Có thêm Phi vào còn ngon hơn (với VN), có mỗi VN ở trường sa dễ bị thằng Tàu nó nuốt chửng.
Việc này chắc chắn bên ngoại giao nhà mình sẽ có các ứng xử hợp lý. Lâu nay nhà ta vẫn làm thế mà.Em nghĩ nên có cái tuyên bố phản đối, không nặng nề mà câu cú nhẹ nhàng thôi nhưng có cái còn vin vào sau này. Còn thực địa thì Phi tuổi gì, VN mình được mẹ thiên nhiên ưu đãi phần đảo cứ cho thêm cát để nở thêm ra. Còn Phi có mỗi cái bãi cạn phi con tàu nên đấy rồi chấm hết.
Thực lực, Lễ hội té nước thường niên có duy nhất Việt Nam là tham gia hiệu quả, sòng phẳng ở khu vực nàyViệc này chắc chắn bên ngoại giao nhà mình sẽ có các ứng xử hợp lý. Lâu nay nhà ta vẫn làm thế mà.
Chính xác. Tất cả các tuyên bố của 1 nước nào đi nữa ở khu vực này chỉ là lời nói gió bay thôi. Vì làm gì có ai công nhận đâu.Với đám đảo TS/HS thì VN hiện tại chú trọng các thực thể nổi và đảo, lờ đi vấn đề vùng lãnh hải xung quanh nó, sau này tính sau, đây có lẽ là 1 chiến thuật. Cho nên trong chuyện này có thể cứ kệ, tránh việc quá găng với các bên, miễn là Phil chưa đề cập tới các đảo.
Có cái tàu hải quân, ủi bãi của Phi mà thằng Mỹ còn ỡm ờ mãi không trả lời là nếu TQ úp sọt cái đống sắt vụn đấy thì có vi phạm hiệp ước Mỹ - Phi hay không kìa cụ.Cái đáng ngại là phản ứng của đội Mỹ. Nó tuyên bố các nước đều công nhận luật mới của Thằng Phil phù hợp quy ước quốc tế mà ta không có công hàm phản đối là mệt đớ.
Việt Nam mới chỉ tuyên bố là đảo đá chủ quyền theo dẫn chứng lịch sử chứ chưa tuyên bố vùng lãnh hải chủ quyền theo luật pháp quốc tế thì phải?
Vốn dĩ nó đã chớm nát rồiLại bị bố khủng xúi bẩy đi lên tuyến đầu rồi.
Không cẩn thận là nát như Miến
Cụ cho xin cái nguồn về thông tin cụ đưa nhéBên dư luận TQ cho là VN ngầm đồng ý việc này. Việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ ngăn chặn khả năng TQ tổ chức một hành động quân sự bất ngờ để đánh chiếm đảo trong tương lai.
Hỏi thêm cụ chút: nếu theo hình này thì Scarborough Shoal là nằm trong đường màu Xanh hđ Paris và thuộc hiệp ước Phòng thủ chung với Mỹ sao Mỹ không hỗ trợ Phi chọi nhau với TQ ở đấy nhỉ?
Tổng thống Marcos Jr vừa ký 2 đạo luật mới dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng với chủ quyền biển đảo Việt Nam đang tranh chấp : là Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo Philippines ( Philippine Archipelagic Sea Lanes Act ) và đạo luật vùng biển Tây Phillipines
Đây là 2 đạo luật được Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ và đồng thuận theo thông cáo báo chí của Matthew Miller ( Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ )
Để các cụ tiện theo dõi và hiểu rõ bản chất 2 đạo luật này xin tóm lượt như sau :
1. Khi Phillipines tuyên bố độc lập từ tay Mỹ năm 1946 ; biên giới nước này tuân theo hiệp định Manila ; Hiệp ước Manila cũng xác định lãnh thổ của Philippines dựa trên Hiệp ước Paris trước đó, khi Tây Ban Nha nhượng Philippines cho Hoa Kỳ vào cuối Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898
Đây là lãnh thổ Phillipines theo hiệp ước Paris 1898 ; hoàn toàn không có quần đảo Trường Sa (nơi có bãi cạn Second Thomas nổi tiếng) và cũng không có bãi cạn Scarborough ; nghĩa là ban đầu nước này không hề có khái niệm tranh chấp lãnh hải với các quốc gia lân cận.
2. Câu chuyện trở nên phức tạp khi lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất và sự suy yếu của hải quân Việt Nam Cộng Hòa ; Phillipines đã cố tình nhảy vào chiếm Trường Sa ; khi tuyên bố khu vực này gọi là Kalayaan ( Tự Do ) vào năm 1972 thuộc chủ quyền nước này
Điều quan trọng là vào thời điểm đó, Hoa Kỳ và phương Tây nói chung KHÔNG công nhận tính hợp pháp của yêu sách của Philippines đối với "Kalayaan", coi quần đảo Trường Sa là khu vực tranh chấp ; nước này không có liên quan gì hết . Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là ông Brent Scowcroft đã gửi báo cáo lên Tổng thống Ford ; ghi rõ hiệp ước an ninh của Mỹ và Phillipines sẽ không áp dụng với những khu vực tranh chấp, quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong .
Snowcroft nói với Ford rằng yêu cầu của Marcos "đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan" vì Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines KHÔNG áp dụng cho quần đảo Trường Sa: "Là những khu vực tranh chấp, quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong có thể được định nghĩa là lãnh thổ mà hiệp ước sẽ không áp dụng" và Hoa Kỳ đã "liên tục từ chối đưa ra lập trường về bất kỳ yêu sách nào đối với quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong". Vì vậy, ông tự hỏi nên trả lời cha của Marcos như thế nào vì trả lời tiêu cực "làm phức tạp nghiêm trọng nhiệm vụ hiện tại của chúng ta là đàm phán lại thỏa thuận căn cứ" nhưng trả lời tích cực "làm tăng khả năng căng thẳng" và "có thể khuyến khích Marcos theo đuổi các yêu sách của mình đối với quần đảo Trường Sa tích cực hơn". Do đó, ông yêu cầu Ford cho phép ông đưa ra "một câu trả lời mơ hồ" mà họ tiện thể không cam kết theo cách này hay cách khác.
Nguồn : https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76ve12/d353
3. Đạo Luật vùng biển Tây Phillipines của Tổng thống Marcos Jr đã vi phạm nghiêm trọng lãnh hải của Việt Nam ; theo đó tuyên bố của đạo luật này được viện dẫn " các đặc điểm thủy triều cao được bao phủ bởi Nhóm đảo Kalayaan ở Biển Tây Philippines sẽ có lãnh hải rộng mười hai hải lý "
Tuyên bố mù mờ này để chuẩn bị một bước quan trọng hơn là tuyên bố Trường Sa và các bãi cạn xung quanh sẽ trở thành 1 phần của Phillipines ; vì đây là một động thái pháp lý quan trọng, bởi vì theo UNCLOS (Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển), chỉ có lãnh thổ có chủ quyền mới có thể tạo ra vùng biển lãnh hải
Nguồn : https://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm
4. Và tình hình trở nên tồi tệ hơn với dự luật thứ hai, Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo : Đạo luật này cho phép Philippines chỉ định và kiểm soát các tuyến đường biển qua những gì mà nước này hiện tuyên bố là "vùng biển quần đảo" - bao gồm cả các khu vực tranh chấp này.
Rõ ràng Phillipines đang cố tình thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp. khi tuyên bố chủ quyền thông qua Đạo luật về vùng biển, sau đó nước này điều chỉnh hoạt động hàng hải qua vùng biển "của mình" bằng Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo ; đây là quá trình 2 bước
5. Các quốc gia xung quanh chỉ có mỗi Trung Quốc phản ứng với 2 đạo luật trên
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã triệu tập đại sứ Philippines hôm 8/11 để bày tỏ sự phản đối đối với hai luật mới của quốc gia Đông Nam Á, trong đó khẳng định quyền hàng hải và chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã đưa ra "những lời phản đối nghiêm túc" với đại sứ ngay sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ký Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển của Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, Mao Ninh, nói rằng luật Vùng biển "bao trùm bất hợp pháp hầu hết Đảo Hoàng Nham và Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc cùng các khu vực hàng hải liên quan trong các vùng biển của Philippines", khi sử dụng tên tiếng Trung của Bãi cạn Scarborough và Quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại The Hague, trong đó tuyên bố các yêu sách hàng hải mở rộng của nước này đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, trong một vụ kiện do Manila đệ trình. Hoa Kỳ, một đồng minh của Philippines, ủng hộ phán quyết của tòa án.
Nguồn : https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-trieu-tap-dai-su-philippines-ve-luat-hang-hai-moi/7856778.html
6. Đáng sợ nhất là Mỹ đang ủng hộ Phillipines chiếm hết Trường Sa
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ , Matthew Miller đã ca ngợi 2 đạo luật mới của Phillipines là tôn trọng luật pháp quốc tế ???
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Nicholas Burns, gần đây đã đưa ra dấu hiệu đầu tiên về sự thay đổi trong lập trường của Hoa Kỳ, tuyên bố rằng "tất cả các nước còn lại trên thế giới đều hiểu điều đó và công nhận rằng đây là lãnh thổ có chủ quyền của Philippines" liên quan đến Bãi cạn Second Thomas và Bãi cạn Scarborough - một tuyên bố rõ ràng là sai khi xét đến công hàm năm 2020 của Anh, Pháp và Đức nêu rõ rằng họ "không có lập trường" về các yêu sách chủ quyền trong khu vực.
Nguồn :
Khả năng nghiêm trọng nhất là Trường Sa sẽ nằm trong phạm vi của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Phillipines và hải quân Việt Nam sẽ khó tiếp cận hơn trong thời gian tới
Em cũng nghĩ là nên thận trọng với những thông tin kiểu này - bình tĩnh và khách quan. Không loại trừ lôi kéo dư luận VN quay sang chọi nhau với dân mạng Phi nên thêm thông tin nhiều chiều cho rõEm đọc các bình luận của TQ thì việc này là 1 động thái hưởng ứng sự đắc cử của Trump. Trump lên sẽ tăng cường tấn công TQ trên mọi mặt trận. Hướng này đi xa nhất sẽ là Mỹ đóng quân trên 1 đảo ở Trường Sa (mà Philipines đang chiếm). Bên dư luận TQ cho là VN ngầm đồng ý việc này. Việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ ngăn chặn khả năng TQ tổ chức một hành động quân sự bất ngờ để đánh chiếm đảo trong tương lai.
Con tàu đó vẫn đang trong biên chế của hải quân Phi. Tàu khựa mà tấn công vào đó là vào hiệp ước giữa Mỹ và Phi đấy. Đây là cái cơ không thể tốt hơn cho Mỹ nhảy vàoCó cái tàu hải quân, ủi bãi của Phi mà thằng Mỹ còn ỡm ờ mãi không trả lời là nếu TQ úp sọt cái đống sắt vụn đấy thì có vi phạm hiệp ước Mỹ - Phi hay không kìa cụ.
Nhiệm vụ chính của Mỹ là khuấy mứt lên cho các ông xung quanh cùng ngửi thôi, nó ko ghé mũi vào đâu chứ đừng nói nhúng tay vô dọn.
Mỹ nó làm thì cần gì phải được thằng nào đồng ý.Em đọc các bình luận của TQ thì việc này là 1 động thái hưởng ứng sự đắc cử của Trump. Trump lên sẽ tăng cường tấn công TQ trên mọi mặt trận. Hướng này đi xa nhất sẽ là Mỹ đóng quân trên 1 đảo ở Trường Sa (mà Philipines đang chiếm). Bên dư luận TQ cho là VN ngầm đồng ý việc này. Việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ ngăn chặn khả năng TQ tổ chức một hành động quân sự bất ngờ để đánh chiếm đảo trong tương lai.
Đúng rồi.Mỹ nó làm thì cần gì phải được thằng nào đồng ý.
Mà Mỹ nó đóng quân ở đảo Phi làm gì nhỉ, thà nó mở rộng căn cứ hoặc lập thêm căn cứ trên đất phi còn khả thi hơn nhiều.
Cho em hỏi cụ xem ở đâu vậy, e soi trên ggmap nó vẫn là hình cũ.Hôm trước xem ảnh vệ tinh thấy biến đổi khí hậu khiến dòng chảy bồi đắp phù sa cho các đảo của mình nhiều quá, có đảo gì sắp thành đảo lớn nhất hơn cả TSL rồi thì phải