[Funland] Phố cổ, có phải là nơi đáng sống ở Hà nội ?

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Chỗ nào có Tây đến, chỗ ấy vui vì dễ kiếm tiền.
Muốn Tây đến nhiều, cần phải khác biệt họ càng nhiều càng tốt.
Giống như vườn thú, càng độc lạ càng đông khách.
Họ càng văn minh, ta càng phải ngược lại.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,180
Động cơ
338,434 Mã lực
Em thì cần nhiều tiền để mua xe hơi và thuê lái xe, thích thì em vào phố cổ, chán em lại về nhà em.
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,333
Động cơ
205,972 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Cccm đọc thêm cái nì:

http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/choi-blog/lam-dau-pho-co-3113992.html

Làm dâu phố cổ

Tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.


Võ Tòng đánh mèo

Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy trai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi dắt em về nhà ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua. Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả. Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à.

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng.

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chưa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:

- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?

- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!

- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?

- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy.

- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?

- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính.

Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:

- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!

- Ở đầu ngõ. Em đi nhanh đi kẻo không kịp.

Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:

- Gì đây anh?

- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!

- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?

- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!

- Che cái gì ạ?

- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai. Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!


Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm. Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:

- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?

- Em đừng hiểu lầm bố. Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi. Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn. Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi.

Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm. Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ? Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi. Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai. Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…

- Sao ông lại nhét bông vào tai con?

- Để ngủ cho ngon con ạ. Đêm nay có biến.

- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông?, nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.

- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con.

Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật. Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy. Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:

- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…

- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được. Để chú nói với bố mẹ con giúp cho.

- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể.

- Ừ! Cũng không sao. Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa. Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ.
Cụ làm e cười ko nhặt dc miệng ạ =)) Nếu khó khăn vậy thì đi thuê nhà bên ngoài mà ở chứ sao cam chịu nhét chung đông đúc như cá hộp vậy ? Chắc viết phóng đại lên tý cho zui phỏng cụ :P
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,333
Động cơ
205,972 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Trước ob nội e cungz ở phố cổ nhưng rồi bán đi đi nơi khác sống vì chật chội và ngột ngạt quá. Có lẽ có tuổi rồi muốn cs nơi nào yên tĩnh ko quá xô bồ ạ.

Còn đáng sống hay ko thì tuỳ cảm nhận, tính cách từng người thôi ạ.
 

doctin

Xe tải
Biển số
OF-399471
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
248
Động cơ
232,938 Mã lực
Tuổi
47
Đúng là chật chội, nhưng khổ cái là nếu ai đã ở phố mà bảo đi chỗ khác, nếu không phải là bắt buộc thì gần như chắc chắn câu trả lời là không các cụ ạ.
 

dxpac

Xe tăng
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
1,009
Động cơ
528,100 Mã lực
Em thấy phố cũ đáng sống hơn :D
 

dxpac

Xe tăng
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
1,009
Động cơ
528,100 Mã lực
Đúng là chật chội, nhưng khổ cái là nếu ai đã ở phố mà bảo đi chỗ khác, nếu không phải là bắt buộc thì gần như chắc chắn câu trả lời là không các cụ ạ.
Em thấy nhiều gia đình chuyển từ phố cổ sang phố cũ rồi ạ. Phố cũ cũng tiện lợi như phố cổ nhưng đường rộng hơn, vỉa hè to hơn, cây cối nhiều hơn, duy nhất chỉ có mật độ dân số là ít hơn.
 

tranvanlong

Xe điện
Biển số
OF-135819
Ngày cấp bằng
24/3/12
Số km
2,479
Động cơ
383,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Cccm đọc thêm cái nì:

http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/choi-blog/lam-dau-pho-co-3113992.html

Làm dâu phố cổ

Tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.


Võ Tòng đánh mèo

Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy trai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi dắt em về nhà ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua. Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả. Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à.

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng.

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chưa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:

- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?

- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!

- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?

- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy.

- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?

- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính.

Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:

- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!

- Ở đầu ngõ. Em đi nhanh đi kẻo không kịp.

Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:

- Gì đây anh?

- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!

- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?

- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!

- Che cái gì ạ?

- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai. Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!


Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm. Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:

- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?

- Em đừng hiểu lầm bố. Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi. Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn. Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi.

Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm. Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ? Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi. Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai. Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…

- Sao ông lại nhét bông vào tai con?

- Để ngủ cho ngon con ạ. Đêm nay có biến.

- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông?, nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.

- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con.

Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật. Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy. Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:

- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…

- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được. Để chú nói với bố mẹ con giúp cho.

- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể.

- Ừ! Cũng không sao. Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa. Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ.
Câu chuyện này em đọc cũng lâu rồi, của Nguyễn thi Thu Huệ thì phải, rất hay, đúng với phố Cũ.
 

phamkynam

Xe buýt
Biển số
OF-93319
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
804
Động cơ
408,785 Mã lực
Nếu to đẹp thì sướng, nếu nhà bé thì khổ, đấy là phố cổ.
 

ong mật 1809

Xe tải
Biển số
OF-447221
Ngày cấp bằng
22/8/16
Số km
355
Động cơ
210,380 Mã lực
Tuổi
52
Mua ở thử đi đã, toàn nghe và hóng thì đừng nói! Chỉ sợ không đủ tiền mua cái tử tế để ở nên chửi đổng thôi!
 

ducthangtailor

Xe tải
Biển số
OF-311186
Ngày cấp bằng
10/3/14
Số km
345
Động cơ
300,255 Mã lực
Cháu thích xô bồ, náo nhiệt nên giờ cháu mà đi xa xa ở là cháu cũng oải lắm. Đợt vừa r cháu vào nhà vợ ở mấy hôm cho vợ đỡ nhớ nhà ở trong Hà Đông, 9 10h tối là cả ngõ tắt đèn tối um đi ngủ rồi nên cũng buồn buồn.
Nhà cháu thì ở khu giả cổ :)) , đêm đói bước vài bước là đầy hàng ăn tha hồ chọn, sinh hoạt cũng tiện. Trước vợ cháu về làm dâu nhà be bé nên cũng ngài ngại, giờ ở quen rồi bảo về bên ngoại chơi thì chỉ chơi 1 tý buổi chiều, tối lại đòi về vì bên ngoại ngủ sớm quá.
Mà nhà cháu chỉ giả cổ thôi, chứ chưa nói đến tiện nghi của các cụ trong khu cổ xịn đấy nhá :D
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,334
Động cơ
459,208 Mã lực
Về cách sống thì e phải nói thẳng luôn, dân gốc ở đó dù là tiểu thương hay viên chức hoặc nhân viên ... thì lề lối, cách ứng xử, văn hoá giao tiếp khác nhiều, rất nhiều so với phần còn lại đấy ạ.
Chuẩn cụ!
 

Hoa Anh Túc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52066
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
2,833
Động cơ
476,349 Mã lực
E k biết trả lời thế nào =))
 

thichxeFord

Xe điện
Biển số
OF-294662
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
2,055
Động cơ
331,013 Mã lực
Phố cổ xét về mặt thuận tiện cho ăn uống, chợ búa thì có còn bảo ở thì không vì đông đúc, chật trội. Giờ quan trọng là chất lượng sống chứ không phải cứ ở trung tâm là sướng. Một điểm em thấy hay là phố cổ bây giờ lại ít ô nhiễm, ngập lụt và tắc đường nhất so với các con phố mới. Em ở cận phố cổ nhiều năm rồi.
 

toicungyeuxe

Xe điện
Biển số
OF-65244
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
2,547
Động cơ
445,902 Mã lực
Vẫn nhũng cuộc tranh luận xưa cũ thôi. Cũng không thể nói là sướng hay khổ vì em biết có những nhà dư điều kiện sống ở các khu cccc, biệt thự nhưng vẫn ở trên phố đó thôi. Các cụ thích ngắm cây xanh , hồ bơi nhưng người ta lại thích phố phường đông vui, đặc biệt đi hai bước chân là đồ ăn tràn ngập.
Tiện lợi mà. Cũng nhiều đại gia ở đằng đó lắm đấy các cụ.
Ở xa thì có các thứ khác, nhưng ít sử dụng. Em có cu bạn nhà có cái bể bơi để khô & làm kho đựng đồ, đến nhà nó là em trêu.
Khà khà.
 

toicungyeuxe

Xe điện
Biển số
OF-65244
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
2,547
Động cơ
445,902 Mã lực
Phố cổ xét về mặt thuận tiện cho ăn uống, chợ búa thì có còn bảo ở thì không vì đông đúc, chật trội. Giờ quan trọng là chất lượng sống chứ không phải cứ ở trung tâm là sướng. Một điểm em thấy hay là phố cổ bây giờ lại ít ô nhiễm, ngập lụt và tắc đường nhất so với các con phố mới. Em ở cận phố cổ nhiều năm rồi.
Cụ này khôn, ở gần giáp ngay đấy thì lại tiện nhỉ.
 

sh922

Xe buýt
Biển số
OF-331171
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
546
Động cơ
286,500 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ông ở cty em ở tập thể chỗ nhà Chung, vừa có đại gia vào thâu tóm cả khu, ông có hơn 20m2 làm hơn 8 tỏi, ra Ngọc Hà làm cái nhà 2 tầng 60m2 vẫn còn thừa gần 4 tỏi. Ông ý bảo giờ tao mới biết ở phố cổ sướng :D
 

Happymom

Xe buýt
Biển số
OF-446595
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
732
Động cơ
37,375 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, VNM
Nhiều cụ gắn bó với phố cổ phết nhỉ ? Trước nhà cháu cũng thế, suốt ngày chả đâu bằng phố cổ. Nhà ở ngay cạnh cụ Rùa, không to đẹp lắm nhưng cũng hơi to vì một mình một số nhà. Xung quanh phố xá, cửa hiệu sầm uất ai cũng tưởng sướng nhưng thực ra khổ mà quen rồi chả biết khổ đâu. Trước cửa cho thuê hết karaoke lại đến bar nhạc cứ sập sình đến tầm hơn 11pm, hết sập sình chợp mắt được một lúc thì 2-3 giờ có nạn đua xe, thảng thốt tỉnh dậy xong lại ngủ tiếp. tầm 5-6h các bà bán hàng chợ cóc bắt đầu chí chóe, tiếng gọi nhau mua bán, tiếng dao chặt thịt! :D Hàng xóm cả mấy thế hệ sống chung, cả nhà suốt ngày cãi nhau, tối vợ bị chồng đánh khóc huhu nghe ai oán kinh người! Hội phụ nữ, tổ dân phố đều bó tay. Rồi nhà ấy bán và chuyển đi chỗ khác tưởng được yên ai ngờ nhà mới đến mở quán trà sữa, trà chanh gì đấy, ghế kê ngồi hết ra đường, thanh niên ở đâu nhiều thế, tối nào cũng ngồi kín chả có lối đi lại, dắt xe lại càng không. Chả lẽ cứ phải thuê người đứng canh cửa.
Giờ ra khu khác sống yên tĩnh kể cũng nhớ ra phết. Được cái ăn uống ở phố cổ vẫn là nhất nên nhà cháu chỉ lên phố cổ làm việc, ăn quà vặt và cà phê chém gió thôi. :D
 

Jack Frost

Xe tăng
Biển số
OF-412068
Ngày cấp bằng
22/3/16
Số km
1,140
Động cơ
231,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn tuỳ. Nếu cụ phố cổ có nhà VS riêng, khu đánh răng rửa mặt riêng, ko dùng chung với cả xóm, nhà mới, ko ẩm thấp, chật hẹp, nhà có tầng 1 cho thuê tầm 100 củ/tháng thì thoải mái!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top