- Biển số
- OF-29
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 16,251
- Động cơ
- 843,753 Mã lực
- Nơi ở
- Đông dược Phú Hà
- Website
- www.duocphuha.com
Đề lý năm nay được nhận xét chung là khoai
Thí sinh đau đầu vì đề Lý lạ và lắt léo
Thí sinh cho biết, đề Lý tiếp tục có câu lạ. Đề thi có ít nhất 5 câu khó ở phần dòng điện xoay chiều.
Sau môn Toán không hề dễ dàng vào sáng nay (4/7), buổi chiều, thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá đa dạng.
3h45, thí sinh kết thúc môn thi Vật lý cũng là môn thứ 2 trong kỳ thi đại học 2014.
Nhận xét của thầy Đào Tuấn Đạt - giảng viên ĐH Bách Khoa HN về đề Lý:
Một nửa số câu của đề thi Vật lý rất cơ bản, giống như các câu hỏi của đề thi tốt nghiệp, học sinh chỉ cần hiểu hiện tượng Vật lý và có kỹ năng tính toán đơn giản là có thể tìm được đáp số của bài toán. Như vậy học sinh chỉ cần chăm học thì dễ dàng được 5 điểm.
Đề thi có nhiều câu hỏi khó hơn so với năm ngoái, không chỉ tập trung vào chương dòng điện xoay chiều như mọi năm mà còn xuất hiện ở các chương khác như sóng cơ và dao động cơ. Các bài toán này đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc hiện tượng, có kỹ năng tính toán tốt và phải có một quá trình rèn luyện bài bản trước đó mới có thể làm được.
Đề có 2 câu sẽ là lạ đối với học sinh đó là câu số 4 (mã đề 493) đề cập tới các khái niệm trong âm nhạc như là quãng, nốt, game (âm giai), và câu số 18 (mã đề 493) đề cập tới cách sử dụng đồng hồ điện số.
Với đề thi này thì phổ điểm chủ yếu là 6, 7 và khó đạt được 9, 10. Với sự khác biệt rõ ràng về mức độ giữa 50% câu hỏi cơ bản và 50% câu hỏi nâng cao. Đề thi hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu kỳ thi 2 trong 1, tức vừa để xét tốt nghiệp, để tuyển sinh vào đại học.
Tại hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội
Thí sinh cho biết đề thi môn Vật lý khối A, A1 bao gồm 50 câu thuộc kiến thức trong các phần: Dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều, sóng ánh sáng, dao động điện từ, hạt nhân nguyên tử… Cũng giống như buổi sáng trong môn thi Toán, các thí sinh tại Hội đồng thi bất ngờ trước việc đề thi không chia làm 2 phần bắt buộc và tự chọn.Trong số các câu hỏi, đa số ở mức cơ bản, tuy nhiên, có ít nhất 5 câu khó. Vì vậy, tương tự môn Toán, để đạt điểm loại giỏi thì không hề dễ dàng.
Nhiều em lại khá bỡ ngỡ khi làm cấu trúc này. Hầu hết học sinh được hỏi đều không biết đề thi thay đổi cấu trúc, một vài em đã chuẩn bị tinh thần từ sáng sau môn thi Toán.
Nguyễn Thanh Linh đến từ Đông Anh (Hà Nội) cho rằng: “Đề thi năm nay đối với em tương đối dễ, phần khó nhất thuộc về dòng điện xoay chiều chiếm từ 5-6 câu. Còn những phần dễ thuộc về: Sóng cơ, dao động và sóng điện từ, phản ứng hạt nhân”.
Thùy Dương (học sinh trường THPT Chuyên Ams Hà Nội) cho biết: "Đề thi năm nay nhiều bài tập, ít thực hành. Em gặp một câu hỏi tương đối lạ và khó là câu cách dùng máy điện áp. Để làm tốt câu này đòi hỏi nhiều kiến thức thực tế".
Nữ sinh Trịnh Thị Hương Giang (trường THPT Trần Hưng Đạo) chia sẻ, sự thay đổi trong cấu trúc đề thi gồm 50 câu bắt buộc khiến em bất ngờ bởi bản thân em đã quen với việc ôn theo cấu trúc cũ. Điều này có thuận lợi cho những thí sinh nắm chắc kiến thức. Đề thi bao gồm 5-6 câu khó thuộc về phần dòng điện xoay chiều”.
Theo quan điểm của thí sinh Thanh Hằng (Nam Định): “Em nghĩ đề thi vẫn nên chia làm 2 phần như mọi năm để những bạn học sinh giỏi có thể làm tốt phần nâng cao và những học sinh trung bình – khá làm tốt kiến thức cơ bản”.
Tại các điểm thi ở TP.HCM
Đề có những câu lạ và rắc rối đến nỗi đọc mà không hiểu yêu cầu của đề là nhận định của sĩ tử tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3).
Em Trần Đạt Hoài Bảo (quê Đồng Nai) cầm đề, than với mẹ chỉ làm được 30 câu, còn lại 20 câu là “con chọn đại theo bản năng”. Bảo nói: “ Mới cầm đề, đọc vào câu em đã thấy có những câu lạ hoắc. Như câu có hình vẽ cái đồng hồ đa năng, em không thấy phần này trong chương trình ôn tập nên không biết làm thế nào. Em làm được hơn 30 câu, hy vọng đúng được ít nhất 25 câu”.
Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hà (quê Lâm Đồng, thi Kế toán, ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng “lạ mắt” với câu về đồng hồ đa năng. Theo Hà, câu này liên quan đến kiến thức thực tế nhiều hơn sách vở lý thuyết. Hạ tự tin và bài làm của mình.
Em nói: “Tính chi li thì em làm được 33 câu. Còn lại toàn câu khó, em đọc mà không hiểu đề. Ví dụ như câu 26 nói về máy biến áp, câu 29 nói về mấy nốt nhạc. Nói chung, em thấy đề có vẻ khó hơn năm ngoái”.
Nhiều sĩ tử than thở câu khó chủ yếu rơi vào phần về dòng điện xoay chiều và sóng cơ. Nguyễn Tôn Quyền (quê Bình Phước, thi Kinh tế quốc tế, ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận định: “Như câu 20, câu 45 nói về điện và sóng cơ, em đọc mà không hiểu đề. Những câu khó còn có cả gài bẫy nữa. Em chọn “lụi” đến 20 câu lận”.
Khảo sát 10 thí sinh, cả 7 em đều nhận định đề khó hơn năm ngoái. “Chỉ có hơn 20 câu là kiến thức cơ bản, chú ý kĩ là làm được bài. Nếu học sinh khá có thể được 6-7 điểm đề này”, Lê Thị Thương (quê Vũng Tàu) cho biết.