Chủ đề hót...
Phong= Gió
Thủy = Nước
Phong có mặt ở khắp nơi. Gió, không khí, hơi thở của con người...Thủy cũng vậy. Biển, Hồ, Sông Suối, Ao, bể nước...và cơ thể chúng ta chiếm 70% là nước. Theo tôi, Phong thủy cơ bản nên hiểu đơn giản và bám lấy các yếu tố cơ bản thế này là yên tâm vui sống trong căn nhà yêu quý. Thứ nhất, chọn đất hay nhà có sẵn hợp theo hướng chủ nhân. Thứ hai, ngôi nhà nhất thiết phải có thiết kế dù tối giản cũng nên có. Với những ngôi nhà có hai mặt thoáng, biệt lập thì việc thông gió lấy sáng không vấn đề. Nhưng với những ngôi nhà phố 1 mặt tiền thì nên lưu ý:
- Cửa ra vào chính mở rộng tối đa, chiều cao tầng 1 có thể cao nhất trong các tầng còn lại. Mục đích có thể bố trí cửa ra vào lớn và thêm phần lấy sáng, thông gió bên trên. Khi cửa chính đóng thì vẫn có thể thoáng khí, luân chuyển. Cầu thang nên chia bậc hợp lý ( bậc lẻ ) để lên các tầng, nên bố trí giếng trời to và rộng, đừng nên tiếc mà không làm phần này. Vì nó sẽ tạo một luồng khí đối lưu từ cứa chính chạy lên đến mái, qua các tầng, do đó sẽ thoáng, sạch. Vô tình, giếng trời sẽ lấy thêm ánh sáng. Rõ ràng, các phòng trong, phần diện tích phía sau nhà sẽ có được ánh sáng, thông gió tự nhiên ( dù ít nhưng còn tốt hơn không có ). Các khu vệ sinh cũng vậy, phải có thông gió ( bố trí được khe hút gió cho vệ sinh là tốt nhất ). Các đường ống thoát nước ép vào các trục thẳng, càng đi được thẳng càng tốt vì sẽ không bị tắc và xả nhanh. Ống cấp nước cũng vậy, cứ theo các phương thẳng hàng, thẳng trục tránh quanh co gấp khúc...Khi không khí thoáng đãng, ánh sáng có được thì ngôi nhà sẽ trở nên sạch, thoáng... con người sống trong đó sẽ dễ chịu, tinh thần thoải mái---> Sẽ sinh ra khí tốt. Khí tốt có nghĩa đã là một phần của phong thủy rồi. Còn những thứ khó hình dung, lý giải hay hóa giải các trường hợp xấu thành tốt thì phải để các Cao nhân thực hiện...Chúc các cụ luôn vui sống, mạnh khỏe trong ngôi nhà của mình./.
Phần cụ đề cập là đúng, chắc ngôn ngữ của kiến trúc có thể gọi là Tiểu khí hậu hoặc Vi khí hậu trong công trình. Tuy nhiên đó là 1 phần của Thực khí, và Thực khí thì là 1 phần của Phong thủy thôi, phần nữa quan trọng hơn là Nguyên khí (ở đây em dùng Thực khí và Nguyên khí là những từ ước lệ đơn giản, cho mọi người dễ hiểu, chứ các sách thì mô tả bằng nhiều từ ngữ phức tạp).
Cái Tiểu khí hậu đó cũng rất quan trọng trong thực tế, và hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng kiến trúc, tạo cho người sử dụng có được một môi trường nội cục đảm bảo tốt, thoải mái, và cảm nhận được.
Tuy nhiên, Phong thủy thì phần lớn tác dụng của nó lại khó cảm nhận ngay bằng các giác quan, mà nếu ai để ý thì sẽ thấy trong cả một quá trình sử dụng căn nhà (đó là chưa nói đến mộ phần, ít ai mà cảm nhận bằng các giác quan bình thường ở các ngôi mộ được).
Nhưng nó lại mang một sức mạnh lớn mà kể cả ngôi nhà có kiến trúc tốt, nếu sai về Phong thủy thì cái Vi khí hậu đó có tốt cũng không cưỡng lại được hậu quả. Tất nhiên tùy là sai cái gì thì biện chứng với đó sẽ là hậu quả gì đó, chứ không phải sai cái nhỏ mà thành tuyệt tự.
Ví như câu "Táng giả tàng dã, thừa sinh khí dã", "Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ"... sẽ cho ta thấy Phong thủy không hẳn là Gió và Nước, mà quan trọng là Khí. Và trong cái Khí này, thì không khí là 1 phần rất nhỏ.
Chẳng hạn câu:"Hướng tiền Long hậu", đã chỉ rõ rằng Thực khí đi từ phía trước vào (từ cửa vào), Nguyên khí đi từ tọa nhà lại, 2 cái đó kết hợp với nhau tạo ra cái Khí của căn nhà. Như vậy là thấy cái Khí đó không phải không phải là không khí và ánh sáng như thông thường. Không khí và ánh sáng thường đi vào từ phía trước, từ cửa hay các khoảng tróng như là cái giếng trời. Thế cái Long hậu là khí nào?
Chính cái Long hậu lại là khí mạch rót từ mạch đất, hậu nhà phải đón được cái khí này, và khí này (em gọi là Nguyên khí đó) chiếm 70% sức mạnh chi phối căn nhà.
Khí rót vào hậu nhà tốt, thì khí trên bề mặt từ hướng (hoặc cửa) mà vào mới tốt, 2 cái này hợp nhau, cộng với nhau thì được một trường khí tốt trong căn nhà, và con người trong căn nhà mới được hưởng tốt. Cái này bao hàm luôn ý nghĩa Thiên- Địa- Nhân, chứ chỉ là môi trường vi khí hậu để người có thể cảm nhận được bằng ngũ quan thì mới chỉ được 1 phần chữ Nhân thôi. Mà Nhân thì địch làm sao được với Thiên Địa?
Vấn đề này rất hay, nhưng cũng cần rất nhiều kiến thức. Em chỉ nói đơn giản như vậy thôi.