Bát phở đầu đời ngon nhất mà cũng khó quên nhất đấy là phở Lý Quốc Sư thời mậu dịch, thi thoảng khi ốm mới được bố mang cặp lồng đi mua cho bát phở, em thì ăn phở còn ông cụ thì ăn cơm nguội chan nước phở. Giờ thì người mà em còn nhớ mặt của Phở Lý Quốc Sư duy nhất thời Mậu dịch còn ngồi bán ở Phùng Hưng. Bát phở ngon nhất buổi đêm thì là bát phở “gánh” trên phố Hàng Đào, thời còn ngửi khói bụi xe đêm em ăn có 3n/1 bát thì đã nghỉ rồi, đây là hàng phở tái lăn mà e thấy còn ngon hơn “Thìn” Lò Đúc, mọi người giờ hay ăn đêm ở Hàng Chiếu. Nhà Bát Đàn và nhà Hàng Đồng thì vị phở giống nhau vì có họ hàng với nhau. Phở Bát Đàn luôn đảm bảo chắc chắn với các cụ là phở bò chuẩn vì e biết nhà giao bò cho họ, các cụ hay chê là phải xếp hàng nhưng tinh ý thì nếu k xếp hàng mà ùa vào ngồi cùng 1 lúc thì họ sẽ k đủ chỗ ngồi, nên nếu thư thái thì các cụ ăn ở đây còn vội thì qua Hàng Đồng, ngày trước họ chỉ ăn với dấm tỏi giờ mới có thêm chanh, vì vắt chanh vào làm mất vị phở của họ. Nhà Ấu Triệu và Tư lùn cũng có họ với nhau nếu e nhớ k nhầm, cùng với “Phú Xuân” Hàng Da, “Sướng” ngõ Trung Yên; “Cường” Hàng Muối; ăn đều tạm. Muốn ăn lõi bò thì mới các cụ qua “Lâm” Hàng Vải hoặc “Phúc” cách vài nhà nếu em nhớ k nhầm, nhiều thịt thì các cụ qua “Mặn” Gầm Cầu hoặc “Huy” Phùng Hưng nhỏ. Còn cá nhân em hàng ngon nhất là hàng phở trên phố Cầu Gỗ tên “Tự do” nếu em nhớ k nhầm vì giờ họ chuyển đi đâu em k biết. Đây là hàng phở vừa ngon vừa phục vụ tận tình, ông chủ có nụ cười rất hiền từ mà mỗi lần em đặt đít xuống ngồi là lại 1 chín nạm em nhé, bà chủ thì có chất giọng rất khó quên, thái thịt cũng nhanh mà nhìn khách cũng nhanh, nếu ăn quen thì họ nhớ từng sở thích của khách. Tản mạn chút ký ức về phở Hà Nội nếu gu có không hợp với đánh giá của các cụ mong các cụ bỏ quá.