Ko thể là may đc, nếu thành thì nó đã thành từ 4k năm trước rồi cụ nhá. Tàu khựa nó ăn thằng nào chứ ăn mình hơi khoai!May thật, VN mình mà không thống Nhất Nam-Bắc thì Miền Nam VN thành đất nước của người Hoa rồi. Phù....![]()
Ko thể là may đc, nếu thành thì nó đã thành từ 4k năm trước rồi cụ nhá. Tàu khựa nó ăn thằng nào chứ ăn mình hơi khoai!May thật, VN mình mà không thống Nhất Nam-Bắc thì Miền Nam VN thành đất nước của người Hoa rồi. Phù....![]()
Riêng nghĩa hán của từ " Việt" đã thể hiện khó mà quản được người Việt. Chữ "Việt" gồm cái rìu và chữ phắn, nghĩa là vác rìu phắn như bay, có mà quản bằng mắt.Ko thể là may đc, nếu thành thì nó đã thành từ 4k năm trước rồi cụ nhá. Tàu khựa nó ăn thằng nào chứ ăn mình hơi khoai!
bác mất khi em chưa sinh ra cụ ag, nghe các chú bác em nói lại là ở trên cao bằng (cụ thể ở mặt trận nào thì em ko nhớ rõ)Đồng niên. Cầu cho bác ấy được tiêu diêu miền cực lạc. Chắc bác ấy cũng là lính 82, không biết mặt trận nào vậy ?
Đúng. Đó là sức mạnh, sự trường tồn của một dân tộc. Điều này chính lãnh đạo nhiều thời kỳ của họ cũng phải thừa nhận: Có thể đánh được, nhưng giữ được bao lâu thì lại là việc khóKo thể là may đc, nếu thành thì nó đã thành từ 4k năm trước rồi cụ nhá. Tàu khựa nó ăn thằng nào chứ ăn mình hơi khoai!
Có lẽ cụ trẻ cũng không hiểu gì thật nên mới dùng cụm từ này. Vậy cụ có nhớ hay có biết câu: " Chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì ... càng lấn tới... vì chúng muốn...". Và" Đánh nhau" với "đánh lại bọn đến nhà áp bức mình" là khác nhau nhiều đấy cụ nhé.Đến nay em chả hiểu hai bên đánh nhau để làm gì?
Em hiểu ý cụ mà, do khựa gây hấn trước nên bên ta tự vệCó lẽ cụ trẻ cũng không hiểu gì thật nên mới dùng cụm từ này. Vậy cụ có nhớ hay có biết câu: " Chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì ... càng lấn tới... vì chúng muốn...". Và" Đánh nhau" với "đánh lại bọn đến nhà áp bức mình" là khác nhau nhiều đấy cụ nhé.
Bản đồ tác chiến khu vực phía Bắc mình dùng là do tầu in, nên việc tầu biết rõ từng vị trí bên mình thì khỏi phải bàn. Mà cả việc mấy lớp pháo binh đầu tiên của mình cũng được chuyên gia tầu huấn luyện cũng không sai!Hồi đấy hội tân binh còn truyền nhau giai thoại pháo binh tq nó phản pháo chính xác, bắn toác nòng pháo ta nếu bắn xong không kịp di chuyển. Lúc ấy cháu đang ở T56 gần sb Kép mà cứ mắt tròn mắt dẹt không rõ thực hư. Sau đận VX 84 mới thấy nó bắn ác thật.chilatamthoi nói:Chào cụ. Vậy là cũng có người năm ấy đây dồi. Nói về pháo binh thì không hẳn là pháo TQ trên cao mà là anh bạn láng giềng này đã có điều kiện ( vì viện trợ, giúp đỡ ta trong chiến tranh chống Mỹ rồi xây dựng MB XHCN sau này) nghiên cứu địa hình các tỉnh miền bắc nước ta từ rất lâu rồi, thậm chí còn có sẵn tọa độ các cao điểm nên pháo ta đầu ko lại họ. Nhà cháu còn nhớ năm 1984 pháo của TQ bắn vào cao điểm 406, cứ 20 đến 30m một quả, cứ như vậy băm nát hệ thống đường dây liên lạc từ tiểu đoàn lên đại đội bọn cháu chốt . Ghê thật
Thế là cụ chiến ở mặt trận ( ngày ấy gọi là Hà Tuyên) phỏng cụ ? Nhà cháu bên Cao Lộc - Lạng Sơn và vào giai đoạn sau ( 82-85) nên cũng nhẹ hơn các cụ ,chỉ được nếm mấy trận pháo thôi cụBản đồ tác chiến khu vực phía Bắc mình dùng là do tầu in, nên việc tầu biết rõ từng vị trí bên mình thì khỏi phải bàn. Mà cả việc mấy lớp pháo binh đầu tiên của mìdnh cũng được chuyên gia tầu huấn luyện cũng không sai!
Nhưng ca ngợi pháo binh tầu thì chỉ đám lính bên dưới quanh HN thôi.
Có rất nhiều quả núi trên ấy bị pháo tầu bắn ngày, bắn đêm, cây cối không mọc được, kể cả cỏ trong mùa mưa, nhưng chưa hề có dấu chân lính mình bén mảng lên. Đúng là tầu như có thời đầu bắn truyển đơn sang "TQ có 3 núi đạn gỉ, mượn đất VN để hủy!".
Thực tế trên kia pháo mình từ Hà Giang bắn lên cách hầm mình chỉ 5 chục mét, còn khoảng cách 1-200 với hầm tầu thì tầu chỉ sử dụng cối. Con đường từ Hà Giang chạy vào đến làng Ping dài khoảng 18km. Từ km4 đến cách làng Ping độ 4km đường gần như thẳng tắp, nhưng toàn thời gian em ở trên ấy chẳng có cái ô tô nào của mình bị pháo tầu bắn hỏng, trong khi mặt đường bị pháo bắn nát, rất xấu, cây 2 ven đường chỉ thỉnh thoảng còn 1 hay vài thân cây gạo hay cây sữa, còn lại pháo bị tầu bắn tan trơ gốc hết. Hội lái xe đêm bật pha (vì gầm cũng không đủ sáng để nhìn dđờng), nhiều lần trên đỉnh núi nhìn về thấy pháo tầu chớp chớp cả bầy rượt đuổi mấy ông lái xe mà tưởng họ bị thiêu trụi (đêm tối chỉ thấy những vệt pha và chớp đạn). Có lần theo 1 cái xe từ Hà Giang vào, đến làng Ping đập ông bên cạnh để xuống mới biết ông ấy bị mảnh đạn mất từ bào giờ rồi. Cũng có lần đứng trên núi nhìn cái trận địa 105 ven sông Lô bị 2 trận địa pháo tầu bắn từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối tưởng họ bị phá nát, nhưng tối tải đạn đi qua, họ bảo 1 khẩu pháo bị hỏng, 1 ông sỹ quan bị thương,...!
Chỗ tụi em thường xuyên phải vượt qua để vào đến hang Giơi họ gọi là cối xay thịt hay lò vôi thế kỷ. Các loại đạn bắn suốt ngày, suốt đêm, tiến đạn nổ vọng vào vách núi đá nghe như tiếng cái cối xay gạo khổng lồ, đá bị nghiền nát, trắng xóa như vôi,...!
Vào đấy tụi em đánh tăng cường cho các đơn vị khác, địa bàn của F ở Yên Minh - Quảng Bạ.Thế là cụ chiến ở mặt trận ( ngày ấy gọi là Hà Tuyên) phỏng cụ ? Nhà cháu bên Cao Lộc - Lạng Sơn và vào giai đoạn sau ( 82-85) nên cũng nhẹ hơn các cụ ,chỉ được nếm mấy trận pháo thôi cụ
Chào cụ. Vậy là cũng có người năm ấy đây dồi. Nói về pháo binh thì không hẳn là pháo TQ trên cao mà là anh bạn láng giềng này đã có điều kiện ( vì viện trợ, giúp đỡ ta trong chiến tranh chống Mỹ rồi xây dựng MB XHCN sau này) nghiên cứu địa hình các tỉnh miền bắc nước ta từ rất lâu rồi, thậm chí còn có sẵn tọa độ các cao điểm nên pháo ta đầu ko lại họ. Nhà cháu còn nhớ năm 1984 pháo của TQ bắn vào cao điểm 406, cứ 20 đến 30m một quả, cứ như vậy băm nát hệ thống đường dây liên lạc từ tiểu đoàn lên đại đội bọn cháu chốt . Ghê thật
Đúng là hồi đấy TQ ddwwocj trang bị Radar phản pháo, nhưng để chính xác như lời đồn thì cũng không đúng lắm. Chẳng qua nó sẵn đạn nên bắn nhiều, mà bắn nhiều thì ắt phải có quả trúng thôi.Hồi đấy hội tân binh còn truyền nhau giai thoại pháo binh tq nó phản pháo chính xác, bắn toác nòng pháo ta nếu bắn xong không kịp di chuyển. Lúc ấy cháu đang ở T56 gần sb Kép mà cứ mắt tròn mắt dẹt không rõ thực hư. Sau đận VX 84 mới thấy nó bắn ác thật.
Em rất kính phục các bác các chú các anh lính chiến, sau bao năm vẫn liên lạc và gặp nhau như vậy quả là trân quý. Mấy ông anh họ em ở quê sau khi ra quân cuộc sống vất vả nên ko có điều kiện liên lạc gặp gỡ như vậy. Nhiều lúc em thấy tội ông ấy giờ u60 vẫn đi bốc vác xi măng thuê cho cửa hàng vlxd ngày được 300k. ông ấy cũng pháo binh M68 đi Vị xuyên cỡ 84-85. Một ông lính 316 ông ấy bảo là ba mùa sắn, giờ mua cái xe chạy thuê chuyến cho khách ở quê cũng đồng ra đồng vào, bọn em cũng động viên giờ đợi con cái có vợ chồng thì nghỉ ngơi nhưng ko có hưu trí gì nên vẫn cố làm. Các ông ấy ko còn khái niệm gì về cuộc chiến hay kỷ niệm nữa, giờ chỉ nằm nhà đợi điện thoại xem ai gọi đi kiếm cơm từng ngày.Vào đấy tụi em đánh tăng cường cho các đơn vị khác, địa bàn của F ở Yên Minh - Quảng Bạ.
Trong E thì D em vào đầu tiên, trận đầu tham gia đã hỏng nên ông DT bị kỷ luật, cả D như kiểu lính thu dung nên nằm tại chỗ làm vận tải, khi ở đâu thiếu lính là bị dúi lên cho lên lính D em có mặt ở gần khắp các nơi, cả bên Đông và bên Tây sông Lô.
Còn mấy ông ngồi trên bàn trong ảnh chủ yếu ở C12 cối 82 của D6, có 1 hay 2 ông B 12ly7 cũng D6 ở bên kia Pa Hán (Đông sông Lô). Hội C8 bên em sau 1 thời gian ở Nà Tong, cũng sang bên ấy. Còn em chưa bao giờ ở bên kia sông, mà chỉ đi song song bờ sông rồi rẽ vào Thanh Thủy, chỗ được gọi là cối xay thịt.
Nhưng C12 này thiệt hại nhiều nhất lại là lúc lên Quảng Bạ, vì lúc ở Pa Hán vị trí của họ chỉ cối phía tầu mới lọt được!
Cũng tùy người!Em rất kính phục các bác các chú các anh lính chiến, sau bao năm vẫn liên lạc và gặp nhau như vậy quả là trân quý. Mấy ông anh họ em ở quê sau khi ra quân cuộc sống vất vả nên ko có điều kiện liên lạc gặp gỡ như vậy. Nhiều lúc em thấy tội ông ấy giờ u60 vẫn đi bốc vác xi măng thuê cho cửa hàng vlxd ngày được 300k. ông ấy cũng pháo binh M68 đi Vị xuyên cỡ 84-85. Một ông lính 316 ông ấy bảo là ba mùa sắn, giờ mua cái xe chạy thuê chuyến cho khách ở quê cũng đồng ra đồng vào, bọn em cũng động viên giờ đợi con cái có vợ chồng thì nghỉ ngơi nhưng ko có hưu trí gì nên vẫn cố làm. Các ông ấy ko còn khái niệm gì về cuộc chiến hay kỷ niệm nữa, giờ chỉ nằm nhà đợi điện thoại xem ai gọi đi kiếm cơm từng ngày.
Cụ lính 356 ạ, sư đoàn không còn nhưng tình người còn mãiCũng tùy người!
Trong nhóm đang ngồi đấy có ông bạn nhà ở 16m2, nhưng chỉ trừ có việc gì, còn cả 2 V/C không chỗ nào không có mặt. Có mặt góp vui với nhau thôi. Tụi này sinh hoạt bình dân nên để tụ tập cũng không đòi hỏi gì nhiều. Không cô vít tháng 7 hàng năm (là ngày nhập ngũ số đông nhất) đi vòng quanh từ Đống Đa - Mỗ - Đông Anh - Sóc Sơn và Quảng Trị. Ngoài ra còn các tỉnh khác gọi nữa.
Tháng 3 này là ngày kỷ niệm thành lập Sư (đã giải tán gần 2 chục năm rồi)!
Em ở 314!Cụ lính 356 ạ, sư đoàn không còn nhưng tình người còn mãi
Em lên Vị xuyên tầm hai trục năm trước khi đó thông tin không có nhiều, nghĩa trang cũng chưa được tu sửa như bây giờ. Em đi bộ qua cầu bắc qua suối Thanh Thuỷ là sang trạm kiểm soát của Tàu luôn, đi đoạn ngắn là có cái chợ của Tàu gọi là chợ Thiên Bảo gì đó, em ăn một bữa bên đó mấy anh em chỉ tay lên ngọn núi Cao vút bảo là đỉnh 1509 của mình đó nhưng giờ thuộc đất Tàu rồi, trên đường về qua mỗi vách núi mỗi con suối anh em đều bảo nhiều người ngã xuống lắm, núi vẫn ko ko lấy lại được, lòng buồn mênh mangEm ở 314!
Nếu xem trong mọi sách vở ghi chép của lịch sử QĐ thì E em chưa bao giờ có mặt ở Làng Ping (tức là mặt trận Thanh Thủy). Có lần họp về mặt trận Vị Xuyên ở Hải Phòng, sư trưởng Sư em còn bị lính 313 vặc là nói phét (khi nói về E em, còn F có E3 chính thức tham gia).
Chỗ bến xe Hà Giang mới bây giờ (ngay đầu cầu Mè) trước là 1 quả đồi nhỏ, cái nghĩa trang trên đó chủ yếu là lính E em. Cái mộ đầu tiên là của 1 bác đại úy, có tên ở D em, nhưng chưa bao giờ về D vì đã hy sinh khi đi trinh sát. Khi họ sang cái quả đồi ấy định làm chợ em còn kịp lên thắp hương ở mấy đống đất còn lại!