[Funland] Phố cổ, có phải là nơi đáng sống ở Hà nội ?

Khất Thực

Xe container
Biển số
OF-51344
Ngày cấp bằng
21/11/09
Số km
8,402
Động cơ
-98,554 Mã lực
Nơi ở
Cái Bang
Ở đâu có tiền ở đó đáng sống ạ;))
 

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,975
Động cơ
247,110 Mã lực
Tùy vào cảm nhận của từng người. Ai sống quen rồi có bảo họ cũng ko đi đâu
 

BachBeo

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-3366
Ngày cấp bằng
13/2/07
Số km
21,663
Động cơ
337,424 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuyendungvieclam.net

Be.Grace

Xe container
Biển số
OF-448939
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
6,117
Động cơ
242,598 Mã lực
Phố cổ để đi chơi thì vui , ở thì em ko ở đau
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
736
Động cơ
384,976 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở phố cổ kiếm tiền dễ, vui,... nhưng phía sau cánh cửa thì @,@
 

chube_way

Xe điện
Biển số
OF-57196
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,484
Động cơ
464,980 Mã lực
Nơi ở
Ahhhh HEM
hào nhoáng bên ngoài,đậm nét văn hóa,chứ vào sâu phía sau thì ngột ngạt khó tả.Nhìn chung thì đã quen với nếp sống đó rồi thì cũng khó mà thay đổi.
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,597
Động cơ
399,093 Mã lực
Mong là thớt sẽ ko biến thành cuộc cãi vã xung đột sắc tộc đẫm máu như mọi khi, khú khú, thôi e té đi kiếm cơm đây
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vẫn nhũng cuộc tranh luận xưa cũ thôi. Cũng không thể nói là sướng hay khổ vì em biết có những nhà dư điều kiện sống ở các khu cccc, biệt thự nhưng vẫn ở trên phố đó thôi. Các cụ thích ngắm cây xanh , hồ bơi nhưng người ta lại thích phố phường đông vui, đặc biệt đi hai bước chân là đồ ăn tràn ngập.
 

exit82

Xe điện
Biển số
OF-314822
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
2,825
Động cơ
315,730 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
cái này tùy quan điểm của mỗi người, theo e thì là có - nếu có biệt thự và nhiều tiền :)
 

Happymom

Xe buýt
Biển số
OF-446595
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
732
Động cơ
37,375 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, VNM
Không biết giờ ở Khâm Thiên, phố nhà Dầu còn dãy nhà vs công cộng cho cả khu không nhỉ ? Hồi bé nhà đứa bạn ở đấy đến nhà nó hãi nhất khoản đó.

Cho các cụ thêm thông tin về cái vụ này: Nhà cháu sang Mỹ ở nhờ nhà bà chị là ngôi nhà cổ cả nhà có 1 toilet, sáng ra bà ý phải đứng cửa điều phối, chồng làm bs đi làm sớm ưu tiên vào trước, xong đến các con từng đứa ... :D Còn nhà chung cư vợ chồng đứa bạn bên Pháp 3 phòng ngủ mà cũng chỉ có 1 toilet thôi. Nhà mình cứ mỗi phòng 1 toilet xa xỉ quá!
 

đường đời

Xe điện
Biển số
OF-416913
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,377
Động cơ
238,413 Mã lực
Ở Hàng Bông, Em có nhà bà con mấy thế hệ ở trong 16m. Đến chơi 15p là Em té, vừa ẩm thấp tối tăm, chật chội vừa ngột ngạt... thế mà có người mua mấy tỏi không bán. Em bẩu có cho thì Em lấy chứ bán rẻ, Em cũng chả mua... liền bị chê là đồ nhà quê, chả biết hưởng thụ:D
 

Rừng Chiều

Xe tải
Biển số
OF-443794
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
229
Động cơ
217,569 Mã lực
Nơi ở
Trong rừng
Không biết giờ ở Khâm Thiên, phố nhà Dầu còn dãy nhà vs công cộng cho cả khu không nhỉ ? Hồi bé nhà đứa bạn ở đấy đến nhà nó hãi nhất khoản đó.

Cho các cụ them thong tin về cái vụ này: Nhà cháu sang Mỹ ở nhờ nhà bà chị là ngôi nhà cổ cả nhà có 1 toilet, sang ra bà ý phải đứng cửa điều phối, chồng làm bs đi làm sớm ưu tiên vào trước, xong đến các con từng đứa ... :D Còn nhà chung cư vợ chồng đứa bạn bên Pháp 3 phòng ngủ mà cũng chỉ có 1 toilet thôi. Nhà mình cứ mỗi phòng 1 toilet xa xỉ quá!
Bây giờ khu toilet công công đã bán cho dân xây nhà rồi cụ ạ, không còn toilet công cộng 2 tầng nữa đâu.
 

Happymom

Xe buýt
Biển số
OF-446595
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
732
Động cơ
37,375 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, VNM
Cccm đọc thêm cái nì:

http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/choi-blog/lam-dau-pho-co-3113992.html

Làm dâu phố cổ

Tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.


Võ Tòng đánh mèo

Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy trai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi dắt em về nhà ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua. Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả. Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à.

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng.

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chưa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:

- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?

- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!

- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?

- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy.

- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?

- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính.

Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:

- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!

- Ở đầu ngõ. Em đi nhanh đi kẻo không kịp.

Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:

- Gì đây anh?

- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!

- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?

- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!

- Che cái gì ạ?

- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai. Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!


Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm. Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:

- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?

- Em đừng hiểu lầm bố. Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi. Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn. Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi.

Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm. Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ? Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi. Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai. Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…

- Sao ông lại nhét bông vào tai con?

- Để ngủ cho ngon con ạ. Đêm nay có biến.

- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông?, nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.

- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con.

Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật. Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy. Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:

- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…

- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được. Để chú nói với bố mẹ con giúp cho.

- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể.

- Ừ! Cũng không sao. Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa. Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top