Tháng 2 năm 1979 em 10 tuổi, đang học lớp 4 hệ 10 năm
Cuộc chiến này em và tất cả người dân tỉnh Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên ngày nay) nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đều biết rất rõ cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược
- Trên hệ thống loa truyền thanh,đều đặn đưa tin chiến sự.
- Các báo chí phổ biến ở tỉnh Hải Hưng: Nhân dân, QĐND, báo Hải Hưng, báo Văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong,...đăng liên tục
- Tự vệ ở các nhà máy, dân quân ở khu dân cư, thanh niên, học sinh cấp III được huấn luyện quân sự
- Liên tục có các cuộc mít tinh được tổ chức để biểu dương lực lượng, lên án tội ác quân bành trướng
- Pa nô,áp phích, tranh cổđộng chống quân Bành chướng treo, vẽ, dán đầy ở đường và các bức tường nơi công cộng
- Trẻ trâu tụi em học cấp I và các anh chị cấp II tham gia đào giao thông hào ngay trong trường học
Chúng em nghe và thuộc lòng những mẩu chuyện chiến đấu của các liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,...
- Đầu giờ vào lớp, bài hát ưa thích nhất mà bạn quản ca cho lớp hát chính là bài Chiến đấu vì Độc lập Tự do
- Bộ phim được ưa thích nhất: Đất Mẹ
- Chương trình phát thanh được chờ đợi nhất: Kể chuyện Cảnh giác phát lúc 19-19h30 tối thứ bảy hàng tuần nói về các chú công an, bộ đội biên phòng bắt thám báo Trung Quốc.
Tiếp đó là mục Phát thanh Quân đội từ 6h30-7h00 mỗi ngày trong đó 2 tiết mục: Truyện kể ở Đại đội phát từ 6h45-7h00 sáng thứ bảy và cả chương trình PTQĐ của ngày chủ nhật cũng đc háo hức chờ đón