Người Hà Nội hay không Hà Nội không quan trọng, quan trọng là những gì người ta nói ra. Em xin trích lại một bình luận phản biện lại Lê Võ Châu Anh từ một bạn gái ở Hải Phòng mà em thấy có lý và đồng tình.
Vũ Thu Quỳnh:
Xin phép copy cmt một bạn vào đây vì t tức quá không ngủ được
Nào. Đến giờ phản biện rồi.
Bạn làm mình tức đến nỗi phản biện bạn liền tù tì 1 hơi, dài hơn cả bài review phim tâm huyết của mình
1. Bạn có thể ra khỏi rạp bất cứ lúc nào, không ai cấm. Mắc cái gì những phim thương mại rẻ thì tám chín chục ngàn 1 vé, mắc thì hơn trăm 1 vé không tiếc, phim có 5 chục ngàn áp mã giảm giá còn có 3 chục ngàn kêu tiếc? Chắc vài chục ngàn của bạn to như bánh xe bò
2. Như thế nào là “quán cà phê phục dựng đổ nát” cơ? Người Hà Nội đem sập gụ tủ chè bàn ghế ra chồng lên thành chiến luỹ giống giặc là sự thật, có chăng nó là hơi hẹp vì chỉ có 1 góc phố, chứ tái hiện rất chân thật, có phải đồ chơi hay ghép phông nền đâu mà chê bối cảnh? Bạn bị làm sao đấy? Xuyên suốt thời lượng là bối cảnh góc phố đó cũng như có xe tăng thật, có súng mác, có bom ba càng và lựu đạn thật, có 1 đầu máy xe lửa, còn phá huỷ nguyên 1 cây piano thật mà bạn bảo ko có gì xem thì là bạn xem cái gì suốt 100’ thế? Còn “cái ông zai” với 2 cô đào hát cũng ở trong 1 căn biệt thự bề thế đúng kiểu ngày xưa, họ lái xe hơi cổ đó, là bạn xem dữ chưa? Bạn nghe ai kể lại lõm bõm rồi viết bài hả? Vui lòng xem ảnh đen trắng tư liệu dưới đây xem phim đã phục dựng được đúng chưa nhé? Hoành tráng thì chưa, nhưng đúng thì là đúng rồi đấy, bớt bới mèo tìm bọ giùm.
3. Đã có quá nhiều bài review phim nói rằng bối cảnh CHỈ DIỄN RA TRONG 2 NGÀY 16-17/2/1947, bạn đọc review phim trên cung Trăng à mà thất vọng?
4. Cảnh chiến tranh và cảnh bọn lính Tây giết người, từ người này tới người khác, có cả 1 phân cảnh đối lập chiến tranh và hoà bình (khi trẻ em còn nô đùa, người lớn còn vui chơi) khiến bao nhiêu người sụt sùi hoàn toàn ko lay động được bạn hả? Câu chuyện bi thương của chiến tranh là cái đó chứ là cái gì mà kêu đánh nhau/ đổ máu nhưng không có câu chuyện? Bạn có phải người Việt Nam không thế?
5. Ông hoạ sỹ là 1 người say mê nghệ thuật, ông yêu nghệ thuật bằng cả trái tim mình. Ông vẽ lá cờ với lòng say mê vì ông cảm thấy nghệ sỹ chân yếu tay mềm như ông cũng có thể góp sức vào công cuộc đấu tranh của đất nước, ông tự hào. Bạn không cảm nhận được tình yêu và sự tự hào của ông và cũng không phải người yêu nghệ thuật nên mới nói ông làm quá đúng không? Chứ bác Trần Lực diễn quá đạt rồi, không còn gì để chê. Kể cả khi bác chửi bọn Tây “ngu” vì ko biết thưởng thức nghệ thuật hay khi bác yêu cầu Thục Hương đánh đàn để bác thưởng thức cũng tỏ rõ 1 người nghệ sỹ chân chính. Rồi bạn cũng không yêu nghệ thuật luôn, chẳng trách bạn không hiểu vì sao nữ chính yêu cây đàn của cô ấy tới vậy. Và nguyên nhân chính cô ấy quay về không phải để tìm đàn, bạn đừng điều hướng, cô ấy lạc gia đình lúc tản cư nên quay về căn nhà cũ của mình. Và đồ đạc không còn gì nên cô ấy quý nhất cây đàn.
5. Bát phở gây ám ảnh vì đúng như bạn nói, nhân dân mới qua nạn đói xong đấy. Ai chẳng thèm 1 bát phở, lại còn 1 bát phở mà nạm phải ninh nhừ, nước phở trong veo kỳ công ninh sùng sục từ xương ống bò, bánh phở trắng tinh tráng tay. Bạn không phải người Hà Nội và không biết thưởng thức phở Hà Nội đúng không? Thằng bé nó mồ côi bố mẹ, phải lao ra đường mưu sinh, kiếm từng đồng qua ngày, nó không được phép ước mơ giản dị là được ăn 1 bát phở nóng hôi hổi đúng không bạn?
6. Nhân vật là người thành phố. Nạn đói từ 1945, bối cảnh năm 1947 ko phải 1946, chữ chạy hơi nhiều đó bạn có đọc không ạ? Và người sống ở thủ đô không phải đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn đói mà là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nặng nề nhất là Thái Bình. Về học lại Lịch Sử rồi hẵng chê hen.
7. Vụ sub tiếng Pháp nhiều người nói rồi, ok là thiếu sót của phim
8. Nhân vật tên chính xác là Thục Hương, có gì mà nghe không rõ. Vậy là bạn chưa xem after credit, họ chỉ được hiện là “chàng trai” và “cô gái” ở cuối phim, tức là họ đúng là nhân vật có tên nhưng câu chuyện của họ đại diện cho rất nhiều người trẻ thủ đô khác chứ không chỉ đích danh 1 ai cả.
9. Ai đi xem phim về cũng hiểu chính xác về bối cảnh lịch sử và xúc động vì lòng yêu nước trào dâng, có mình bạn là vừa hiểu sai bối cảnh, vừa thấy họ sáo rỗng. Vậy người nên xem lại mình là bạn chứ không phải những người khác đâu. Và phim vốn dĩ cũng không marketing từ đầu và giờ vẫn vậy, là khán giả tự truyền miệng, bạn bớt đổ vấy cho phim giùm.
Không thân!