc xe 2 bánh sang góc phải phía trước để nhìn quen xem ở mỗi góc thì khoảng cách an toàn là khi nào. Ví dụ, thường là mình nhìn thấy thắt lưng người lái 2 bánh nếu xe đó ngang mũi xe mình, nếu người ta ở phía trước nữa thì mình nhìn thấy đầu gối.

- Canh xe hơi phía trước: Anh tìm một chiếc xe hơi đang đậu ngoài đường và đến đậu sau họ. Ban đầu chưa quen thì đậu cách chút xíu. Nhìn xem mình nhìn thấy tới đâu phần sau xe họ, xuống kiểm tra, rồi nhích xe tới lui chút xíu và xuống xem lại. Thường thì nếu anh thấy mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ là mình cách họ độ 1 m, thấy bánh sau của họ là cách khoảng 2 m.

Thấy bánh xe họ tiếp đất là khoảng 3 m. Chạy ngoài đường lúc đông, kẹt xe thì giữ khoảng cách 1 m (thấy sát mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ) để 2 bánh không chen vào được. Nếu anh đang đậu sau xe người ta mà cần quay đầu xe ra thì nên lui tới lúc nhìn thấy bánh sau xe trước.

Những khoảng canh nêu trên là ví dụ theo xe tôi, anh cần canh lại lấy kinh nghiệm theo xe anh.

- Canh xe bên phải: Anh dừng xe, dùng dây hay kẻ vạch đường 2 bánh xe kéo dài tới trước. Đánh dấu giao điểm đường bánh xe bên phải với đường mép đầu xe mình. Khi ra đường nhìn vào điểm đó anh sẽ canh được hành trình của góc phải xe mình và nhắm có vướng các xe bên phải phía trước không.

Một cách khác canh xe bên phải là nhìn xem xe họ cách vạch phân cách bao xa, liếc kính chiếu hậu hoặc dò theo đường bánh xe tưởng tượng nói trên để xem mép xe mình cách vạch phân cách bao xa, suy ra hành trình xe mình và họ có giao nhau không.

Anh có thể chụp hình các trường hợp canh khoảng cách xe như trên, lúc rảnh lấy ra nhìn. Nhớ chút xíu là canh ngon lành.
- mr Long-

---------
<nguồn: http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/04/phuong-phap-canh-khoang-cach-tren-xe-hoi/>



Em thấy bài viết này hay và bổ ích cho các cụ mới có BLX hoặc 1 số cụ còn lờ mờ về cái này ah. (*)
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
6,120
Động cơ
463,443 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Cái người ta gọi là cảm giác không sai vì mỗi người có một độ cao khác nhau, tầm nhìn khác nhau và cảm nhận khoảng cách khác nhau. Chưa kể xe máy, ô tô có xe cao xe thấp, ô tô cũng có ghế chỉnh cao thấp, trước sau. Vì vậy mọi thứ đều chỉ là tương đối. Vì vậy đây là phương pháp để căn xe nhưng cũng chỉ là tương đối, không nên quá tin tưởng vào nó. Nếu như anh này nói thì chắc mình phải lôi tất cả các loại xe đang lưu thông ra mới xác định được.
 

jeehoon

Xe tải
Biển số
OF-30254
Ngày cấp bằng
1/3/09
Số km
473
Động cơ
486,060 Mã lực
Tất cả chỉ là tương đối, có gì tuyệt đối đâu ah
 

Anh Nguyễn

Xe hơi
Biển số
OF-81373
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
104
Động cơ
415,570 Mã lực
Nơi ở
Cao tốc Spam
em thì thấy nó ko hợp lí lắm,vì ko thể đo đạc chính xác cho từng trường hợp,từng góc nhìn cho tới từng xe được. Cái gọi là cảm giác em vẫn nghĩ là đúng :D
 

One_in_one

Xe hơi
Biển số
OF-88849
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
107
Động cơ
407,710 Mã lực
Có mấy cái clip rất hay về vấn đề này rồi. Cụ thử search xem bổ ích lém đấy.
 

Hoang Khoi

Xe buýt
Biển số
OF-39752
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
590
Động cơ
474,640 Mã lực
Nơi ở
Sài đồng - LB - HN
cảm giác vẫn là chuẩn, ngồi xe nào e cũng ko thấy được mũi xe (e hơi cao tí :) ), đấy là nói chuyện quan sát phía trước, còn hai bên mũi xe đố bác nào nói chuẩn được, nên bài viết trên lái mới nghe hợp lý chứ cứ thử thì thấy nó sách vở vớ vỉn!
 

Nganha75

Xe buýt
Biển số
OF-56120
Ngày cấp bằng
29/1/10
Số km
777
Động cơ
455,590 Mã lực
Chẳng có công thức nào cả, cảm giác là chuẩn.
Các công thức trên chẳng có cơ sở nào khi mà kích thước(xe ô tô, chướng ngại vật, và cả của lái xe) là khác nhau.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Cách áp dụng là so một số điểm kinh nghiệm ở trên xe (ví dụ như cần gạt nước), chiều cao xe trước bị che khuất.
Do vậy nó phụ thuộc:
- Đặc tính của xe mình
- Chiều cao, ghế lái của người điều khiển
- Đặc tính của xe đi trước (cố gắng căn theo chiều cao của bánh xe, chứ nhiều khi căn theo biển số hoặc yên xe thì không chính xác)
--> Vẫn cần cảm giác sau những cái ước lượng nói trên

Để điều chỉnh thì mức lấy mức ở giữa 2 mức cảm giác:
- Cảm giác khi nghển cao cổ nhất (nếu muốn đi sát hơn, để xe máy không chen)
- Cảm giác khi rụt cổ thấp nhất (để an toàn nhất)

Tuy nhiên đúng là em cũng muốn có một số điểm đặc biệt (tùy theo xe) để có thể căn chính xác hơn (vì nhiều khi cần đậu xe hoặc di chuyển và chỗ quá chật)
 

coway

Xe tải
Biển số
OF-88448
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
360
Động cơ
410,330 Mã lực
Nơi ở
Nơi gặp gỡ của tình yêu
Website
coway.divivu.com
Chủ yếu là theo kinh nghiệm của mỗi người thôi các cụ. Cái đấy chỉ là để tham khảo thôi chứ trong đầu mà cứ tâm niệm như thế thì va chạm ngay. Nói tóm lại là phải chịu khó quan sát và lái nhiều.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Đang định quote xem bài này có độ chính xác thế nào thì thấy có nhiều phép toán, mà phép toán nào cũng theo "cảm giác" cả :D
Em chỉ nêu một số thôi.
Túm lại bài này là tập lấy cảm giác thì đúng hơn :D, chứ không thay cho cảm giác được :D

độ 1 m.
xem mình nhìn được đến phần nào của đuôi xe.
thường anh sẽ thấy xe 2 bánh bị che tới mép trên biển số.
nhìn quen xem ở mỗi góc thì khoảng cách an toàn là khi nào.
thường là mình nhìn thấy thắt lưng người lái 2 bánh
cách chút xíu.
Nhìn xem mình nhìn thấy tới đâu phần sau xe họ
, xuống kiểm tra, rồi nhích xe tới lui chút xíu và xuống xem lại.
Thường thì nếu anh thấy mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ là mình cách họ
độ 1 m,
cách khoảng 2 m.
 

fan

Xe máy
Biển số
OF-36410
Ngày cấp bằng
30/5/09
Số km
67
Động cơ
473,060 Mã lực
E cũng thấy cảm giác là đúng. E thấy có người lùn mà họ vẫn lái xe ngon lành. E tự hỏi làm sao họ thấy được cái mũi xe, đó không phải là cảm giác là gì. Có vụ thế này - thằng bạn e cao ít nhất 1m8 (có thể hơn) lái taxi innova, nó vẫn đụng phải ông đi xe lăn, nó nói ổng lò dò dưới mũi xe nó không thấy. Tóm lại không nên áp dụng lý thuyết suông, mình phải biết được vị trí của cái xe mình. Lái xe còn phải có năng khiếu chứ lý thuyết suông thì không khá được. Lên xe khác là nó khác chứ.
 

NS690

Xe tải
Biển số
OF-4978
Ngày cấp bằng
25/5/07
Số km
460
Động cơ
550,043 Mã lực
Gọi là tương đối thôi, với khoảng cách an toàn sai số tầm 0.8m. Chứ chính xác sao được, ví dụ 3 điểm thẳng hàng là : đầu, điểm đánh dấu, điểm đầu xe hoặc cuối xe thi chỉ đúng khi vị trí 3 điểm luôn đúng chính xác. Chứ độ cao của lái xe, khoẳng cách ghế, khoảng cách thân xe,....có cố định đâu mà có quy tắc như vậy. Em thì cứ sang xe lạ là phải căn già ra chứ không như đi xe mình căn sát đựơc cho an toàn.
 

kubi82

Xe điện
Biển số
OF-79292
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
2,786
Động cơ
918,991 Mã lực
Nơi ở
Nhà viết báo cho Cô
lái mới muốn căn chuẩn nên thửa thêm cái cột cắm cờ(giống xe nguyên thủ) bên phụ miễn sao nhìn thấy cái đầu cột là đc.Căn chuẩn luôn khi nào quen rồi lại bỏ ra .
 

Đậu đại ka

Xe buýt
Biển số
OF-47676
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
552
Động cơ
464,888 Mã lực
Nơi ở
(.)(.) mẹ
Đường đông mà đỗ cách xe khác 1m thì cứ đứng đợi cho xe máy chen ngang để chuyển làn. Cảm giác thôi ợ. Lái xe 7 chỗ thì càng đơn giản vì nhìn được đầu xe. Còn xe 4 chỗ ví dụ xe nhỏ như Matiz,Kia thì đầu ngắn hơn hẳn mấy xe to như Cam, Cọt... nên kiểu căn kia bất hợp lý rồi, may mà khoảng cách tận 1m nên ko ảnh hưởng gì. Đường đông cảm giác thì cảm giác, quan trọng là cố nhích từng tí một chứ đừng giật khục cái. Nhích từ từ lên thấy húc *** xe máy còn phanh kịp + cười xin lỗi chứ giật lên làm người ta ngã mệt lắm :)
 

phamthanhLE

Xe tải
Biển số
OF-86162
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
320
Động cơ
412,139 Mã lực
Nơi ở
Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
lái mới muốn căn chuẩn nên thửa thêm cái cột cắm cờ(giống xe nguyên thủ) bên phụ miễn sao nhìn thấy cái đầu cột là đc.Căn chuẩn luôn khi nào quen rồi lại bỏ ra .
Nhà cháu bổ sung thêm là bác nào không thích nhu trên thì làm cái logo nổi trên *** xe để canh...còn cảm giác là chuẩn vì đi lâu sẽ tích lũy được kinh nghiệm chứ máy móc quá đôi khi dở hơi.
 

cathymeo

Xe buýt
Biển số
OF-61607
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
964
Động cơ
449,300 Mã lực
Nơi ở
thanh xuân - hà nội
EM NÓI THẬT, BÁC VIẾT BÀI CÓ KHÔNG THÍCH THÌ CŨNG PHẢI THỪA NHẬN NÓ LÀ "CẢM GIÁC THÔI"
chỉ có giờ bay nhiều thì tự hình dung được hết, nếu mà lái mới cứ đau đầu suy nghĩ những vấn đề về bài viết khi đi trên đường thì chỉ cần vài xe sau họ còi inh ỏi là cuống lên lại loạn xạ cả, các cụ cứ thực hành nhiều, và thực hành thực tế trên đường chứ ko phải cứ bày cọc hoặc gạch thì cụ sẽ lên trình hết thôi
 

Mraaa

Xe tăng
Biển số
OF-81725
Ngày cấp bằng
2/1/11
Số km
1,195
Động cơ
428,001 Mã lực
Đi theo lý thuyết này thì đi bộ cũng cần canh đường như đi oto.
 

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,905
Động cơ
527,610 Mã lực
Phương pháp canh khoảng cách trên xe hơi

Chán nghe nhất từ những người dạy lái là "cảm giác thôi". Câu đó chỉ lấp liếm phương pháp dạy nghèo nàn. Không phản đối là cảm giác đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu cứ chờ cảm giác quen thì hàng năm mới tiến bộ.

Bây giờ có phương pháp, trẻ em cấp 1 cũng giải được bài "vừa gà vừa chó" mà các cụ nhà ta ngày xưa cho là khó ghê gớm. Anh hãy làm một số bài tập sau để biết canh xe:

- Canh xe 2 bánh phía trước: Đậu xe ở nhà, lấy xe máy ra đặt trước mũi xe độ 1 m. Ngồi vào ghế lái, xem mình nhìn được đến phần nào của đuôi xe. Nếu là xe 7 chỗ thì thường anh sẽ thấy xe 2 bánh bị che tới mép trên biển số. Suy ra khi đi ra đường, nếu đằng trước là xe 2 bánh thì mình canh lúc nào thấy mũi xe mình che tới mép trên bảng số xe người ta là phải ngưng.

- Canh xe 2 bánh bên phải: Tương tự, anh đặt chiếc xe 2 bánh sang góc phải phía trước để nhìn quen xem ở mỗi góc thì khoảng cách an toàn là khi nào. Ví dụ, thường là mình nhìn thấy thắt lưng người lái 2 bánh nếu xe đó ngang mũi xe mình, nếu người ta ở phía trước nữa thì mình nhìn thấy đầu gối.

- Canh xe hơi phía trước: Anh tìm một chiếc xe hơi đang đậu ngoài đường và đến đậu sau họ. Ban đầu chưa quen thì đậu cách chút xíu. Nhìn xem mình nhìn thấy tới đâu phần sau xe họ, xuống kiểm tra, rồi nhích xe tới lui chút xíu và xuống xem lại. Thường thì nếu anh thấy mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ là mình cách họ độ 1 m, thấy bánh sau của họ là cách khoảng 2 m.

Thấy bánh xe họ tiếp đất là khoảng 3 m. Chạy ngoài đường lúc đông, kẹt xe thì giữ khoảng cách 1 m (thấy sát mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ) để 2 bánh không chen vào được. Nếu anh đang đậu sau xe người ta mà cần quay đầu xe ra thì nên lui tới lúc nhìn thấy bánh sau xe trước.

Những khoảng canh nêu trên là ví dụ theo xe tôi, anh cần canh lại lấy kinh nghiệm theo xe anh.

- Canh xe bên phải: Anh dừng xe, dùng dây hay kẻ vạch đường 2 bánh xe kéo dài tới trước. Đánh dấu giao điểm đường bánh xe bên phải với đường mép đầu xe mình. Khi ra đường nhìn vào điểm đó anh sẽ canh được hành trình của góc phải xe mình và nhắm có vướng các xe bên phải phía trước không.

Một cách khác canh xe bên phải là nhìn xem xe họ cách vạch phân cách bao xa, liếc kính chiếu hậu hoặc dò theo đường bánh xe tưởng tượng nói trên để xem mép xe mình cách vạch phân cách bao xa, suy ra hành trình xe mình và họ có giao nhau không.

Anh có thể chụp hình các trường hợp canh khoảng cách xe như trên, lúc rảnh lấy ra nhìn. Nhớ chút xíu là canh ngon lành.
- mr Long-

---------
<nguồn: http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/04/phuong-phap-canh-khoang-cach-tren-xe-hoi/>



Em thấy bài viết này hay và bổ ích cho các cụ mới có BLX hoặc 1 số cụ còn lờ mờ về cái này ah. (*)
Dư này theo em vẫn là cảm giác. Vì cụ vẫn phải nhớ vị trí một cách không tuyệt đối. Mà cụ trèo lên xe khác là nó lại khác ngay mà.
Theo em thì thế này cụ ạ. em không biết cách nói nhưng mà như mọi người vẫn gọi là Căn ấy mà. từ xa cụ phải xác định được nó có lọt xe mình không (cũng bằng cảm giác). Sau đó cụ xác định cho em một vị trí trên lắp capo (Em không nói đến các loại xe như cá mập nhe) gióng thẳng từ mắt mình qua điểm đó xuống đất. từ vị trí đó cụ gióng 1 đường thẳng tới chỗ cụ cần căn. Thế là cụ xác định được vị trí tạm gọi là A. Sau đó vẫn ngồi từ vị trí này cụ sẽ lái xe đi mắt vẫn gióng theo đường thưởng tưởng tượn kia. Nếu đến gần mà nó vẫn thẳng điểm A là OK. Vài lần tập là cụ quen ngay thôi mà. Chạy Hàng đinh qua khỏi hàng đinh cụ nhìn lại gương xem bánh sau nó đè vào đâu. Nếu chuẩn rồi thì cụ cứ thế chạy nếu lệch thì lần sau chạy cụ đánh lái chỉnh lại. vài lần là cụ đi hàng đinh ngon lành thôi.
 

Nipo

Xe tải
Biển số
OF-77077
Ngày cấp bằng
5/11/10
Số km
365
Động cơ
423,530 Mã lực
từ "cảm giác thôi" em nghĩ cũng đúng.có ng cao, béo, gầy, chân ngắn, chân dài rồi xe cấu tạo xe nữa.quan trọng là mình đi quen xe và có cảm giác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top