Gởi cccm 1 số tư liệu tham khảo...
1. Áo Dài Raglan là gì?
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài ráp-lăng, do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra vào cùng thời kỳ này. Nhà may Dung Đakao lại một lần nữa mang ảnh hưởng của cấu trúc Tây Phương và làm nên chiếc áo dài Raglan này, mà cho đến nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa có thuật ngữ nào để thay thế.
Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Cái cổ áo này nó to và dầy. Ở phần eo nó có 1 sợi dây thun mỏng kéo vòng eo.
Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
2. Áo Dài Lemur là gì?
Áo dài Lemur được khởi xướng bởi họa sĩ Nguyễn Cát Tường vào những năm 1934. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của ông. Cát Tường được cho là nhà cách tân táo bạo nhất. Ông đưa yếu tố phương Tây vào áo dài khoảng 30%. Áo chỉ có hai vạt trước và sau, đồng thời mang một số yếu tố như: không cổ, tay ngắn, không tay, vai bồng, vai xẹp, cổ tay xòe, có khuy, vạt áo ngắn,...
Nhưng có lẽ, cuộc lăng-xê cách tân đó đã vượt quá tỷ lệ 30% của cái phương Tây để phụng sự cho 70% cốt cách Đông phương người đàn bà nên kiểu áo dài này đã sớm đi vào lãng quên. Sau này, ta chỉ còn thấy sót lại những chiếc áo dài qua họa phẩm của họa sĩ Lê Phổ còn trường tồn với thời gian mà làm nên hình mẫu kinh điển của Áo dài Việt Nam.
3. Áo Dài Lê Phổ là gì?
Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ những năm 1950. Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể. Yếu tố cải cách ở áo dài Lê Phổ là phần tay áo, kỹ thuật dệt may cho ra đời vải có khổ rộng. Tỷ lệ cách tân dừng lại 20%.
Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài. Mẫu này được coi là “vật tổ” của các áo dài sau này.
4. Áo Dài Trần Lệ Xuân là gì?
Kiểu áo dài này được gọi là
áo dài bà Nhu, thiết kế và cải tiến vào thập niên 60, khi đạo diễn Thái Thúc Nha theo lệnh của bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân lăng-xê thêm một mốt áo dài nữa. Khi này, ông nhận được chỉ thị làm một buổi diễn thời trang ở đường Đồng Khởi. Người mặc đầu tiên này nữ tài tử Kiều Trinh. Phần cổ của áo được khai phóng, gọi là áo cổ thuyền. Kiểu cổ áo này lấy ý tưởng từ áo tầm vông của người Khơmer chưa lập gia đình. Dáng dấp áo dài khoe được phần cổ áo của phụ nữ. Phần eo được chít thon gọn.
Kiểu áo này được bà Trần Lệ Xuân đưa đi quảng bá khắp nơi với người nước ngoài, đi tiệc, đi chơi… Lúc đầu, thiết kế này bị phản đối vì đi ngược lại thuần phong mĩ tục, nhưng sau này lại rất được ưa chuộng vì sự đơn giản, tinh tế và thoải mái.
5. Áo dài miniraglan
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.