- Biển số
- OF-109249
- Ngày cấp bằng
- 16/8/11
- Số km
- 386
- Động cơ
- 395,110 Mã lực
Đề xuất thu phí lưu hành của Bộ Giao thông Vận tải bị cho là cào bằng, người đi mỗi tháng vài trăm km phải đóng mức phí tương đương với người đi hàng ngàn km.
Những bài viết đầy tâm huyết và tâm trạng của độc giả như "Thu phí lưu hành xe là đổ gánh nặng cho dân" (Hữu Công), "Phí lưu hành xe là 'rất nhân văn'" (Quang Minh), "Phí lưu hành xe - râu ông giàu cắm cằm bà nghèo?" (Ngô Vĩnh Yên - Nguyễn Thanh Tuân)... đã nhận được hàng trăm bình luận. Hầu hết các chia sẻ đều phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Độc giả Robinson khẳng định: "Thu phí xe lưu hành không thể giải quyết được tình trạng tắc đường. Bản thân người dân khi sử dụng phương tiện giao thông đã đóng thuế cho nhà nước kể từ khi mua xe, đăng ký xe, rồi phí đó cũng được thu qua xăng, dầu, phí cầu đường... đều đã có thuế cho nhà nước".
Do Dao đồng quan điểm: "Thu phí để hạn chế người dân dùng các phương tiện cá nhân, vậy tại sao không xem và nhìn lại kẹt xe do đâu và vì đâu? Đường sá xuống cấp trầm trọng, lô cốt thì mọc lên không ngừng (làm xong thì không ai dám đi), mỗi lúc kẹt xe thì trong đó có đến 5 chiếc xe bus ngang dọc theo nhiều hướng. Xe bus thì chạy như điên trên đường phố, dịch vụ xe công cộng tồi và xuống cấp, khí thải từ xe bus gấp cả ngàn chiếc xe máy... Thu phí như thế để làm gì? Chỉ để tăng tiền cho nhà nước và thêm gánh nặng cho dân. Thu phí để sửa đường ư? Cái đó phải chờ xem. Đi xe công thì không thu phí, hợp lý chăng. Công bằng chăng?".
Xe buýt mạnh xe nào xe nấy vượt khi đi qua bùng binh. Ảnh: Hoàng Hà. Không ít ý kiến phủ nhận hoàn toàn: "Tôi thấy thu phí như vậy không giải quyết được vấn đề gì cả. Bỏ ra 500.000 mỗi năm để được tiếp tục sử dụng xe máy còn hơn là phải đi xe bus như bây giờ thì 99,9% người dân sẵn sàng. Còn đối với thu phí ôtô cũng chẳng giải quyết được gì cả. Người mà đã mua được ôtô thì họ đóng 50 triệu để được đi ôtô thì cũng không ăn nhằm gì với họ", như quan điểm của người có nickname Cuccu. Hay: "Tôi nghĩ cách thu phí này hoàn toàn không hợp lý. Một mặt nguyên nhân của kẹt xe ở TP HCM không chỉ là do người dân dùng phương tiện cá nhân nhiều mà do nhiều nguyên nhân khác mà ai cũng nghĩ ra được đó là đường sá chật hẹp, thường xuyên có lô cốt, ý thức người lái xe, quy hoạch đường sá chưa tốt và phương tiện công cộng chưa đảm bảo nhu cầu của người dân", theo độc giả tên Minh.
"Tôi thấy khoản thu phí này hết sức vô lý. Hiện nay cả nước có khoảng 36,7 triệu xe máy và 2 triệu xe ôtô đang lưu hành. Nếu lấy số này nhân với mức thu phí tối thiểu cho hai loại xe trên thì sẽ ra con số khoảng 60.000 tỷ (Sáu mươi ngàn tỷ). Người dân phải nộp phí mỗi năm là 60.000 tỷ. Một con số khủng khiếp! Nó không thể gọi là 'phí' mà phải gọi là 'thuế'. 'Thuế phương tiện'. Các hãng vận tải hành khách và hàng hóa sẽ phân bổ khoản phí này vào giá cước vận tải. Như vậy là người dân vừa phải bỏ một khoản kinh phí khổng lồ 60.000 tỷ mỗi năm để đóng phí vừa phải chịu thêm một cơn bão giá ập vào. Thử hỏi người dân sẽ sống ra sao?", là băn khoăn của độc giả H. Cường.
Độc giả tên Ngọc Tuyến còn cho đề xuất là tối kiến bởi: "Để mưu sinh thì người dân buộc phải đi lại, đó là nhu cầu chính đáng vì vậy dù có phải đóng phí bao nhiêu thì người dân cũng phải oằn mình ra mà trả và cũng không thể hạn chế được phương tiện tham gia giao thông. Nếu thực hiện thu phí như vậy sẽ dẫn đến thường xuyên kẹt đường thêm nữa lý do cảnh sát giao thông sẽ có thêm cớ để chặn xe để xét hỏi".
Độc giả Bùi Thị Chi đề xuất ngược lại: "Muốn người dân hạn chế đi xe cá nhân thì nhà nước phải coi lại dịch vụ xe công cộng đã. Ví dụ như tôi nhà ở phà Cát Lái, làm việc ở gần chợ Văn Thánh cũ. Tôi đi mô tô chỉ mất khoảng 30 phút nhưng tôi đi xe buýt thì phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ mới tới chỗ làm. Tôi cũng tính đi xe cá nhân từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà một ngày tốn khoảng 10 ngàn tiền xăng. Trong khi đó đi xe buýt cũng từ nhà đến công ty rồi từ công ty về nhà tốn cũng mất 8 ngàn tiền xăng rồi. Vậy thử hỏi xem đi cái nào sẽ tiện hơn? Chắc chắn tôi xe chọn đi xe mô tô chứ không đi xe buýt rồi".
Còn câu hỏi của độc giả Lê Mạnh Hùng đặt ra là: "Nếu 1/4 số người đang sử dụng phương tiện cá nhân nay chuyển sang phương tiện công cộng thì liệu có đáp ứng được không? Thay vào các phương tiện cá nhân tạm thời không sử dụng bằng các phương tiện công cộng liệu sẽ giảm ùn tắc giao thông được bao nhiêu phần trăm? Tại sao xe công không phải đóng phí này? Do phí giao thông cao nên giá cả các mặt hàng sẽ tăng lên bao nhiêu %? Bộ trưởng đã làm việc với các ngành giá-lương-tiền chưa? Hậu quả này thật là khó lường cho nền kinh tế Việt Nam".
Hơn thế, không phải chỉ người giàu mới đi ôtô như độc giả Trung bày tỏ. "Đâu phải cứ có ôtô là giàu, còn bao nhiêu người sống bằng nghề lái xe, chở khách, xe chở hàng... Kiếm tiền thì ngày một khó, giá cả thì leo thang. Giờ lại thêm khoản 20-50 triệu cho phí lưu hành ôtô. Còn xe máy, đừng nghĩ 80.000 là nhỏ, có những người thu nhập cả tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, thêm 80.000 cũng là một gánh nặng đấy. Xe công cộng dù sao cũng chỉ các nhân viên văn phòng, các cán bộ ngồi một chỗ trong công sở là dùng được thôi. Không ai đi xe bus đi giao bánh pizza cả, chẳng ai ngồi tàu điện đi phát công văn chứng từ chuyển phát nhanh... Muốn đẩy mạnh phương tiện công cộng thì phải làm cho nó trở nên hữu dụng, chứ không phải là tìm cách ép phương tiện cá nhân.
Tôi đang sống ở Trung Quốc, phí ôtô bao nhiêu tôi chưa rõ vì cũng không đủ tiền mua ôtô, nhưng tôi có xe máy và thích thì cứ chạy thoải mái, chẳng ai thu phí gì cả, nhưng tôi vẫn rất ít đi xe riêng, vì xe công cộng quá nhanh, an toàn và tiện lợi. Kể cả những người có ôtô cũng không phải lúc nào cũng đi, vì đi đến đâu lại phải lo tìm chỗ đỗ, mặc dù các bãi đỗ xe rất nhiều và hiện đại nhưng thường thì phải đi bộ khá xa nên họ cũng tự thấy ngại".
Cũng có kinh nghiệm từ nước ngoài là độc giả Nguyen Minh Thien: "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ cũng thu loại phí giao thông như Bộ GTVT đề xuất. Nhưng mức phí của họ thấp hơn nhiều, trong khi thu nhập của họ gấp chúng ta vài chục lần. Vậy thì căn cứ vào đâu mà các vị của chúng ta đưa ra mức phí như vậy? Rồi tất cả gánh nặng đó lại đè lên đầu người dân!".
Hay như góp ý của độc giả Minh Khang: "Ở Mỹ người ta cũng thu phí nhưng tiền đó người ta đưa vào sửa chữa đường sá và mở rộng đường cho dân họ đi. Mà khoản thu đâu có cao, ở tiểu bang nào mà thu cao nhất cho một xe ôtô là 95 USD/năm, và tiểu bang thu thấp nhất là 80 USD/năm. Vậy thiết nghĩ, Việt Nam thu phí như vậy có hợp lệ không? Xin các cấp xem xét lại, để người dân không bức xúc".
Nhiều đề xuất được độc giả đưa ra. Với nickname Gina Nguyen là: "Phương tiện cá nhân bùng phát là do phương tiện công cộng yếu kém. Vi phạm luật Giao thông vì người dân ý thức luật kém. Trong khi không có phương tiện truyền thông hiệu quả nào hướng dẫn, kêu gọi mọi người phải chấp hành đúng luật. Hiện tượng dừng, đậu xe ngay dưới lòng đường, hàng quán bán chiếm hết vỉa hè... cũng góp phần làm ùn tắt giao thông. Tại sao không dùng biện pháp chấn chỉnh hiệu quả để giúp người dân có ý thức hơn?".
Bạn Nguyễn Châu Bửu có ý kiến: "Để hạn chế nạn kẹt xe theo ý kiến của cá nhân tôi thứ nhất là tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân. Thứ hai là hỗ trợ khuyến khích người dân mua nhà sống ở ngoại ô để giảm lượng người sinh sống trong thành phố. Thứ ba là phát triển hệ thống phương tiện đi lại từ ngoại ô đến nội ô thành phố như tàu điện ngầm và nâng cấp lại cơ sở hạ tầng đường bộ, khuyến khích, hỗ trợ người dân mua xe ôtô".
"Giải pháp công khai chưa có, thu phí dùng vào việc gì?", một độc giả tên Nghèo băn khoăn. "Cơ quan quản lý chắc đang đi vào ngõ cụt...? Nhiều loại thuế, nhiều loại phí... đóng góp xây dựng đất nước nhưng hạ tầng giao thông vẫn phát triển chậm so với phát triển phương tiện giao thông. Vậy thu thêm phí có cải thiện hơn không? Theo tôi, để giảm phương tiện cá nhân hữu hiệu nhất là: Đóng cửa các nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy trong nước; Cấm nhập khẩu các phương tiện ôtô, xe máy. Như vậy kết hợp với nâng cấp hạ tầng giao thông thì đương nhiên phương tiện giao thông cá nhân sẽ giảm".
Ngoài ra, độc giả phản đối còn do phí được thu theo kiểu cào bằng. "Theo quan điểm cá nhân của tôi, phải tính toán thu phí lưu hành làm sao để cho người nào đi nhiều, sử dụng nhiều sẽ phải nộp nhiều phí, không thể có chuyện một người một ngày đi làm vài km cũng phải chị phí lưu hành bằng những người đi vài chục hoặc vài trăm km. Tôi xin đưa ra một phương pháp có thể thu phí lưu hành đảm bảo được tính công bằng là "thu phí lưu hành trên cơ sở cộng thêm tiền vào giá xăng, dầu" của các phương tiện giao thông" (Nguyễn Anh Tuấn).
Độc giả Nguyễn Phúc Tâm phát biểu: "Vấn đề là không thể bổ đầu, cào bằng cho tất cả các loại phương tiện là mỗi năm là 500 ngàn hay 20 triệu vì có phương tiện đi ít, đi nhiều, có phương tiện không tham gia vào những nơi thường xuyên ùn tắc. Dù ủng hộ việc thu phí, nhưng Bộ GTVT phải đảm bảo là sẽ giảm bao nhiêu phần trăm của sự ách tắc. Thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT tôi chỉ thấy nhóm các nhà đầu tư vào hạ tầng là có lợi, ngân sách có thể thêm chục ngàn tỷ mỗi năm, nhưng người dân thì nghèo đi và bài toán giảm ùn tắc chưa thể giải quyết được vì người dân không có phương tiện thay thế".
Độc giả Nguyễn Văn Hồng bày tỏ quan điểm: "Nếu thu theo đầu xe hiện có sẽ không đảm bảo công bằng. Vì sẽ có xe đi nhiều đi ít, có xe hàng tháng mới đi một đến 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 km, như người đã về hưu. Trong khi có xe ngày nào cũng đi, mỗi ngày hàng chục lần, mỗi lần không dưới 20 km, như những người làm ăn buôn bán. Như vậy người về hưu và người làm ăn buôn bán đều chịu phí lưu thông cho xe máy như nhau là rất không công bằng".
Nickname Anhtdhp thể hiện mong muốn giống như hy vọng của phần lớn độc giả: "Hy vọng Bộ trưởng Thăng đọc và hiểu cho dân về vấn đề này. Cái giải pháp của ông thì với người khá giả chả thấm tháp vào đâu. Họ sẵn sàng đóng phí để không phải di chuyển một cách cực hình trên xe bus. Chỉ chết người nghèo mà thôi. Cái xe máy nó gắn với kế sinh nhai của họ giờ cuộc sống khó khăn lại gánh thêm từng đó thuế không hiểu họ sống sao?".
Những bài viết đầy tâm huyết và tâm trạng của độc giả như "Thu phí lưu hành xe là đổ gánh nặng cho dân" (Hữu Công), "Phí lưu hành xe là 'rất nhân văn'" (Quang Minh), "Phí lưu hành xe - râu ông giàu cắm cằm bà nghèo?" (Ngô Vĩnh Yên - Nguyễn Thanh Tuân)... đã nhận được hàng trăm bình luận. Hầu hết các chia sẻ đều phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Độc giả Robinson khẳng định: "Thu phí xe lưu hành không thể giải quyết được tình trạng tắc đường. Bản thân người dân khi sử dụng phương tiện giao thông đã đóng thuế cho nhà nước kể từ khi mua xe, đăng ký xe, rồi phí đó cũng được thu qua xăng, dầu, phí cầu đường... đều đã có thuế cho nhà nước".
Do Dao đồng quan điểm: "Thu phí để hạn chế người dân dùng các phương tiện cá nhân, vậy tại sao không xem và nhìn lại kẹt xe do đâu và vì đâu? Đường sá xuống cấp trầm trọng, lô cốt thì mọc lên không ngừng (làm xong thì không ai dám đi), mỗi lúc kẹt xe thì trong đó có đến 5 chiếc xe bus ngang dọc theo nhiều hướng. Xe bus thì chạy như điên trên đường phố, dịch vụ xe công cộng tồi và xuống cấp, khí thải từ xe bus gấp cả ngàn chiếc xe máy... Thu phí như thế để làm gì? Chỉ để tăng tiền cho nhà nước và thêm gánh nặng cho dân. Thu phí để sửa đường ư? Cái đó phải chờ xem. Đi xe công thì không thu phí, hợp lý chăng. Công bằng chăng?".
"Tôi thấy khoản thu phí này hết sức vô lý. Hiện nay cả nước có khoảng 36,7 triệu xe máy và 2 triệu xe ôtô đang lưu hành. Nếu lấy số này nhân với mức thu phí tối thiểu cho hai loại xe trên thì sẽ ra con số khoảng 60.000 tỷ (Sáu mươi ngàn tỷ). Người dân phải nộp phí mỗi năm là 60.000 tỷ. Một con số khủng khiếp! Nó không thể gọi là 'phí' mà phải gọi là 'thuế'. 'Thuế phương tiện'. Các hãng vận tải hành khách và hàng hóa sẽ phân bổ khoản phí này vào giá cước vận tải. Như vậy là người dân vừa phải bỏ một khoản kinh phí khổng lồ 60.000 tỷ mỗi năm để đóng phí vừa phải chịu thêm một cơn bão giá ập vào. Thử hỏi người dân sẽ sống ra sao?", là băn khoăn của độc giả H. Cường.
Độc giả tên Ngọc Tuyến còn cho đề xuất là tối kiến bởi: "Để mưu sinh thì người dân buộc phải đi lại, đó là nhu cầu chính đáng vì vậy dù có phải đóng phí bao nhiêu thì người dân cũng phải oằn mình ra mà trả và cũng không thể hạn chế được phương tiện tham gia giao thông. Nếu thực hiện thu phí như vậy sẽ dẫn đến thường xuyên kẹt đường thêm nữa lý do cảnh sát giao thông sẽ có thêm cớ để chặn xe để xét hỏi".
Độc giả Bùi Thị Chi đề xuất ngược lại: "Muốn người dân hạn chế đi xe cá nhân thì nhà nước phải coi lại dịch vụ xe công cộng đã. Ví dụ như tôi nhà ở phà Cát Lái, làm việc ở gần chợ Văn Thánh cũ. Tôi đi mô tô chỉ mất khoảng 30 phút nhưng tôi đi xe buýt thì phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ mới tới chỗ làm. Tôi cũng tính đi xe cá nhân từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà một ngày tốn khoảng 10 ngàn tiền xăng. Trong khi đó đi xe buýt cũng từ nhà đến công ty rồi từ công ty về nhà tốn cũng mất 8 ngàn tiền xăng rồi. Vậy thử hỏi xem đi cái nào sẽ tiện hơn? Chắc chắn tôi xe chọn đi xe mô tô chứ không đi xe buýt rồi".
Còn câu hỏi của độc giả Lê Mạnh Hùng đặt ra là: "Nếu 1/4 số người đang sử dụng phương tiện cá nhân nay chuyển sang phương tiện công cộng thì liệu có đáp ứng được không? Thay vào các phương tiện cá nhân tạm thời không sử dụng bằng các phương tiện công cộng liệu sẽ giảm ùn tắc giao thông được bao nhiêu phần trăm? Tại sao xe công không phải đóng phí này? Do phí giao thông cao nên giá cả các mặt hàng sẽ tăng lên bao nhiêu %? Bộ trưởng đã làm việc với các ngành giá-lương-tiền chưa? Hậu quả này thật là khó lường cho nền kinh tế Việt Nam".
Hơn thế, không phải chỉ người giàu mới đi ôtô như độc giả Trung bày tỏ. "Đâu phải cứ có ôtô là giàu, còn bao nhiêu người sống bằng nghề lái xe, chở khách, xe chở hàng... Kiếm tiền thì ngày một khó, giá cả thì leo thang. Giờ lại thêm khoản 20-50 triệu cho phí lưu hành ôtô. Còn xe máy, đừng nghĩ 80.000 là nhỏ, có những người thu nhập cả tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, thêm 80.000 cũng là một gánh nặng đấy. Xe công cộng dù sao cũng chỉ các nhân viên văn phòng, các cán bộ ngồi một chỗ trong công sở là dùng được thôi. Không ai đi xe bus đi giao bánh pizza cả, chẳng ai ngồi tàu điện đi phát công văn chứng từ chuyển phát nhanh... Muốn đẩy mạnh phương tiện công cộng thì phải làm cho nó trở nên hữu dụng, chứ không phải là tìm cách ép phương tiện cá nhân.
Tôi đang sống ở Trung Quốc, phí ôtô bao nhiêu tôi chưa rõ vì cũng không đủ tiền mua ôtô, nhưng tôi có xe máy và thích thì cứ chạy thoải mái, chẳng ai thu phí gì cả, nhưng tôi vẫn rất ít đi xe riêng, vì xe công cộng quá nhanh, an toàn và tiện lợi. Kể cả những người có ôtô cũng không phải lúc nào cũng đi, vì đi đến đâu lại phải lo tìm chỗ đỗ, mặc dù các bãi đỗ xe rất nhiều và hiện đại nhưng thường thì phải đi bộ khá xa nên họ cũng tự thấy ngại".
Cũng có kinh nghiệm từ nước ngoài là độc giả Nguyen Minh Thien: "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ cũng thu loại phí giao thông như Bộ GTVT đề xuất. Nhưng mức phí của họ thấp hơn nhiều, trong khi thu nhập của họ gấp chúng ta vài chục lần. Vậy thì căn cứ vào đâu mà các vị của chúng ta đưa ra mức phí như vậy? Rồi tất cả gánh nặng đó lại đè lên đầu người dân!".
Hay như góp ý của độc giả Minh Khang: "Ở Mỹ người ta cũng thu phí nhưng tiền đó người ta đưa vào sửa chữa đường sá và mở rộng đường cho dân họ đi. Mà khoản thu đâu có cao, ở tiểu bang nào mà thu cao nhất cho một xe ôtô là 95 USD/năm, và tiểu bang thu thấp nhất là 80 USD/năm. Vậy thiết nghĩ, Việt Nam thu phí như vậy có hợp lệ không? Xin các cấp xem xét lại, để người dân không bức xúc".
Nhiều đề xuất được độc giả đưa ra. Với nickname Gina Nguyen là: "Phương tiện cá nhân bùng phát là do phương tiện công cộng yếu kém. Vi phạm luật Giao thông vì người dân ý thức luật kém. Trong khi không có phương tiện truyền thông hiệu quả nào hướng dẫn, kêu gọi mọi người phải chấp hành đúng luật. Hiện tượng dừng, đậu xe ngay dưới lòng đường, hàng quán bán chiếm hết vỉa hè... cũng góp phần làm ùn tắt giao thông. Tại sao không dùng biện pháp chấn chỉnh hiệu quả để giúp người dân có ý thức hơn?".
Bạn Nguyễn Châu Bửu có ý kiến: "Để hạn chế nạn kẹt xe theo ý kiến của cá nhân tôi thứ nhất là tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân. Thứ hai là hỗ trợ khuyến khích người dân mua nhà sống ở ngoại ô để giảm lượng người sinh sống trong thành phố. Thứ ba là phát triển hệ thống phương tiện đi lại từ ngoại ô đến nội ô thành phố như tàu điện ngầm và nâng cấp lại cơ sở hạ tầng đường bộ, khuyến khích, hỗ trợ người dân mua xe ôtô".
"Giải pháp công khai chưa có, thu phí dùng vào việc gì?", một độc giả tên Nghèo băn khoăn. "Cơ quan quản lý chắc đang đi vào ngõ cụt...? Nhiều loại thuế, nhiều loại phí... đóng góp xây dựng đất nước nhưng hạ tầng giao thông vẫn phát triển chậm so với phát triển phương tiện giao thông. Vậy thu thêm phí có cải thiện hơn không? Theo tôi, để giảm phương tiện cá nhân hữu hiệu nhất là: Đóng cửa các nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy trong nước; Cấm nhập khẩu các phương tiện ôtô, xe máy. Như vậy kết hợp với nâng cấp hạ tầng giao thông thì đương nhiên phương tiện giao thông cá nhân sẽ giảm".
Ngoài ra, độc giả phản đối còn do phí được thu theo kiểu cào bằng. "Theo quan điểm cá nhân của tôi, phải tính toán thu phí lưu hành làm sao để cho người nào đi nhiều, sử dụng nhiều sẽ phải nộp nhiều phí, không thể có chuyện một người một ngày đi làm vài km cũng phải chị phí lưu hành bằng những người đi vài chục hoặc vài trăm km. Tôi xin đưa ra một phương pháp có thể thu phí lưu hành đảm bảo được tính công bằng là "thu phí lưu hành trên cơ sở cộng thêm tiền vào giá xăng, dầu" của các phương tiện giao thông" (Nguyễn Anh Tuấn).
Độc giả Nguyễn Phúc Tâm phát biểu: "Vấn đề là không thể bổ đầu, cào bằng cho tất cả các loại phương tiện là mỗi năm là 500 ngàn hay 20 triệu vì có phương tiện đi ít, đi nhiều, có phương tiện không tham gia vào những nơi thường xuyên ùn tắc. Dù ủng hộ việc thu phí, nhưng Bộ GTVT phải đảm bảo là sẽ giảm bao nhiêu phần trăm của sự ách tắc. Thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT tôi chỉ thấy nhóm các nhà đầu tư vào hạ tầng là có lợi, ngân sách có thể thêm chục ngàn tỷ mỗi năm, nhưng người dân thì nghèo đi và bài toán giảm ùn tắc chưa thể giải quyết được vì người dân không có phương tiện thay thế".
Độc giả Nguyễn Văn Hồng bày tỏ quan điểm: "Nếu thu theo đầu xe hiện có sẽ không đảm bảo công bằng. Vì sẽ có xe đi nhiều đi ít, có xe hàng tháng mới đi một đến 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 km, như người đã về hưu. Trong khi có xe ngày nào cũng đi, mỗi ngày hàng chục lần, mỗi lần không dưới 20 km, như những người làm ăn buôn bán. Như vậy người về hưu và người làm ăn buôn bán đều chịu phí lưu thông cho xe máy như nhau là rất không công bằng".
Nickname Anhtdhp thể hiện mong muốn giống như hy vọng của phần lớn độc giả: "Hy vọng Bộ trưởng Thăng đọc và hiểu cho dân về vấn đề này. Cái giải pháp của ông thì với người khá giả chả thấm tháp vào đâu. Họ sẵn sàng đóng phí để không phải di chuyển một cách cực hình trên xe bus. Chỉ chết người nghèo mà thôi. Cái xe máy nó gắn với kế sinh nhai của họ giờ cuộc sống khó khăn lại gánh thêm từng đó thuế không hiểu họ sống sao?".