Cái này bác "
Hắc Tâm" (lỗ đen
blackhole1 ) nói không đúng, hay chính xác hơn là chưa nắm vấn đề nên phát biểu chỉ đúng về hiện tượng nhưng bậy bạ!
Thường các chuyến sang thăm một nước của các quan chức nhà nước cấp cao tầm Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước hay Thủ tướng luôn có kế hoạch trước và chuẩn bị mấy tháng có khi là mấy năm (Chuyến thăm của TT Obama chuẩn bị trước 2 năm!)
Do đó, điều chắc chắn là chuyến viếng thăm của Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường (LKC) vào thời điểm tang lệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VNG) là đã có chuẩn bị trước lâu chứ không phải tự nhiên ông phó CT xách d.. qua thăm chính thức.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là sự tinh tế và lịch sự!
FYI, Tang lễ quốc gia dành cho VNG bắt đầu từ 12:00 ngày 11/10 đến 12:00 ngày 13/10 trong khi ông Lý Khắc Cường đến Hà Nội lúc 12:50 ngày 13/10 trong chuyến thăm kéo dài tới ngày 15/10.
Nghĩa là chuyến đi đó đã có lịch trình từ trước và việc qua đời hoàn toàn là đột ngột.
Và với những người như LKC thì trong nghỉ lễ đón tiếp chính thức sẽ có hát quốc ca và khi hát quốc ca thì để
"đồng thanh đồng thủ" cờ của hai nước phải treo ở vị trí tương đương thậm chí "tung bay trước gió" bắt buộc là sẽ có hát quốc ca
In adition, với một Quốc tang thì thời gian sẽ tối thiểu là từ một thứ ba ngày (tùy theo phẩm trật và, mức độ "cống hiến") cá biệt có thể đến bẩy ngày!
Riêng trường hợp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai (02) ngày.
Ai cũng biết trong những ngày quốc tang thì mọi hoạt động vui chơi giải trí đều ngưng và quan trọng nhất là cờ rũ thậm chí quấn (hay đính) tang (miếng vải đen). Trong khi, như đã nói, khi đón những thượng khách tầm cỡ nhà nước thăm chính thức thì không thể nào không chào cờ hay treo cờ phớn và đương nhiên khi chào cờ hay treo thì các lá cờ đều phải tung bay trước gió!
Trong cái bối cảnh bang giao quốc tế là lễ tân ngoại giao, thì đúng là một điều nghịch lí: Nó giống như cái cảnh
"đám cưới chạy tang" ngoài đời thường nghĩa là vẫn phải vui vẻ làm đám cưới nhưng khi trong nhà đang có quàn người chết!
Thông thường thì đứng trước sự cố này khách mời của nước qua thăm sẽ gửi công hàm hay thư ngoại giao báo hay xin hoặc đề nghị và đình hoàn hay rời chuyến viếng thăm của mình vào "thời điểm thich hợp" để trọn tình, vẹn nghĩa cho nước chủ nhà cũng như hài hòa cho cả đôi đàng.
Đương nhiên, là họ (nước khách mời) cũng có thể lấy lý do là lịch biểu làm việc của vị quan chức khách này dày đặc nên không thể chuyển dời được, nên vẫn cứ đến, "Bố mày chết mày thì chết nhưng giờ đến của tao" không thay đổi!
Do đó mà mới có chuyện các bác vừa nói!
Chúng ta chỉ có thể nói là họ không lịch sự và chẳng tế nhỉ hay nói chính xác là kiêu ngạo trong tư thế nước lớn trước một sự kiện đau buồn của nước họ qua thăm, chứ không thể nào nói là họ qua thăm hay làm việc mà không báo trước!
Trong nghi lễ ngoại giao (diplomatic protocol) thì đây là một hình thức bày tỏ quan điểm hay tính cách của nước khách mời cũng như "để đo" trình độ và sự tế nhị của "nước khách mời" trước công luận!