- Biển số
- OF-8227
- Ngày cấp bằng
- 16/8/07
- Số km
- 176
- Động cơ
- 538,880 Mã lực
phố cổ bây giờ không như ngày xưa nữa rồi. phai nhòa hết kỷ niệm của em.
Từ bộ khuy áo len mà tìm ra được thủ phạm.cụ ở khu Hàng chuối chắc cụ còn nhớ vụ chị Thuận ở pham đình Hồ nhỉ . vụ đó lúc đầu tưởng dính đến chính trị. vụ đó cụ thân sinh ra cháu và vìa cụ nữa ở ban bị cụ Pham văn Đồng gọi lên khiển trách vì mãi không tìm ra . chiều về ngồi mặt ngắn tũn . sau có chú xxx dưới chợ trời tìm ra manh mối, hóa ra không phải chính trị, thoát!!!!
Cụ có kỷ niệm gì nhắc lại cho a e "ôn" vớiphố cổ bây giờ không như ngày xưa nữa rồi. phai nhòa hết kỷ niệm của em.
Bây giờ đây cụ:khoảng 30 năm trước, tụi trẻ con chúng cháu vẫn thường thấy cảnh sinh hoạt trong sân chung của các nhà trong ngõ phố cổ như thế này.
Giờ chắc vẫn vậy ???
CỤ VÔ TÌNH GÂY BÃO ĐÓAPhan phố Hàng đông đảo quá, các giai phố chạy rầm rầm trên thớt, cấm có thấy cụ anti phố cổ nào hó hé....
(là e rất chê các cụ auto chửi kiểu ngẫu hứng anh Chí "úi giời đm cái phố cổ thế lọ, tsb cái phố cổ thế chai"... rất phiến diện và ấu trĩ (thậm chí có chút tị nạnh ), chứ còn các cụ có am hiểu phê bình khách quan thì em là em ưng lắm lắm)
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn...", chả riêng HN mà đâu cũng thế phỏng các cụ?
Cho nên,
-Có cụ nào đã từng từ phố cổ ra đi (đổi đời đi chăng nữa), em tin là không bao giờ cụ ý quay lại với thái độ dè bỉu chê bai.
-Còn với các cụ chê bai hằn học, chắc chắn là chưa và sẽ không bao giờ có được hộ khẩu phố cổ, thậm chí chưa bao giờ có điều kiện lang thang rong chơi, kề cà quán xá, lê la ẩm thực phố Hàng... chỉ cần các cụ bỏ thời gian đi bộ quanh Bồ Hồ 1 vòng, bất kể sớm mai, chiều tà, tối, đêm... sẽ cảm nhận được cái tinh hoa linh khí của đất kinh kỳ kẻ chợ nghìn năm. Còn không ít nhất cũng được chuyến lợi sức khỏe, hơn là ngồi phòng máy lạnh chơi diễn đàn bình phố cổ em thật!!
Có những nhà văn hóa học, thậm chí còn được gọi là nhà Hà Nội học, bỏ cả đời để nghiên cứu Hà Nội còn chưa hết cái thâm sâu... mong đừng cụ nào hớt lấy váng ra ngửi rồi ôi mặn quá, ôi thối thế!!!
Hà Nội giờ cũng như cái Otofun này. Ngày xưa, mem ít nhưng chất, hàm lượng thông tin, chất xám, cái hài hước trong mỗi thớt, mỗi còm rất cao.
Giờ thì lượng mem tăng lên nhưng đi kèm với nó là chất giảm xuống. Chửi nhau, lừa đảo loạn cào cào. Các mem kỳ cựu mai danh ẩn tích. Nhưng không vì thế mà nó mất đi cái hay vốn có. Vẫn có chỗ để chơi, để nhìn thấy cái đẹp của tình người....
Hà Nội cũng vậy, người tứ xứ đổ về, đem theo cái hay, cái dở nhưng dở nhiều hơn làm dần mất đi bản sắc Người Hà Nội. Ngày trước, dân phố Hàng được gọi là Bang Tẩy.
Chả thấy các bác bàn đến gái phố nhỉ. Những người xưa còn lại em thấy vẫn rất nền nã, nhẹ nhàng. Mỗi lần ngồi vào đàn một bản nhạc trên cây piano cũ vẫn đi rửa tay bằng xà phòng thơm, lau tay bằng cái khăn mùi xoa trắng trước khi chơi... cho dù thời bao cấp đén xà phòng tắm còn thiếu.
May có cái thớt chê phố cổ. Em đồng tình với các cụ chê... Thôi thì bảo em là không đủ trình cảm thụ cũng được, nhưng quả là em toàn thấy những cái tệ hại các cụ liệt kê ở trên. Hôm qua, có bà chị làm cùng cơ quan, gái Đường Thành, làm dâu Hàng Tre, rầu rĩ bảo, đợt này thằng lớn học xong đại học thì về nước luôn chứ không học tiếp để đi làm tiếp sức mẹ, tích tiền mua căn chung cư. Còn lão chồng, đi theo thì đi, không thì cứ ôm cái nhà phố cổ, 28m, 2,5 tầng với 2 hộ, 8 người.
Vẫn Ivan xách xô vôi, mà sao cụ chộp được thời điểm hay thế: toàn thanh niên ngoan hiền chăm chỉ ra bể nước làm việc. Nhẽ hai ông phải làm tý tềnh hềnh TG tuần qua, tềnh hềnh nước ta tuần này chứ nhỉ.Bây giờ đây cụ:
E thì cho rằng hình ảnh trên mà cụ ý đăng chả liên quan gì đến phố cổ cả. Đây là hình ảnh của khu nhà trọ ở ngoại ô HN thì đúng hơn.Vẫn Ivan xách xô vôi, mà sao cụ chộp được thời điểm hay thế: toàn thanh niên ngoan hiền chăm chỉ ra bể nước làm việc. Nhẽ hai ông phải làm tý tềnh hềnh TG tuần qua, tềnh hềnh nước ta tuần này chứ nhỉ.
Phố Cổ Hà Nội.
Chật chội - Tối tăm - Lộn xộn...
Có rất nhiều những từ khi nói ra đã vẽ lên một khung cảnh khiến ta liên tưởng đến một khu ổ chuột về các khu Phố Cổ Hà Nội hiện tại .
Nhưng không hiểu sao em mâu thuẫn kỳ lạ...
Rằm Tháng 8 - em ăn cơm tại một gia đình sống ở Phố Cổ lâu năm.
Một cái chiếu hoa được trải lên sàn gỗ cũ kỹ , một căn phòng dù đứng hay ngồi là phải để ý nếu không sẽ va chạm vào đồ đạc.
Nhưng ....
Bàn thờ gia tiên được gia chủ trân trọng , trên đó là đôi câu đối sơn son thếp vàng.
Những đồ sứ được chọn lựa rất cẩn thận, không bát nháo như những gia đình mới giàu sổi mua đồ sứ Giang Tây về bày.
Một vài món đồ cổ quý giá - lọ sứ men ngọc rạn - bức tranh sứ Cầm - Kỳ - Thi - Họa .
Bức họa Bách nhi đồ
Những bình hoa men nổi Bát Tiên
Bộ ấm trà có cả ấm Tử Sa - trà hương sen để trong lọ sứ giữ mùi rất thơm.
Cung cách pha trà của chủ nhân và mời khách rất trịnh trọng.
Mâm cỗ Trung Thu đủ màu sắc có bưởi - có quả Phật Thủ - có quả hồng chín - có cả hình nhân Ông Tiến Sĩ.
Mâm cỗ mặn vừa giản dị vừa tinh tế .
Một bữa cơm đúng vào Mùa Thu Hà Nội cho đêm Phá cỗ trông Trăng.
Một con vịt được tiềm hạt sen - cốm - nấm
Đầu cổ cánh xương Vịt băm nhuyễn vo tròn nấu thả trong canh rau hành răm.
Nộm đu đủ thịt bò khô
Rau cải xào nấm
Đĩa Gà luộc vàng ươm
Gia chủ mời bát canh Giả chim hành răm đầu tiên - nước canh ngọt mát thơm mùi hành răm .
Ăn bát cơm Tám với nước hầm Vịt mới biết ngon ngọt thế nào...
Phố Cổ Hà Nội - Một khu ổ chuột mà sao vẫn thấy yêu quý thế.
Điều em tương quý ở đây không phải là một căn nhà rộng rãi giàu có sang chảnh ...
Những bàn tiệc cao sang đầy đủ mỹ vị.
Vấn đề em tương quý là Nếp sống của gia chủ ...của một gia đình Hà Nội cổ xưa .
Nhà cửa chật chội đấy , nhưng vẫn ấm cúng.
Cách tiếp khách không qua loa và xuề xòa không coi trọng.
Ngược lại cảm giác mình là khách quý .
Được uống một ấm trà ngon cứ cảm giác là gia chủ chỉ mời khách quý.
Một bữa cơm không đặt từ ngoài hàng về mời khách mà chính tay nữ chủ nhân nấu.
Hiểu thêm về đồ sứ, đồ cổ.
Trân quý những con người sống như vậy.
Dù hoàn cảnh nào - Nếp nhà không mất đi ...
P.S Em có ảnh
Em đã đến những gia đình giàu có , nhưng món ăn toàn thuê đầu bếp mang đến , nữ chủ nhân chẳng làm gì, à chắc là gọi điện đặt nhà hàng.
Cách tiếp khách không có lễ nghi - uống trà Ô Long trong bộ chén sứ đắt tiền giả cổ của Châu Âu kiểu sứ Tiệp Khắc mà nhạt nhẽo.
Tất cả những hình ảnh cụ nói trên,dân phố cổ sống qua thời khó khăn đều đã trải qua,nhưng quả thật phải cần miêu tả kỹ chi tiết từng sự vụ mới là điều đáng cần để ôn lại.Góp vui kỷ niệm cũ 1 chút , rất chia sẻ với 1 số cụ cảm nhận nét riêng ở khu phố cổ , e sinh ra và lớn lên ở đây nên có những kỷ niệm không bao giờ phai mờ. Các cụ nào có cảm giác vui sướng khi tắm mưa kết hợp đá bóng cống ở các ngã tư phố cổ chưa ??? những buổi tối mùa hè mất điện ra vỉa hè đè nhau ra tẩm quất và òa lên sung sướng : " Có điện " ; chen nhau xếp hàng đong gạo , đổi bánh mỳ và đặc biệt là xếp hàng mua lá dong , túi quà tết khi xuân về , bao diêm , túi mứt lạc , mứt bí .., sau này mới có mứt dừa chuyển từ miền nam ra , bắn bi, chơi xèng cá chọi.., nhiều, nhiều lắm nếu ngồi kể ra đây thì không biết bao nhiêu . Những kỷ niệm , cảm giác đó bây giờ không còn , thậm chí trong phố cổ cũng đã mai một gần hết. Mời các cụ chia sẻ !
Nhắc đến vụ án này cháu lại nhớ hồi bé hay đến nhà thằng bạn ở Phùng Hưng nó có cái máy chiếu,hay xem vụ án này.Thủ phạm Phạm Đăng Hùng nhà ở Nguyễn Văn To cùng phường Cửa đông với cháu.PĐH là Phạm ĐÌnh Hổ mà cũng là Phạm Đăng Hùng, tên của thủ phạm.
Các tập chuyện vụ án ngày xưa hay đưa vụ này vào, nhớ có chi tiết có cụ tý nữa đổi tên là Chấn, may lại thôi.