Động năng của 1 m3 không khí (tỷ trọng riêng ~1,225kg/m3) chuyển động ở vận tốc 30 m/s (108 km/h) xấp xỉ 1,225 kg x 30 m/s x 30 m/s : 2 = 551,25 J. Giả sử luồng gió này bị cản bởi một bờ tường S = 1 m2 với hệ số cản gió (Drag coefficient, Dc) = 1 thì khi đó lực cản F = 1,225 kg/m3 x 30 m/s x 30 m/s x 1 m2 x 1 : 2 = 551,25 N và áp suất động (dynamic pressure) tạo ra trên bề mặt đó là 551,25 N : 1 m2 = 551,25 Pa. Tương tự, nếu vận tốc gió tăng gấp đôi (216 km/h) thì động năng, lực cản và áp suất tăng gấp 4 lần, tương ứng là 2.205 J, 2.205 N và 2.205 Pa. Trong thực tế thì hệ số cản gió Dc có thể rất khác nhau, từ 0,04 ở các vật thể dạng khí động học (streamlined body) tới 2,3 như ở các vật thể hình bán cầu với mặt lõm hướng về phía gió thổi tới.
Đây cũng là cơ sở để tính tải trọng gió (wind load) đối với tường (hướng gió + khuất gió + hai bên) và mái (hướng gió + khuất gió) của các công trình xây dựng dân dụng, với các hệ số điều chỉnh rút ra từ kinh nghiệm thực tế.