[VHGT] Phí bảo trì đường bộ thu từ 01/6 thực chất là thuế đánh vào dân

DVinh

Xe đạp
Biển số
OF-84814
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
43
Động cơ
410,630 Mã lực
Kính thưa các bác. Dân ta rất bức xúc vụ thuế phí của bộ GTVT đánh lên các phương tiện giao thông. Ngày 01/4 vừa qua BT Thăng có lên đài "đính chính" lại các loại thuế phí. Tuy nhiên, ngay lập tức, các nhân sĩ trí thức đã lên tiếng và nói rõ rằng, không thể thu thêm bất kỳ một loại phí nào trong tình hình hiện nay. Khi mà xã hội đang đầy những khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người dân thất nghiệp hoặc mất việc làm. Xin các bác xem thêm nhé:
Phí đường bộ thực chất là thuế đánh vào dân

Thứ ba, 03/04/2012, 07:15
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng, cho rằng Chính phủ cần hoãn ít nhất 2 năm việc thu phí bảo trì đường bộ, hủy bỏ ngay đề xuất thu phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm.

Các tin khác
>> Thu phí, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng xấu
>> Thu phí cần đảm bảo công bằng
>> Đề án thu phí giao thông có vượt qua "cửa ải" Quốc hội?


* Phóng viên: Thưa ông, dường như chưa bao giờ có hiện tượng các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp đều cùng lúc đề xuất hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, phí như đang xảy ra?


Ông Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Ảnh internet

- TS Nguyễn Đình Cung: Vừa qua, có hàng chục kiến nghị về vốn, lãi suất, thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân. Theo tôi, đó là những kiến nghị, yêu cầu rất chính đáng vì doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn do phải chịu nhiều vấn đề cùng lúc.
Đó không chỉ là những khó khăn tích tụ suốt 4 năm liên tục bất ổn vĩ mô mà còn là khó khăn do tổng cầu trong nước giảm, thu nhập của người dân giảm, tác động của khủng hoảng từ bên ngoài kết hợp với thủ tục hành chính tăng lên. Trong quá trình chống chọi suốt 4 năm qua, đến nay, ngay cả doanh nghiệp mạnh cũng yếu đi, còn doanh nghiệp vốn đã yếu thì phá sản.

* Trước tình hình như vậy, Chính phủ đã có giải pháp cụ thể gì để tháo gỡ, thưa ông?

- Điểm nổi bật là phản ứng chính sách của Chính phủ đã chuyển từ bị động ứng phó lạm phát sang chủ động xử lý lạm phát. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét khả năng tiếp tục dãn một số loại thuế.

Tuy nhiên, về ngắn hạn, Chính phủ không có nhiều dư địa để thay đổi tình hình. Hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất là làm cho thị trường vận hành tốt, minh bạch, giảm chi phí hành chính, thuế khóa và chi phí bất thành văn khác cho doanh nghiệp. Theo tôi, Chính phủ cũng nên trình Quốc hội tuyên bố miễn số thuế đã dãn nộp trong năm 2011.

Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để khôi phục, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào Chính phủ, vào các cấp chính quyền. Lúc này, Chính phủ cần tỏ rõ thái độ chia sẻ khó khăn, lấy chữ “đồng” làm trọng, “đồng tâm, đồng lòng, đồng lực và đồng hướng” để thu hút niềm tin của doanh nghiệp, của dân chúng.

Mọi giải pháp đều phải xoay quanh chữ “đồng” này. Sản xuất và đời sống khó khăn nhưng lại đặt mục tiêu tăng thu ngân sách, vừa giảm lãi suất lại tăng phí thì triệt tiêu lẫn nhau và không thể là “đồng hướng” được. “Đồng hướng” phải là “đồng lòng” giảm gánh nặng cho người dân và giảm chi phí doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh mới có thể phát triển.

* Trong thực tế, Bộ GTVT lại đang đề xuất thêm nhiều loại phí giao thông?

- Tôi cho rằng lúc này, nếu không giảm được thuế, phí cho doanh nghiệp thì cũng không nên đặt thêm bất cứ loại thuế, phí gì nữa. Cần hoãn ngay việc thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, hoãn ít nhất 2 năm phí bảo trì đường bộ. Hủy bỏ ngay đề xuất đối với 2 loại phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình. Cá nhân tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy đó không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận.

Chính phủ cũng cần yêu cầu UBND TP Hà Nội rà soát lại các đường phố, cho phép đỗ xe, giữ xe hợp lý để tạo điều kiện hơn cho kinh doanh. Những quyết định này đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, không chỉ làm xáo trộn đời sống người dân mà còn ảnh hưởng rất mạnh đến hộ kinh doanh nhỏ. Cần lưu ý rằng số lượng hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam rất lớn, nguồn thu của các hộ này hẹp lại sẽ ảnh hưởng ngay đến an sinh xã hội
 

bimbimpro

Xe buýt
Biển số
OF-87554
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
780
Động cơ
415,620 Mã lực
em sẽ vote 1 phiếu cho vị TS này
 

Xuanbacvt

Xe hơi
Biển số
OF-104266
Ngày cấp bằng
27/6/11
Số km
181
Động cơ
398,390 Mã lực
#` # và con y tè mà được như bác này thì dân mình đỡ khổ
 

tvtruc

Xe buýt
Biển số
OF-25904
Ngày cấp bằng
16/12/08
Số km
646
Động cơ
495,090 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
db.tt
CP mà làm theo bác TS này thì lấy đâu ra tiền mà cho vào túi anh 3, anh 4, anh 5, anh 6, v.v...

Hết xèng trong kho, cực chẳng đã, nô lệ mới phải đè bọn chủ ra làm thịt vào lúc này.
 

epsichs

Xe đạp
Biển số
OF-40411
Ngày cấp bằng
12/7/09
Số km
26
Động cơ
468,260 Mã lực
Nghe bác TS này nói là em sướng cái lỗ tai, sáng hai con mắt, đỡ thắt khúc ruột... Cuộc sống của dân ta sống giờ CHÊNH VÊNH quá, cái gì cũng giả, nhiều cái bị xử ép: Điện, Ga, Xăng dầu, an ninh, vỉa hè ... Hôm rồi có bác ở tp HCM ra Hà Nội nhân xét là: Thủ Đô ta Lắng đọng, thâm nghiêm ... mà sao bây giờ ồn ã, bất an quá ... Ai đứng ra lo cho dân bây giừo nhỉ ???, Cám ơn Bác TS Cung nhé !!!
 

Davidang

Xe tải
Biển số
OF-42652
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
282
Động cơ
468,210 Mã lực
Em "ước muốn" có đề xuất thu phí "hạn chế mật độ dân số" đánh vào cơ quan nhà nước ra quyết định phê duyệt dự án nhà cao tầng, chung cư, văn phòng trong nội đô thành phố. Phí đánh theo tầng, càng cao, càng đóng nhiều.v.v. Bác # còn đưa ra được đề xuất kg có trong pháp lệnh, thì đề xuất này theo em cũng chả có vấn đề gì về mặt pháp luật, chưa có thì bổ sung.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác TS này nói quá chuẩn. Thu phí bảo trì thực chất là moi tiền của tất cả mọi người. Em định không đi 4b, nhưng em vẫn phải đi 2b. Bà ô xin nhà em không đi 2b cũng như 4b, nhưng đôi khi vẫn phải đi xe ôm và xe khách, đương nhiên là nếu thu phí thì giá cả 2 loại này sẽ tăng. Giá cả vận chuyển các loại mặt hàng sẽ tăng, đương nhiên là mọi thứ sẽ tăng giá, vậy kể cả một ông cụ già 80 tuổi, hầu như không còn đi đâu bằng bất cứ phương tiện gì cũng bị ảnh hưởng, vì ông cụ vẫn phải ăn, uống và thuốc thang...
Không thu là chuận rồi. May cho anh # sớm nghĩ ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

dombeo

Xe máy
Biển số
OF-15106
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
62
Động cơ
512,920 Mã lực
hoan hô TS. Cung. có thể hiểu TS. Cung đã khuyên ## nên tập trung vào chuyên môn, khẩn trương thực hiện những gì đã hứa với dân như vụ cháy xe-hiện nay chưa có 1 kết luận nguyên nhân thỏa đáng để người dân an lòng, vấn đề tiến độ và chất lượng các công trình giao thông để không biến Hà Nội và các thành phố lớn thành 1 ĐẠI CÔNG TRƯỜNG với những dự án không biết ngày kết thúc. Hãy để việc thu phí cho a Huệ!!!
 

DVinh

Xe đạp
Biển số
OF-84814
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
43
Động cơ
410,630 Mã lực
Thêm một bài nữa hầu các bác đây. Điều này chứng tỏ các nhân sĩ trí thức nước nhà không đến nỗi bàng quan trước xã hội đâu.
Thứ ba, 3/4/2012, 12:26 GMT+7

'Đánh vào túi tiền người dân không phải thượng sách'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.


- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng. - Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Hoàng Thùy thực hiện
 
Chỉnh sửa cuối:

VictorKG

Xe đạp
Biển số
OF-37250
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
15
Động cơ
471,950 Mã lực
Hic,
TS Cung và bác Thuyết nói chí lý quá!
Iem thích mấy cây này:
- Hủy bỏ ngay đề xuất đối với 2 loại phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình. Cá nhân tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy đó không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận. (Phải nói là bức xúc mới đúng!!!)
- Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.( Làm đường đâu chỉ cho ô tô của iem đi, còn bao nhiêu người khác đi chứ; với lại, iem đi ô tô thì đã đóng 8-9 loại thuế rồi còn gì???)
- Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.(Iem ko biết ai đặt ra câu hỏi này mà XXX thế nhể???)
- Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân. (Hic, giải quyết cái yếu kém của Nhà nước bằng cách trút gánh nặng cho dân, các bác ý đang định 'chém" thêm 3-4 loại thuế -phí nữa đấy, bác Thuyết ạ!!!)
 

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
607
Động cơ
380,270 Mã lực
em sẽ vote 1 phiếu cho vị TS này
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng
Bác để í dòng chữ màu đỏ chứ >>>không thấy "tâm sự" là tôi đã đề xuất không ban hành Nghị định về thu phí nhỉ?????????????

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Đại biểu quốc hội
Cả nhiệm kỳ với tư cách là Đại biểu Quốc hội >>>>>bác này có í kiến đóng góp gì nhỉ (không bao gồm kỳ họp cuối)
 

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,734
Động cơ
403,149 Mã lực
Từ khi giành được chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật.Việt nam trải qua biết bao khó khăn về Kinh tế nhưng đều gắng sức toàn dân vượt qua kẻ cả khi nhà nước trả lương hay phát gạo cho nhân dân mình bằng phân (đạm) hay khoai sắn nhưng chưa bao giờ nhân dân lại mất lòng tin vào **** và chính phủ.Từ khi phát triển mạnh ,mở của với Quốc tế, nhiều tập đoàn lớn ra đời ,khai thác được nhiều Dầu mỏ ,nhiều dự án lớn về khai khoáng đang ăn lên làm ra thì lại thấy nhiều Giáo sư .tiến sĩ..các nhà khoa học ,đại biểu quốc hội ,Ca sĩ hay dân chúng lại kêu ca nhiều vậy.Bác nào biết tại sao vậy trả lời giúp em với????
 

Ngựa hoang.66

Xe tải
Biển số
OF-130551
Ngày cấp bằng
12/2/12
Số km
465
Động cơ
378,110 Mã lực
Em "ước muốn" có đề xuất thu phí "hạn chế mật độ dân số" đánh vào cơ quan nhà nước ra quyết định phê duyệt dự án nhà cao tầng, chung cư, văn phòng trong nội đô thành phố. Phí đánh theo tầng, càng cao, càng đóng nhiều.v.v. Bác # còn đưa ra được đề xuất kg có trong pháp lệnh, thì đề xuất này theo em cũng chả có vấn đề gì về mặt pháp luật, chưa có thì bổ sung.
Cụ nói chuẩn! Chính điều này làm cho giao thông ở các tp lớn trở thành nghiêm trọng. Tiền thì chủ đầu tư và các quan chức đút túi,hậu quả thì bắt dân gánh,còn bất công nào bằng!
 

tusportage

Xe tải
Biển số
OF-42516
Ngày cấp bằng
6/8/09
Số km
267
Động cơ
468,140 Mã lực
em thích nhất câu của bác LÂN DŨNG : tôi đóng phí để hạn chế tôi
các ý kiến - phân tích - phản biện.... của đủ các tầng lớp trong xã hội đã quá quá nhiều rồi nhưng bgtvt hay ông thăng và mấy ông trong bộ gt vẫn gân cổ nói lí lẽ của mấy ông lý trưởng thời xưa thật ko thể hiểu nổi mấy ông đó nữa .
 

giangnam03

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-134717
Ngày cấp bằng
15/3/12
Số km
97
Động cơ
371,270 Mã lực
Hic,
TS Cung và bác Thuyết nói chí lý quá!
Iem thích mấy cây này:
- Hủy bỏ ngay đề xuất đối với 2 loại phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình. Cá nhân tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy đó không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận. (Phải nói là bức xúc mới đúng!!!)
- Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.( Làm đường đâu chỉ cho ô tô của iem đi, còn bao nhiêu người khác đi chứ; với lại, iem đi ô tô thì đã đóng 8-9 loại thuế rồi còn gì???)
- Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.(Iem ko biết ai đặt ra câu hỏi này mà XXX thế nhể???)
- Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân. (Hic, giải quyết cái yếu kém của Nhà nước bằng cách trút gánh nặng cho dân, các bác ý đang định 'chém" thêm 3-4 loại thuế -phí nữa đấy, bác Thuyết ạ!!!)
Cái dòng đo đỏ ấy là của con bò có lần phát ngôn " dân mình bây giờ hay ỷ vào nhà nước lắm ".
 

Balance

Xe tải
Biển số
OF-112491
Ngày cấp bằng
12/9/11
Số km
486
Động cơ
393,347 Mã lực
Ơ hay nhỉ.
Thuế ko đánh vào dân thì đánh vào đâu? Dân làm chủ mà
 

tusportage

Xe tải
Biển số
OF-42516
Ngày cấp bằng
6/8/09
Số km
267
Động cơ
468,140 Mã lực
Cái dòng đo đỏ ấy là của con bò có lần phát ngôn " dân mình bây giờ hay ỷ vào nhà nước lắm ".
vâng đặc cái giọng điệu của bọn quan lại thời phong kiến . ông bộ trưởng thì liên mồm nói được sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân .ai ủng hộ ông ta em thấy mấy ông này giờ thật trơ trẽn hết mức
 

mec e250

Xe tải
Biển số
OF-86374
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
391
Động cơ
412,760 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào cũng có
Em cứ cả nghĩ tại sao những bác TS,GS như này mãi vẫn chỉ ngồi ở vị trí nghiên cứu nhỉ.
 

f22vn

Xe máy
Biển số
OF-54044
Ngày cấp bằng
1/1/10
Số km
57
Động cơ
451,370 Mã lực
Bác để í dòng chữ màu đỏ chứ >>>không thấy "tâm sự" là tôi đã đề xuất không ban hành Nghị định về thu phí nhỉ?????????????

Cả nhiệm kỳ với tư cách là Đại biểu Quốc hội >>>>>bác này có í kiến đóng góp gì nhỉ (không bao gồm kỳ họp cuối)
Khi bác Thuyết là đại biểu QH, bác ấy là người phê phán và tích cực nhất trong việc phản đối dự án tàu cao tốc đấy ạ. Chưa kể những việc đóng góp khác, ít nối tiếng hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top