- Biển số
- OF-95868
- Ngày cấp bằng
- 18/5/11
- Số km
- 538
- Động cơ
- 405,840 Mã lực
Phiên tòa kỳ lạ
07/10/2011 10:30
Suốt phiên tòa, bị cáo không trả lời được câu nào trọn vẹn, chỉ toàn gật và lắc đầu theo lời nhắc của người thân ngồi phía sau. Gia đình cho biết bị cáo bị ngớ ngẩn từ nhỏ, khuôn mặt dị dạng, tóc lưa thưa và không có răng. Ấy vậy mà tòa vẫn xử và tuyên án.
Bị cáo đó là Nguyễn Văn Đặng, 24 tuổi, ngụ tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An.
Phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Long An diễn ra ngày 28-9, bị cáo Nguyễn Văn Đặng ngồi co ro, run rẩy. Khi chủ tọa hỏi: “Bị cáo có phải là Nguyễn Văn Đặng không?”, Đặng gãi đầu, ậm ừ gì đó không ai nghe được. Tòa lại hỏi: “Bị cáo sinh năm 1987 phải không?”. Đặng cũng ậm ừ rồi lí nhí gì đó. Lúc này, tòa phải kêu ông Nguyễn Thành Lâm (cha của Đặng) lên trả lời thay con. Đứng trước vành móng ngựa cùng con, người cha già khắc khổ đã hơn 65 tuổi run rẩy: “Tui là cha cháu Đặng, có gì tòa cứ hỏi tui. Con tui bị ngu ngơ từ nhỏ, nó không hiểu và cũng không biết trả lời gì đâu”.
Bị cáo Nguyễn Văn Đặng và mẹ òa khóc khi Đặng được hưởng án treo - Ảnh: Kim Tuyến“Ở tù là gì?”
Nguyễn Văn Đặng đã bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm ngày 28-6-2011, tuyên phạt 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và phải bồi thường cho nạn nhân hơn 78 triệu đồng. Theo án sơ thẩm, ngày 1-5-2010 trong lúc không có ai canh chừng, Đặng lén lấy xe máy của gia đình chạy ra tỉnh lộ 825. Vừa đi được 4km, Đặng lấn lề trái gây tai nạn cho anh L.V.H., khiến anh này bị chấn thương sọ não và gãy xương hàm, thương tật 51%.
Bà Lê Thị Mỹ, mẹ bị cáo Đặng, cứ sụt sùi nhìn con trai đã ngồi tù từ hơn ba tháng nay. Bà Mỹ cho biết gia đình có hai con trai từ khi sinh ra đã có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ. Những lúc trời nắng nóng, Đặng thường bị lên cơn cáu giận, co giật, bấn loạn... Bà phải xối nước lạnh lên người thì Đặng mới tỉnh lại. Vậy mà giờ đây Đặng phải đứng trước vành móng ngựa. Đau lòng nhất là khi gặp lại con ở tòa, bà Mỹ hỏi thăm con những ngày ở tù thế nào, Đặng lí nhí: “Ở tù là gì?”.
Bà Mỹ đưa tay quệt nước mắt, kể tiếp: “Nhìn thấy con bị bắt mà tôi cứ ngỡ ngàng. Con tôi bị thần kinh từ nhỏ, cả ấp Bình Điền 1 ai cũng biết. Chính quyền địa phương cũng đã xác nhận. Gia đình tôi yêu cầu giám định tâm thần cho cháu thì Bệnh viện Đa khoa Long An giám định với kết quả cháu bình thường. Tôi biết điều đó vô lý nhưng không biết phải làm sao nữa”.
Ông Lâm nghẹn ngào: “Hôm bị tai nạn, không có ai giúp đưa thằng Đặng đi bệnh viện. Khi tôi đến, nó vẫn còn nằm trên vũng máu, nước mưa ngập hết nửa người, tưởng đâu nó chết lúc đó rồi”. Theo hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy, Đặng bị tụ máu não, giập phổi, gãy xương đùi, phải phẫu thuật.
Lo lắng cho con
Vợ chồng ông Lâm đã phải đi vay nợ bà con làng xóm để đóng án phí (án phí dân sự gần 4 triệu đồng). Không biết chữ, nghe mọi người nói phải có luật sư bào chữa mới mong công bằng, ông bà lại cầm cố căn nhà rách nát để có 11 triệu đồng trả tiền cho luật sư Nguyễn Anh Trí. Hôm ra tòa, hai vợ chồng mặc bộ quần áo cũ kỹ, bà kẹp chiếc kẹp tóc gãy hết phân nửa, ông đi đôi dép mòn lẳn.
Hằng ngày, người cha già 65 tuổi phải đi cuốc đất thuê trên những cánh đồng mía. Ông cố cuốc thật nhiều, thật nhanh để ráng kiếm được tiền trả bớt được đồng nào hay đồng ấy số tiền phải bồi thường. Còn bà Mỹ ngày ngày đi cấy mướn từ đầu trên đến xóm dưới. Hết vụ cấy, ai thuê gì bà cũng làm. Vốn sợ thủ tục giấy tờ nhưng vì con, ông Lâm đi khắp nơi, từ ấp đến huyện để xin bảo lãnh cho con.
Ngày 21-9 phiên tòa phúc thẩm được mở (lần đầu). Chủ tọa hỏi: “Bị cáo có bị bắt giam chưa?”. Đặng ngây ngô như đứa trẻ chưa một lần đến trường, lo sợ, ú ớ nhìn quanh... Tòa hoãn xử. Hai vợ chồng ông Lâm đứng như trời trồng nhìn con bị dẫn giải về trại giam.
Nỗi đau tiếp tục ập đến gia đình ông Lâm khi người em ruột của ông đột ngột qua đời vài ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm lần 2 dự kiến diễn ra (ngày 28-9). Chôn cất em xong, ông Lâm trở nên ít nói, cứ lầm lũi làm thuê kiếm tiền trả nợ. Bản thân ông cũng đau bệnh nhiều. “Vợ chồng già tui cũng như chú nó như ngọn đèn treo trước gió, chẳng biết tắt lúc nào. Chỉ sợ không lo được cho con mà đã ra đi thì mang tội với con. Giờ còn hơi thở nào, tui và bà nó ráng lo đến đó” - ông Lâm thở dài.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo chẳng trả lời được câu nào, thậm chí cũng không nói được lời sau cùng, mà chỉ có những lời “thay thế” của ông Nguyễn Văn Lâm:
“Kính thưa tòa, mong tòa xem xét xử nhẹ cho con tôi. Nó năm nay hai mươi mấy tuổi rồi mà không biết gì cả. Tôi là cha nó, tôi xin thay con nộp tất cả án phí và tiền bồi thường cho bên bị hại (...). Mong tòa xử nhẹ hình phạt cho con tôi. Tôi hứa khi về địa phương, sẽ kèm cặp giáo dục con. Nó không được như người ta, tôi là cha nó nên tôi xin thay con làm hết những nghĩa vụ liên quan...”.
Và tòa đã tuyên phạt Đặng 2 năm tù treo và 4 năm thử thách. Công an tháo còng tay cho Đặng. Hai vợ chồng ông Lâm lao tới ôm chầm lấy con khóc nức nở. Đặng cũng không hiểu gì, ú ớ gì đó không ai nghe được. Thấy cha mẹ, người thân ai nấy đều khóc,
Đặng cũng khóc theo.
07/10/2011 10:30
Suốt phiên tòa, bị cáo không trả lời được câu nào trọn vẹn, chỉ toàn gật và lắc đầu theo lời nhắc của người thân ngồi phía sau. Gia đình cho biết bị cáo bị ngớ ngẩn từ nhỏ, khuôn mặt dị dạng, tóc lưa thưa và không có răng. Ấy vậy mà tòa vẫn xử và tuyên án.
Bị cáo đó là Nguyễn Văn Đặng, 24 tuổi, ngụ tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An.
Phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Long An diễn ra ngày 28-9, bị cáo Nguyễn Văn Đặng ngồi co ro, run rẩy. Khi chủ tọa hỏi: “Bị cáo có phải là Nguyễn Văn Đặng không?”, Đặng gãi đầu, ậm ừ gì đó không ai nghe được. Tòa lại hỏi: “Bị cáo sinh năm 1987 phải không?”. Đặng cũng ậm ừ rồi lí nhí gì đó. Lúc này, tòa phải kêu ông Nguyễn Thành Lâm (cha của Đặng) lên trả lời thay con. Đứng trước vành móng ngựa cùng con, người cha già khắc khổ đã hơn 65 tuổi run rẩy: “Tui là cha cháu Đặng, có gì tòa cứ hỏi tui. Con tui bị ngu ngơ từ nhỏ, nó không hiểu và cũng không biết trả lời gì đâu”.
Bị cáo Nguyễn Văn Đặng và mẹ òa khóc khi Đặng được hưởng án treo - Ảnh: Kim Tuyến
Nguyễn Văn Đặng đã bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm ngày 28-6-2011, tuyên phạt 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và phải bồi thường cho nạn nhân hơn 78 triệu đồng. Theo án sơ thẩm, ngày 1-5-2010 trong lúc không có ai canh chừng, Đặng lén lấy xe máy của gia đình chạy ra tỉnh lộ 825. Vừa đi được 4km, Đặng lấn lề trái gây tai nạn cho anh L.V.H., khiến anh này bị chấn thương sọ não và gãy xương hàm, thương tật 51%.
Bà Lê Thị Mỹ, mẹ bị cáo Đặng, cứ sụt sùi nhìn con trai đã ngồi tù từ hơn ba tháng nay. Bà Mỹ cho biết gia đình có hai con trai từ khi sinh ra đã có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ. Những lúc trời nắng nóng, Đặng thường bị lên cơn cáu giận, co giật, bấn loạn... Bà phải xối nước lạnh lên người thì Đặng mới tỉnh lại. Vậy mà giờ đây Đặng phải đứng trước vành móng ngựa. Đau lòng nhất là khi gặp lại con ở tòa, bà Mỹ hỏi thăm con những ngày ở tù thế nào, Đặng lí nhí: “Ở tù là gì?”.
Bà Mỹ đưa tay quệt nước mắt, kể tiếp: “Nhìn thấy con bị bắt mà tôi cứ ngỡ ngàng. Con tôi bị thần kinh từ nhỏ, cả ấp Bình Điền 1 ai cũng biết. Chính quyền địa phương cũng đã xác nhận. Gia đình tôi yêu cầu giám định tâm thần cho cháu thì Bệnh viện Đa khoa Long An giám định với kết quả cháu bình thường. Tôi biết điều đó vô lý nhưng không biết phải làm sao nữa”.
Ông Lâm nghẹn ngào: “Hôm bị tai nạn, không có ai giúp đưa thằng Đặng đi bệnh viện. Khi tôi đến, nó vẫn còn nằm trên vũng máu, nước mưa ngập hết nửa người, tưởng đâu nó chết lúc đó rồi”. Theo hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy, Đặng bị tụ máu não, giập phổi, gãy xương đùi, phải phẫu thuật.
Lo lắng cho con
Vợ chồng ông Lâm đã phải đi vay nợ bà con làng xóm để đóng án phí (án phí dân sự gần 4 triệu đồng). Không biết chữ, nghe mọi người nói phải có luật sư bào chữa mới mong công bằng, ông bà lại cầm cố căn nhà rách nát để có 11 triệu đồng trả tiền cho luật sư Nguyễn Anh Trí. Hôm ra tòa, hai vợ chồng mặc bộ quần áo cũ kỹ, bà kẹp chiếc kẹp tóc gãy hết phân nửa, ông đi đôi dép mòn lẳn.
Hằng ngày, người cha già 65 tuổi phải đi cuốc đất thuê trên những cánh đồng mía. Ông cố cuốc thật nhiều, thật nhanh để ráng kiếm được tiền trả bớt được đồng nào hay đồng ấy số tiền phải bồi thường. Còn bà Mỹ ngày ngày đi cấy mướn từ đầu trên đến xóm dưới. Hết vụ cấy, ai thuê gì bà cũng làm. Vốn sợ thủ tục giấy tờ nhưng vì con, ông Lâm đi khắp nơi, từ ấp đến huyện để xin bảo lãnh cho con.
Ngày 21-9 phiên tòa phúc thẩm được mở (lần đầu). Chủ tọa hỏi: “Bị cáo có bị bắt giam chưa?”. Đặng ngây ngô như đứa trẻ chưa một lần đến trường, lo sợ, ú ớ nhìn quanh... Tòa hoãn xử. Hai vợ chồng ông Lâm đứng như trời trồng nhìn con bị dẫn giải về trại giam.
Nỗi đau tiếp tục ập đến gia đình ông Lâm khi người em ruột của ông đột ngột qua đời vài ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm lần 2 dự kiến diễn ra (ngày 28-9). Chôn cất em xong, ông Lâm trở nên ít nói, cứ lầm lũi làm thuê kiếm tiền trả nợ. Bản thân ông cũng đau bệnh nhiều. “Vợ chồng già tui cũng như chú nó như ngọn đèn treo trước gió, chẳng biết tắt lúc nào. Chỉ sợ không lo được cho con mà đã ra đi thì mang tội với con. Giờ còn hơi thở nào, tui và bà nó ráng lo đến đó” - ông Lâm thở dài.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo chẳng trả lời được câu nào, thậm chí cũng không nói được lời sau cùng, mà chỉ có những lời “thay thế” của ông Nguyễn Văn Lâm:
“Kính thưa tòa, mong tòa xem xét xử nhẹ cho con tôi. Nó năm nay hai mươi mấy tuổi rồi mà không biết gì cả. Tôi là cha nó, tôi xin thay con nộp tất cả án phí và tiền bồi thường cho bên bị hại (...). Mong tòa xử nhẹ hình phạt cho con tôi. Tôi hứa khi về địa phương, sẽ kèm cặp giáo dục con. Nó không được như người ta, tôi là cha nó nên tôi xin thay con làm hết những nghĩa vụ liên quan...”.
Và tòa đã tuyên phạt Đặng 2 năm tù treo và 4 năm thử thách. Công an tháo còng tay cho Đặng. Hai vợ chồng ông Lâm lao tới ôm chầm lấy con khóc nức nở. Đặng cũng không hiểu gì, ú ớ gì đó không ai nghe được. Thấy cha mẹ, người thân ai nấy đều khóc,
Đặng cũng khóc theo.