Em cũng nghĩ là xu hướng hiện đại người ta thay mới hơn là sửa. Lý do là giá nhân công (lành nghề) ngày càng cao, kể cả ở VN, thứ 2 là sản xuất công nghiệp hàng loạt có năng suất rất cao, chi phí rẻ hơn. Càng các mặt hàng công nghệ cao và càng dân dụng thì họ càng làm vậy.
Cái thời mà 1 anh thợ hì hục cả ngày quấy cái quạt con cóc hỏng nó qua rồi. 1 ngày công thợ gần bằng cả tiền mua cái quạt mới điều khiển từ xa tiết kiệm điện hơn, thì sao không nên thay đi.
Tỉ dụ bác nào có cái máy tính bị hư ổ cứng, thì mua ổ cứng mới mất 1 triệu, nhưng nếu bổ máy ra rồi thay đĩa, thay đầu từ, thay mạch... chắc chắn chi phí không ít hơn con số đó mà ko bằng vì nhà máy nó cân chỉnh ngon lành hơn, và họ thiết kế ra nó để dùng và bỏ chứ không sửa.
Dù vậy, em cũng chứng kiến người ta sửa mainboảrd của máy tính laptop, tháo hàn con chip và thay bằng con chip mới => chạy ào ào, chỉ mất 10 phút là xong. Cũng là thay nhưng không thay cả mảng mà là thay module, công nghệ cũng là thay thế thôi chứ không gọi là sửa thì sẽ rẻ tiền hơn.
Một điểm nữa, việc thay mới không đồng nghĩa với vứt hẳn cái cũ đi, cái đó đem bán đồng nát và có hẳn 1 ngành công nghiệp tái chế đấy ạ.
Tóm lại, trừ những thứ quá "độc" (ví dụ đồng hồ cổ), hoặc hàng công nghiệp đặc chủng (không còn sản xuất nhưng nếu thay 1 cái phải thay cả nhà máy) thì người ta mới sửa hoặc "chế" thêm. Còn hàng dân dụng thì thay cho lành + thúc đẩy sản xuất các bác ạ.
Các bác nên tính khấu hao, tức là cái gì mua cũng sẽ tiêu tan hết giá trị của nó sau 1 thời gian sử dụng (3 or 5 năm), chưa hỏng dùng cố nữa cũng được nhưng lợi ích kinh tế thì không là bao đâu ạ. Ví dụ mua cái điện thoại 10 triệu, khấu hao 3 năm => mỗi tháng vị chi là 280 ngàn => dùng cố thêm 1 năm được lời có 3 triệu mà lại phải dùng đồ cổ, sau vẫn phải mua cái mới mà.