Kính thưa các bác. Dân ta rất bức xúc vụ thuế phí của bộ GTVT đánh lên các phương tiện giao thông. Ngày 01/4 vừa qua BT Thăng có lên đài "đính chính" lại các loại thuế phí. Tuy nhiên, ngay lập tức, các nhân sĩ trí thức đã lên tiếng và nói rõ rằng, không thể thu thêm bất kỳ một loại phí nào trong tình hình hiện nay. Khi mà xã hội đang đầy những khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người dân thất nghiệp hoặc mất việc làm. Xin các bác xem thêm nhé:
Phí đường bộ thực chất là thuế đánh vào dân
Thứ ba, 03/04/2012, 07:15
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng, cho rằng Chính phủ cần hoãn ít nhất 2 năm việc thu phí bảo trì đường bộ, hủy bỏ ngay đề xuất thu phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm.
Các tin khác
>> Thu phí, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng xấu
>> Thu phí cần đảm bảo công bằng
>> Đề án thu phí giao thông có vượt qua "cửa ải" Quốc hội?
* Phóng viên: Thưa ông, dường như chưa bao giờ có hiện tượng các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp đều cùng lúc đề xuất hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, phí như đang xảy ra?
Ông Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Ảnh internet
- TS Nguyễn Đình Cung: Vừa qua, có hàng chục kiến nghị về vốn, lãi suất, thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân. Theo tôi, đó là những kiến nghị, yêu cầu rất chính đáng vì doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn do phải chịu nhiều vấn đề cùng lúc.
Đó không chỉ là những khó khăn tích tụ suốt 4 năm liên tục bất ổn vĩ mô mà còn là khó khăn do tổng cầu trong nước giảm, thu nhập của người dân giảm, tác động của khủng hoảng từ bên ngoài kết hợp với thủ tục hành chính tăng lên. Trong quá trình chống chọi suốt 4 năm qua, đến nay, ngay cả doanh nghiệp mạnh cũng yếu đi, còn doanh nghiệp vốn đã yếu thì phá sản.
* Trước tình hình như vậy, Chính phủ đã có giải pháp cụ thể gì để tháo gỡ, thưa ông?
- Điểm nổi bật là phản ứng chính sách của Chính phủ đã chuyển từ bị động ứng phó lạm phát sang chủ động xử lý lạm phát. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét khả năng tiếp tục dãn một số loại thuế.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, Chính phủ không có nhiều dư địa để thay đổi tình hình. Hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất là làm cho thị trường vận hành tốt, minh bạch, giảm chi phí hành chính, thuế khóa và chi phí bất thành văn khác cho doanh nghiệp. Theo tôi, Chính phủ cũng nên trình Quốc hội tuyên bố miễn số thuế đã dãn nộp trong năm 2011.
Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để khôi phục, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào Chính phủ, vào các cấp chính quyền. Lúc này, Chính phủ cần tỏ rõ thái độ chia sẻ khó khăn, lấy chữ “đồng” làm trọng, “đồng tâm, đồng lòng, đồng lực và đồng hướng” để thu hút niềm tin của doanh nghiệp, của dân chúng.
Mọi giải pháp đều phải xoay quanh chữ “đồng” này. Sản xuất và đời sống khó khăn nhưng lại đặt mục tiêu tăng thu ngân sách, vừa giảm lãi suất lại tăng phí thì triệt tiêu lẫn nhau và không thể là “đồng hướng” được. “Đồng hướng” phải là “đồng lòng” giảm gánh nặng cho người dân và giảm chi phí doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh mới có thể phát triển.
* Trong thực tế, Bộ GTVT lại đang đề xuất thêm nhiều loại phí giao thông?
- Tôi cho rằng lúc này, nếu không giảm được thuế, phí cho doanh nghiệp thì cũng không nên đặt thêm bất cứ loại thuế, phí gì nữa. Cần hoãn ngay việc thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, hoãn ít nhất 2 năm phí bảo trì đường bộ. Hủy bỏ ngay đề xuất đối với 2 loại phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình. Cá nhân tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy đó không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận.
Chính phủ cũng cần yêu cầu UBND TP Hà Nội rà soát lại các đường phố, cho phép đỗ xe, giữ xe hợp lý để tạo điều kiện hơn cho kinh doanh. Những quyết định này đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, không chỉ làm xáo trộn đời sống người dân mà còn ảnh hưởng rất mạnh đến hộ kinh doanh nhỏ. Cần lưu ý rằng số lượng hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam rất lớn, nguồn thu của các hộ này hẹp lại sẽ ảnh hưởng ngay đến an sinh xã hội
Phí đường bộ thực chất là thuế đánh vào dân
Thứ ba, 03/04/2012, 07:15
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng, cho rằng Chính phủ cần hoãn ít nhất 2 năm việc thu phí bảo trì đường bộ, hủy bỏ ngay đề xuất thu phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm.
Các tin khác
>> Thu phí, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng xấu
>> Thu phí cần đảm bảo công bằng
>> Đề án thu phí giao thông có vượt qua "cửa ải" Quốc hội?
* Phóng viên: Thưa ông, dường như chưa bao giờ có hiện tượng các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp đều cùng lúc đề xuất hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, phí như đang xảy ra?
Ông Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Ảnh internet
Đó không chỉ là những khó khăn tích tụ suốt 4 năm liên tục bất ổn vĩ mô mà còn là khó khăn do tổng cầu trong nước giảm, thu nhập của người dân giảm, tác động của khủng hoảng từ bên ngoài kết hợp với thủ tục hành chính tăng lên. Trong quá trình chống chọi suốt 4 năm qua, đến nay, ngay cả doanh nghiệp mạnh cũng yếu đi, còn doanh nghiệp vốn đã yếu thì phá sản.
* Trước tình hình như vậy, Chính phủ đã có giải pháp cụ thể gì để tháo gỡ, thưa ông?
- Điểm nổi bật là phản ứng chính sách của Chính phủ đã chuyển từ bị động ứng phó lạm phát sang chủ động xử lý lạm phát. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét khả năng tiếp tục dãn một số loại thuế.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, Chính phủ không có nhiều dư địa để thay đổi tình hình. Hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất là làm cho thị trường vận hành tốt, minh bạch, giảm chi phí hành chính, thuế khóa và chi phí bất thành văn khác cho doanh nghiệp. Theo tôi, Chính phủ cũng nên trình Quốc hội tuyên bố miễn số thuế đã dãn nộp trong năm 2011.
Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để khôi phục, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào Chính phủ, vào các cấp chính quyền. Lúc này, Chính phủ cần tỏ rõ thái độ chia sẻ khó khăn, lấy chữ “đồng” làm trọng, “đồng tâm, đồng lòng, đồng lực và đồng hướng” để thu hút niềm tin của doanh nghiệp, của dân chúng.
Mọi giải pháp đều phải xoay quanh chữ “đồng” này. Sản xuất và đời sống khó khăn nhưng lại đặt mục tiêu tăng thu ngân sách, vừa giảm lãi suất lại tăng phí thì triệt tiêu lẫn nhau và không thể là “đồng hướng” được. “Đồng hướng” phải là “đồng lòng” giảm gánh nặng cho người dân và giảm chi phí doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh mới có thể phát triển.
* Trong thực tế, Bộ GTVT lại đang đề xuất thêm nhiều loại phí giao thông?
- Tôi cho rằng lúc này, nếu không giảm được thuế, phí cho doanh nghiệp thì cũng không nên đặt thêm bất cứ loại thuế, phí gì nữa. Cần hoãn ngay việc thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, hoãn ít nhất 2 năm phí bảo trì đường bộ. Hủy bỏ ngay đề xuất đối với 2 loại phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình. Cá nhân tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy đó không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận.
Chính phủ cũng cần yêu cầu UBND TP Hà Nội rà soát lại các đường phố, cho phép đỗ xe, giữ xe hợp lý để tạo điều kiện hơn cho kinh doanh. Những quyết định này đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, không chỉ làm xáo trộn đời sống người dân mà còn ảnh hưởng rất mạnh đến hộ kinh doanh nhỏ. Cần lưu ý rằng số lượng hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam rất lớn, nguồn thu của các hộ này hẹp lại sẽ ảnh hưởng ngay đến an sinh xã hội