- Biển số
- OF-34662
- Ngày cấp bằng
- 5/5/09
- Số km
- 567
- Động cơ
- 479,813 Mã lực
Mở đầu em xin có vài lời, đây là bài viết của một cựu phi công đã tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, người thật việc thật. Bác bốt bài trên trang Quân sử, em thấy quá hay nên tha về mời các bác thưởng lãm câu chuyện của những người lính nhà trời. Mạn phép chú phicongtiemkich, cháu xin được copy câu chuyện của chú sang bên mấy bác bò bốn chân cho chú ngắm bắn.
Em biết là trên otofun nhà ta cũng có nhiều thành viên quân sử, đã đọc và đã say mê những câu chuyện, lời văn của những người lính nhà giời, tuy vậy, em vẫn mạn phép được tha về đây cho mọi người cùng xem câu chuyện của những năm tháng hào hùng ấy, hy vọng lớp phi công con cháu của các bác, các chú vẫn giữ được cái cốt cách của các bác các chú đi trước để ngày đêm gìn giữ vùng trời tổ quốc.
@All: Trong quá trình copy & paste không tránh khỏi sót những câu chuyện riêng trao đổi trong quân sử có thể làm mọi người khó hiểu, mong các cụ lượng thứ, nếu sót lời vàng chữ ngọc nào của chú phi công tiêm kích cũng cho cháu xin được lượng thứ.
Kính chào các bác trong Quân sử. Được thằng cháu mới giới thiệu diễn đàn, đọc hồi ký của các đ/c, đồng đội xúc động vô cùng. Rất muốn giao lưu, chia sẻ những ký ức của một thời trai trẻ. Nay mắt đã mờ, tay đánh máy mổ cò một ngón, nét niếc chẳng biết rõ lắm phải nhờ thằng cháu giúp. Có gì thiếu sót rất mong đ/c, đồng đội cảm thông.
Sau khi tốt nghiệp lớp 10 xong thì lớp tôi cả gái lẫn trai nhập ngũ nhiều lắm. Cả nước lên đường, cả nước hướng về Miền Nam, số không nhập ngũ là số thanh niên “khoèo chân, hở rốn”, hoặc do lý lịch gia đình. Cuối tháng 6 năm 1965 thì tôi nhận được giấy báo nhập ngũ; ngày 5 tháng 7 phải có mặt tại nơi tập trung.
Cả huyện Thường Tín lúc bấy giờ chỉ có mỗi mình tôi thôi. Cả tỉnh Hà Đông cũng chỉ được 6 người: Tôi ở Thường Tín, Soát ở Phú Xuyên, Sơn ở Đan Phượng, Thắng ở Trúc Sơn, Đức Lâm và Văn Lâm ở thị xã (sau này Nguyễn Đức Soát trở thành anh hùng các lực lượng vũ trang, Tư lệnh Quân chủng Không quân Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam; Phạm Hồng Sơn là giáo viên của Học viện Không quân; Hoàng Thế Thắng hy sinh trong trận không chiến với F4 của không quân Mỹ vào năm 1972; Nguyễn Đức Lâm hy sinh khi bay thử máy bay ÿK- 52 ở Gia Lâm; Nguyễn Văn Lâm là giáo viên của Học viện Chính trị Quốc gia).
Ngày tôi nhập ngũ là ngày mưa tầm tã, mưa xối xả. Trước đó 1 ngày tôi chia tay với gia đình, họ hàng. Cảm động nhất là cô tôi, khi được tin tôi đi bộ đội, cô đến gặp tôi nước mắt lưng tròng nói với tôi rằng muốn đãi tôi một bữa cơm, nhưng nhà nghèo chẳng rõ tôi có chê không. Tôi cười, ômvai cô tôi nói rằng tôi sẽ đến nhưng chỉ xin cô tôi luộc cho tôi một quả bầu để chấm tương ăn cho đỡ nhớ thôi. Và cô tôi đã luộc bầu cho tôi. Tôi ăn bầu chấm tương còn cô tôi thì ngồi nhìn tôi ăn mà cứ khóc hoài. Khi viết những dòng chữ này, mắt tôi cũng nhoà lệ. Thôi, cầu xin vong linh cô hãy tha thứ cho tôi, nếu tôi có mắc những lỗi lầm.
Còn mẹ tôi thì khỏi phải nói, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng dấu tôi. Nhiều đêm tôi thức giấc nghe mẹ tôi sụt sịt ở phía giường trong là tôi lại thấy lòng mình như ứa máu. Tôi biết, các em tôi còn nhỏ, bố tôi lại đi làm xa, tôi ra đi thì mọi công việc ở nhà đều trút lên vai mẹ tôi cả. Thực lòng, các đứa em tôi cũng không xốc vác với công việc đồng áng được như tôi. Mẹ tôi không muốn cho tôi thấy các lo nghĩ của Người, cốt để tôi yên tâm mà đi. Lúc tiễn tôi, mẹ tôi chỉ dặn: “Con đi phải giữ sức khoẻ, phấn đấu làm sao cho bằng anh, bằng em!”.
Tôi biết, Người đã nói câu ấy trong nước mắt, vì có lẽ, thời điểm này, đứa con đã dứt ra khỏi vòng tay mẹ, lăn vào cuộc đời, vào cuộc chiến đầy cam go, chẳng rõ rồi ra đi còn có ngày trở lại! Người mẹ nào mà không khỏi lo âu!
Và có lẽ tất cả những điều đó đã tạo nên trận mưa ghê gớm lúc tôi lên đường hay sao? Tôi ra đi với một tâm trạng thật khó tả, khi nặng nề, lúc bay bổng, háo lức... Lủi thủi một mình dầm trong cơn mưa, tôi đi bộ lên Thường Tín tập trung. Bác tôi thì nói rằng: “Đi đi cháu ạ! Phong vũ tất cát! Đi thôi!”
Về sau này thì tôi ngẫm thấy những biến cố lớn trong đời tôi đều gắn liền với mưa giông cả. Tôi cũng là đứa rất thích dầm mưa và rất nhạy cảm với mưa.
Đang ngủ nhưng tiếng mưa rơi dù rất khẽ cũng đủ đánh thức tôi rồi, cũng rõ lạ mà tôi không lý giải được.
Vậy là, khăn gói quả mướp trong tiễn biệt của gió mưa, làng quê nhạt nhoà xa dần đằng sau lưng. Không người thân, không bạn bè đưa tiễn. Mình tôi lên đường để bước vào một cuộc sống mới, một thế giới mới khác hẳn những gì mình từng mường tượng, chấm dứt thời học trò, và cũng là chấm dứt tuổi ấu thơ, tuổi nghịch ngợm đầy mộng mơ hão huyền nhưng cũng rất trắng trong để bước vào con đường dài hun hút ở phía trước ẩn chứa đầy nguy hiểm, khó khăn và những điều bất ngờ.
Chúng tôi tập trung ở Thị xã Hà Đông, sau đó về Gia Lâm, rồi về sân bay Cát Bi. Mấy ngày sau lại sơ tán về thôn Sâm Bồ của khu vực Hải Phòng. Biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội xong, rồi chúng tôi đi lĩnh quân trang. Quần áo bộ binh lùng thùng. Quần chẽn ống, gài 6 cúc dưới cổ chân, áo thì 3 cúc mỗi bên cổ tay, giầy vải cao cổ. Quân hàm binh nhì. Chúng tôi ngắm nhìn nhau, thấy diện mạo khác hẳn ngày thường, thế là đã thành “chú bộ đội” thực sự. Chúng tôi ở nhờ nhà dân. Tiểu đội tôi sơ tán, ở nhờ nhà ông Chòm (ông và các con ông có những cái tên khá ngộ nghĩnh: Chòm, Chèm, Chùm…). Phải đào hầm tránh máy bay, sinh hoạt theo nền nếp quân đội. Nếp sống ngày thường của đời học trò bị phá vỡ. Những ngày đầu tôi thấy rất khó chịu. Nước ăn, uống, giặt giũ, vo gạo, rửa rau… đều chung ở một cái ao trước nhà. Tắm thì bọn tôi ra ngoài mương máng. Bệnh hắc lào xuất hiện. “Phi hắc lào không phải là tân binh”. Cái câu cửa miệng ấy chẳng qua để an ủi nhau khi có những cơn ngứa như điên nổi lên, hai tay “sột soạt tựa gẩy đàn”. Bôi thuốc Iốt thì xót, xuýt xoa. Thôi thì đủ kiểu chữa: nào là bẻ quả chuối xanh để sát; nào sương mạng nhện ở lá khoai v.v... mãi rồi, rốt cục chúng tôi cũng dẹp bỏ được căn bệnh ngoài da oái oăm ấy.
Đúng ngày 27/7/1965 - Ngày thương binh liệt sỹ thì chúng tôi rời Sâm Bồ. Trút bỏ lại quần áo bộ đội, chúng tôi được phát quần áo thường phục, va li đựng đồ đạc…, lên tàu liên vận ngược hướng Đồng Đăng - Lạng Sơn sang Liên Xô học bay. Đó là một đêm khá yên tĩnh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân của Mỹ. Đến Đồng Đăng, chúng tôi phải xuống tàu, vác vali đi bộ một đoạn dài, lên ô tô vượt qua “Hữu nghị quan” sang ga Bằng Tường của đất Trung Quốc làm thủ tục, rồi lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Lần đầu tiên trong đời được ra nước ngoài, cũng là lần đầu tiên xa nhà biền biệt. Lần đầu tiên đi tàu liên vận với thời gian dài đằng đẵng (11 ngày 11 đêm mới tới Mátxcơva). Lòng tôi xáo trộn bao cảm xúc. Háo hức ngắm cảnh lạ nơi đất khách quê người, ngơ ngác vì phong tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau; xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể vì thời gian ăn, ngủ thay đổi; da diết nỗi nhớ quê, nhớ nhà... Tất cả những thứ đó ùa lại, ứ ngập làm tôi như nghẹt thở. Dầu sao, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mới tới tuổi thành niên, vừa chân ướt, chân ráo rời khỏi ghế nhà trường xong, tránh sao khỏi những choáng ngợp trước những gì mà bố mẹ tôi cũng quá sức răn dạy thường ngày. Tôi ý thức được rằng từ bây giờ trở đi mới thực sự là cuộc sống tự lập, thực sự cảm nhận được cảnh xa gia đình, quê hương, không nơi nương tựa, càng về sau này, ngẫm lại thì tôi càng thấy mệnh “ốc thượng thổ” của tôi càng chính xác (đất con tò vò xây trên nóc nhà mà) dựa vào đâu được nữa kia!.
Suốt chặng đường tàu liên vận chạy qua Sibêri, tôi “mục sở thị” được đất nước Liên Xô hùng vĩ, bao la và tuyệt vời như thế nào. Bấy giờ đương là cuối mùa hạ. Rừng Bạch Dương trắng trải bạt ngàn, cỏ xanh đến nõn nà. Hoa cúc dại nở thành rừng, vô tận là hoa. Trời thì thăm thẳm, bao la. Những bản nhạc dân ca Nga réo rắt qua loa phóng thanh của tàu làm tôi đắm chìm trong nỗi nhớ Quê. Đất Nga có cái gì như thân quen, gần gũi ngay từ lần đầu tiên khi ta đến. Cảm giác này tôi còn giữ được mãi khi sau bao nhiêu năm lại trở lại, và lần nào cũng thấy như thế.
Chúng tôi về trường quân sự đào tạo học viên bay mang tên Sêrốp. Trường nằm gần thành phố Primorskơ - Akhtarsk cạnh biển Adôp. Sang trước đoàn chúng tôi đã có 2 đoàn học viên bay Việt Nam và một đoàn học viên bay của Inđônêxia (hồi ấy gọi là Nam Dương).
Ổn định nơi ăn, ở xong, chúng tôi được phổ biến nội quy của trường và bước vào học chương trình lý thuyết, đồng thời học ngoại ngữ, văn hoá. Các thầy, cô giảng giải rất nhiệt tình, rất yêu mến chúng tôi. Họ đối xử với chúng tôi khác hẳn với học viên của Inđônêxia. Chúng tôi cần cù, chịu khó, tìm mọi cách để nắm bắt kiến thức mới mẻ. Rất may cho đoàn tôi là trưởng đoàn, phó đoàn đã là những người bay, những phi công thực sự và nhiều anh đang học ở các trường đại học, lũ còn lại chúng tôi đều tốt nghiệp lớp 10 nên nhận thức khá nhanh.
Mấy tháng học lý thuyết trôi qua vùn vụt với mức độ không ngờ. Chúng tôi thấy cứng cáp hẳn lên, vẫn học nhưng vẫn rèn luyện theo đúng điều lệ, điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: chạy thể dục sáng, tập đội ngũ, chào cờ, sinh hoạt đoàn, đọc báo.v.v... Chúng tôi đã thích nghi với đời sống trong quân ngũ.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự biết thế nào là tuyết rơi, tiếp xúc với tuyết, cảm nhận được cái lạnh của nó, cái thơ mộng của nó. Cũng lần đầu tiên ở đất Nga tôi mới tận mắt thấy được thế nào là “mùa thu vàng” ở xứ sở này. Những cảm xúc thật khó tả. Cảnh vật nên thơ, ngân thành nhạc trong tâm hồn tôi. Đến bây giờ ngồi viết những dòng này, nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy nó hiện ra rõ mồn một và cảm giác của tôi như đang sống đúng ở những thời điểm ấy vậy.
Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đống rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau… loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.
Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.
Em biết là trên otofun nhà ta cũng có nhiều thành viên quân sử, đã đọc và đã say mê những câu chuyện, lời văn của những người lính nhà giời, tuy vậy, em vẫn mạn phép được tha về đây cho mọi người cùng xem câu chuyện của những năm tháng hào hùng ấy, hy vọng lớp phi công con cháu của các bác, các chú vẫn giữ được cái cốt cách của các bác các chú đi trước để ngày đêm gìn giữ vùng trời tổ quốc.
@All: Trong quá trình copy & paste không tránh khỏi sót những câu chuyện riêng trao đổi trong quân sử có thể làm mọi người khó hiểu, mong các cụ lượng thứ, nếu sót lời vàng chữ ngọc nào của chú phi công tiêm kích cũng cho cháu xin được lượng thứ.
Kính chào các bác trong Quân sử. Được thằng cháu mới giới thiệu diễn đàn, đọc hồi ký của các đ/c, đồng đội xúc động vô cùng. Rất muốn giao lưu, chia sẻ những ký ức của một thời trai trẻ. Nay mắt đã mờ, tay đánh máy mổ cò một ngón, nét niếc chẳng biết rõ lắm phải nhờ thằng cháu giúp. Có gì thiếu sót rất mong đ/c, đồng đội cảm thông.
Sau khi tốt nghiệp lớp 10 xong thì lớp tôi cả gái lẫn trai nhập ngũ nhiều lắm. Cả nước lên đường, cả nước hướng về Miền Nam, số không nhập ngũ là số thanh niên “khoèo chân, hở rốn”, hoặc do lý lịch gia đình. Cuối tháng 6 năm 1965 thì tôi nhận được giấy báo nhập ngũ; ngày 5 tháng 7 phải có mặt tại nơi tập trung.
Cả huyện Thường Tín lúc bấy giờ chỉ có mỗi mình tôi thôi. Cả tỉnh Hà Đông cũng chỉ được 6 người: Tôi ở Thường Tín, Soát ở Phú Xuyên, Sơn ở Đan Phượng, Thắng ở Trúc Sơn, Đức Lâm và Văn Lâm ở thị xã (sau này Nguyễn Đức Soát trở thành anh hùng các lực lượng vũ trang, Tư lệnh Quân chủng Không quân Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam; Phạm Hồng Sơn là giáo viên của Học viện Không quân; Hoàng Thế Thắng hy sinh trong trận không chiến với F4 của không quân Mỹ vào năm 1972; Nguyễn Đức Lâm hy sinh khi bay thử máy bay ÿK- 52 ở Gia Lâm; Nguyễn Văn Lâm là giáo viên của Học viện Chính trị Quốc gia).
Ngày tôi nhập ngũ là ngày mưa tầm tã, mưa xối xả. Trước đó 1 ngày tôi chia tay với gia đình, họ hàng. Cảm động nhất là cô tôi, khi được tin tôi đi bộ đội, cô đến gặp tôi nước mắt lưng tròng nói với tôi rằng muốn đãi tôi một bữa cơm, nhưng nhà nghèo chẳng rõ tôi có chê không. Tôi cười, ômvai cô tôi nói rằng tôi sẽ đến nhưng chỉ xin cô tôi luộc cho tôi một quả bầu để chấm tương ăn cho đỡ nhớ thôi. Và cô tôi đã luộc bầu cho tôi. Tôi ăn bầu chấm tương còn cô tôi thì ngồi nhìn tôi ăn mà cứ khóc hoài. Khi viết những dòng chữ này, mắt tôi cũng nhoà lệ. Thôi, cầu xin vong linh cô hãy tha thứ cho tôi, nếu tôi có mắc những lỗi lầm.
Còn mẹ tôi thì khỏi phải nói, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng dấu tôi. Nhiều đêm tôi thức giấc nghe mẹ tôi sụt sịt ở phía giường trong là tôi lại thấy lòng mình như ứa máu. Tôi biết, các em tôi còn nhỏ, bố tôi lại đi làm xa, tôi ra đi thì mọi công việc ở nhà đều trút lên vai mẹ tôi cả. Thực lòng, các đứa em tôi cũng không xốc vác với công việc đồng áng được như tôi. Mẹ tôi không muốn cho tôi thấy các lo nghĩ của Người, cốt để tôi yên tâm mà đi. Lúc tiễn tôi, mẹ tôi chỉ dặn: “Con đi phải giữ sức khoẻ, phấn đấu làm sao cho bằng anh, bằng em!”.
Tôi biết, Người đã nói câu ấy trong nước mắt, vì có lẽ, thời điểm này, đứa con đã dứt ra khỏi vòng tay mẹ, lăn vào cuộc đời, vào cuộc chiến đầy cam go, chẳng rõ rồi ra đi còn có ngày trở lại! Người mẹ nào mà không khỏi lo âu!
Và có lẽ tất cả những điều đó đã tạo nên trận mưa ghê gớm lúc tôi lên đường hay sao? Tôi ra đi với một tâm trạng thật khó tả, khi nặng nề, lúc bay bổng, háo lức... Lủi thủi một mình dầm trong cơn mưa, tôi đi bộ lên Thường Tín tập trung. Bác tôi thì nói rằng: “Đi đi cháu ạ! Phong vũ tất cát! Đi thôi!”
Về sau này thì tôi ngẫm thấy những biến cố lớn trong đời tôi đều gắn liền với mưa giông cả. Tôi cũng là đứa rất thích dầm mưa và rất nhạy cảm với mưa.
Đang ngủ nhưng tiếng mưa rơi dù rất khẽ cũng đủ đánh thức tôi rồi, cũng rõ lạ mà tôi không lý giải được.
Vậy là, khăn gói quả mướp trong tiễn biệt của gió mưa, làng quê nhạt nhoà xa dần đằng sau lưng. Không người thân, không bạn bè đưa tiễn. Mình tôi lên đường để bước vào một cuộc sống mới, một thế giới mới khác hẳn những gì mình từng mường tượng, chấm dứt thời học trò, và cũng là chấm dứt tuổi ấu thơ, tuổi nghịch ngợm đầy mộng mơ hão huyền nhưng cũng rất trắng trong để bước vào con đường dài hun hút ở phía trước ẩn chứa đầy nguy hiểm, khó khăn và những điều bất ngờ.
Chúng tôi tập trung ở Thị xã Hà Đông, sau đó về Gia Lâm, rồi về sân bay Cát Bi. Mấy ngày sau lại sơ tán về thôn Sâm Bồ của khu vực Hải Phòng. Biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội xong, rồi chúng tôi đi lĩnh quân trang. Quần áo bộ binh lùng thùng. Quần chẽn ống, gài 6 cúc dưới cổ chân, áo thì 3 cúc mỗi bên cổ tay, giầy vải cao cổ. Quân hàm binh nhì. Chúng tôi ngắm nhìn nhau, thấy diện mạo khác hẳn ngày thường, thế là đã thành “chú bộ đội” thực sự. Chúng tôi ở nhờ nhà dân. Tiểu đội tôi sơ tán, ở nhờ nhà ông Chòm (ông và các con ông có những cái tên khá ngộ nghĩnh: Chòm, Chèm, Chùm…). Phải đào hầm tránh máy bay, sinh hoạt theo nền nếp quân đội. Nếp sống ngày thường của đời học trò bị phá vỡ. Những ngày đầu tôi thấy rất khó chịu. Nước ăn, uống, giặt giũ, vo gạo, rửa rau… đều chung ở một cái ao trước nhà. Tắm thì bọn tôi ra ngoài mương máng. Bệnh hắc lào xuất hiện. “Phi hắc lào không phải là tân binh”. Cái câu cửa miệng ấy chẳng qua để an ủi nhau khi có những cơn ngứa như điên nổi lên, hai tay “sột soạt tựa gẩy đàn”. Bôi thuốc Iốt thì xót, xuýt xoa. Thôi thì đủ kiểu chữa: nào là bẻ quả chuối xanh để sát; nào sương mạng nhện ở lá khoai v.v... mãi rồi, rốt cục chúng tôi cũng dẹp bỏ được căn bệnh ngoài da oái oăm ấy.
Đúng ngày 27/7/1965 - Ngày thương binh liệt sỹ thì chúng tôi rời Sâm Bồ. Trút bỏ lại quần áo bộ đội, chúng tôi được phát quần áo thường phục, va li đựng đồ đạc…, lên tàu liên vận ngược hướng Đồng Đăng - Lạng Sơn sang Liên Xô học bay. Đó là một đêm khá yên tĩnh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân của Mỹ. Đến Đồng Đăng, chúng tôi phải xuống tàu, vác vali đi bộ một đoạn dài, lên ô tô vượt qua “Hữu nghị quan” sang ga Bằng Tường của đất Trung Quốc làm thủ tục, rồi lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Lần đầu tiên trong đời được ra nước ngoài, cũng là lần đầu tiên xa nhà biền biệt. Lần đầu tiên đi tàu liên vận với thời gian dài đằng đẵng (11 ngày 11 đêm mới tới Mátxcơva). Lòng tôi xáo trộn bao cảm xúc. Háo hức ngắm cảnh lạ nơi đất khách quê người, ngơ ngác vì phong tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau; xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể vì thời gian ăn, ngủ thay đổi; da diết nỗi nhớ quê, nhớ nhà... Tất cả những thứ đó ùa lại, ứ ngập làm tôi như nghẹt thở. Dầu sao, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mới tới tuổi thành niên, vừa chân ướt, chân ráo rời khỏi ghế nhà trường xong, tránh sao khỏi những choáng ngợp trước những gì mà bố mẹ tôi cũng quá sức răn dạy thường ngày. Tôi ý thức được rằng từ bây giờ trở đi mới thực sự là cuộc sống tự lập, thực sự cảm nhận được cảnh xa gia đình, quê hương, không nơi nương tựa, càng về sau này, ngẫm lại thì tôi càng thấy mệnh “ốc thượng thổ” của tôi càng chính xác (đất con tò vò xây trên nóc nhà mà) dựa vào đâu được nữa kia!.
Suốt chặng đường tàu liên vận chạy qua Sibêri, tôi “mục sở thị” được đất nước Liên Xô hùng vĩ, bao la và tuyệt vời như thế nào. Bấy giờ đương là cuối mùa hạ. Rừng Bạch Dương trắng trải bạt ngàn, cỏ xanh đến nõn nà. Hoa cúc dại nở thành rừng, vô tận là hoa. Trời thì thăm thẳm, bao la. Những bản nhạc dân ca Nga réo rắt qua loa phóng thanh của tàu làm tôi đắm chìm trong nỗi nhớ Quê. Đất Nga có cái gì như thân quen, gần gũi ngay từ lần đầu tiên khi ta đến. Cảm giác này tôi còn giữ được mãi khi sau bao nhiêu năm lại trở lại, và lần nào cũng thấy như thế.
Chúng tôi về trường quân sự đào tạo học viên bay mang tên Sêrốp. Trường nằm gần thành phố Primorskơ - Akhtarsk cạnh biển Adôp. Sang trước đoàn chúng tôi đã có 2 đoàn học viên bay Việt Nam và một đoàn học viên bay của Inđônêxia (hồi ấy gọi là Nam Dương).
Ổn định nơi ăn, ở xong, chúng tôi được phổ biến nội quy của trường và bước vào học chương trình lý thuyết, đồng thời học ngoại ngữ, văn hoá. Các thầy, cô giảng giải rất nhiệt tình, rất yêu mến chúng tôi. Họ đối xử với chúng tôi khác hẳn với học viên của Inđônêxia. Chúng tôi cần cù, chịu khó, tìm mọi cách để nắm bắt kiến thức mới mẻ. Rất may cho đoàn tôi là trưởng đoàn, phó đoàn đã là những người bay, những phi công thực sự và nhiều anh đang học ở các trường đại học, lũ còn lại chúng tôi đều tốt nghiệp lớp 10 nên nhận thức khá nhanh.
Mấy tháng học lý thuyết trôi qua vùn vụt với mức độ không ngờ. Chúng tôi thấy cứng cáp hẳn lên, vẫn học nhưng vẫn rèn luyện theo đúng điều lệ, điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: chạy thể dục sáng, tập đội ngũ, chào cờ, sinh hoạt đoàn, đọc báo.v.v... Chúng tôi đã thích nghi với đời sống trong quân ngũ.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự biết thế nào là tuyết rơi, tiếp xúc với tuyết, cảm nhận được cái lạnh của nó, cái thơ mộng của nó. Cũng lần đầu tiên ở đất Nga tôi mới tận mắt thấy được thế nào là “mùa thu vàng” ở xứ sở này. Những cảm xúc thật khó tả. Cảnh vật nên thơ, ngân thành nhạc trong tâm hồn tôi. Đến bây giờ ngồi viết những dòng này, nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy nó hiện ra rõ mồn một và cảm giác của tôi như đang sống đúng ở những thời điểm ấy vậy.
Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đống rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau… loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.
Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.
Chỉnh sửa cuối: