- Biển số
- OF-796116
- Ngày cấp bằng
- 8/11/21
- Số km
- 1,034
- Động cơ
- 37,426 Mã lực
- Tuổi
- 37
Cụ biết 10k tỷ đó từ đâu ra không. Chủ yếu là tiền thuế đất khi xây dựng các đại đô thi OCP2, 3 đó. Mà cái này thu được 1 lần thôi. Thu từ bán đất là loại thu không bền vững.Huyện Văn Giang sau các năm 21,22, 23 thu ngân sách nn đột biến hơn 10k tỷ. Năm 2024 dự kiến thu ngân sách nn khoảng 2500 tỷ kém Gia lâm, Đông anh thôi, các huyện khác của Hà Nội tuổi gì so đc với nó.
Ngay cái tên quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đã cho thấy, việc quy hoạch này là dành cho tầm nhìn xa, chứ không phải kiểu nhìn năm nay thay huyện này của tỉnh Hưng Yên thu ngân sách cao hơn huyện kia của Hà Nội, thì huyện đó xứng đáng vào Thủ đô hơn là huyện kia.
Còn tại sao năm 2008, Chính phủ trình lên 5 phương án sáp nhập Hà Nội, mà Quốc hội lại bấm nút chọn phương án 1, thì có rất nhiều lý do, chứ không phải chỉ lý do kinh tế. Một số lý do chính: quốc phòng an ninh, nguồn nước, thoát nước, xử lý rác thải ...
Phương án 1rên cơ sở diện tích thành phố Hà Nội (cũ) mở rộng thêm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) với diện tích tự nhiên 3.334,47km2, dân số 6.232.940 người, có 29 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã.
Phương án 2: gồm thành phố Sơn Tây, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, có bổ sung thêm thành phô Hà Đông, huyện Quốc Oai và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) với diện tích 2.247,32km2.
Phương án 3: Gồm Thành phố Hà Đông, hai huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Tây) và Mê Linh (Vĩnh Phúc) với diện tích là 1.260km2.
Phương án 4: Gồm Thành phố Hà Đông, hai huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) với diện tích 1.451km2.
Phương án 5: Gồm Thành phố Hà Đông, bốn huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín (Hà Tây), huyện Mê Linh, Thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) với diện tích 1.964km2.