Dạ cụ có thể phân tích giúp em cụ thể hơn được không ạ.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NANG VÀ DÒ KHE MANG
1. ĐỊNH NGHĨA
Các nang khe mang là những nang biểu mô bẩm sinh, nằm ở vùng bên cổ do có sự bất thường trong quá trình đóng lại của các khe mang ở thời kỳ phát triển bào thai
Có 3 loại bệnh lý của hệ thống mang
a) Dò: Túi mang và khe mang thông với nhau, là các ống lót biểu mô có lỗ trong và lỗ ngoài
b) Xoang: xuất phát từ một khe mang hay một túi mang, là một dò không hoàn toàn, có lỗ trong hay lỗ ngoài
c) Nang: xuất phát từ một túi mang, là một hốc lót biểu mô, không có lỗ trong hay lỗ ngoài
2. TẦN SUẤT
- Nang khe mang là dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất, gây ra các khối u bên cổ.
- Bệnh lý khe mang thứ hai: nang thường gặp hơn xoang và dò
- Bệnh lý khe mang thứ ba: (T) thường gặp hơn (P)
- Bệnh lý khe mang thứ tư: hiếm gặp, y văn báo cáo hơn 30 trường hợp, đa số bên (T), 5 trường hợp bên P)
- So với u khe mang, xoang hay dò khe mang thường phát hiện sớm sau sanh, do có lỗ dò thấy được ngoài da. Bệnh có xu hướng xảy ra ở nhiều người trong cùng một gia đình
3. LÂM SÀNG
3.1. Triệu chứng chung: Có hai loại bệnh lý nang khe mang
• Nguyên phát: là các khối u láng, không đau, di động, nằm ở bờ trước trong cơ ức đòn chủm, giữa lớp da và cơ
• Thứ phát: là các khối u đau do viêm nhiễm thứ phát, có chảy dịch nhầy, mủ ra da hay vào trong họng
3.1.1. u nang và dò cung mang thứ nhất: Dò luân nhĩ
Lỗ dò trước tai hay vùng quanh tai, có từ lúc mới sinh, thường ở rễ luân nhĩ, là lỗ dò ứòn, lõm nhẹ, liên tục với một u nhỏ, tiết dịch đục có mùi hôi
3.1.2. u nang và dò khe mang thứ nhất: Dò Tai-Mang
- Lỗ dò trên: sàn ống tai ngoài, chỗ nối ống tai sụn và ống tai xương
- Lỗ dò dưới:
Loại 1 nằm sau hay dưới tai
Loại 2 trong tam giác Poncet (giới hạn bởi ba góc: sàn ống tai ngoài, cằm, xương móng)
3.1.3. u nang và dò khe mang thứ hai:
Thường gặp nhất (95%) trong các nang và dò cạnh cổ
- Lỗ dò ngoài da: trên bờ trước cơ ức - đòn-chũm (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới)
- Lỗ dò trong: vùng amidan khẩu cái (trụ trước hay trụ sau), thành bên họng -mũi gần hố Rosenmuller, bờ tự do của màn hầu
3.1.4. u nang và dò tủi mang thứ hai: u nang Amidan khấu cái
- Khối u nằm ở khoảng giữa vùng bên cổ
3.1.5. u nang và dò khe mang thứ ba: do sự tồn tại của ống giáp họng
- Lỗ dò ngoài da: nằm trên bờ trước cơ ức-đòn-chủm ở phần cổ dưới
- Lỗ dò trong: thành ngoài hạ họng hay bờ trên xoang lê, tiết dịch nhầy vàng
3.1.6 . u nang và dò khe mang thứ tư
- Lỗ dò trong: đáy xoang lê, tiết dịch nhầy vàng
- Lỗ dò ngoài da cổ: hình tròn, lõm, bờ rõ, nằm trên bờ trước cơ ức-đòn-chũm ở phần cổ dưới
4. CẬN LÂM SÀNG
- X-quang đường dò cản quang: có giá trị chẩn đoán và hướng dẫn phẫu thuật tốt
- CT Scan: rất có giá trị chẩn đoán khi đường dò bị áp xe hóa, giúp đánh giá mức độ áp xe, vị trí và tìm nguyên nhân.
- Siêu âm vùng cổ
- Xạ hình tuyến giáp
- MRI vùng cổ
- Chọc dò u nang: cấy vi trùng, làm giải phẫu bệnh
- X-quang cản quang tuyến nước bọt
5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
5.1. u nang và dò khe mang thứ nhất
- Thể sưng viêm vùng bên cổ: viêm hạch cổ, lao hạch cổ, bệnh ‘mononucleose infectieuse’, bệnh toxoplasmose’
- Thể u vùng bên cổ: u nhái chìm, u quái, u nang ‘hygroma’, ung thư hạch, hạch di căn ung thư
- Thể tuyến mang tai: viêm tuyến mang tai cấp, có mủ, u hỗn hợp tuyến mang tai, u mỡ
- Thể chảy mủ tai: viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm 5.2. u nang và dò khe mang thứ hai
- Theo vị trí lỗ dò: phân biệt với bệnh lý khe mang thứ nhất, ba và tư
- Theo khối u vùng bên cổ giữa: viêm hạch cổ, lao hạch cổ, u mỡ u máu, u nang dạng bì, u bạch mạch, u hạch bên thần kinh, u nang ống giáp lưỡi dưói móng, ung thư hạch, ung thư mỡ, hạch di căn
5.3. u nang và dò khe mang thứ ba và thứ tư:
- Các u hơi thanh quản
6. ĐIỀU TRỊ
6.1 Điều trị với đường dò nhiễm trùng hay áp xe
- Rạch dẫn lun mủ hay mở cạnh cổ với khối áp xe lớn
- Kháng sinh: dùng loại kháng sinh có tác dụng toàn thân, phổ rộng, loại uống hay tiêm: nhóm beta lactams, Cephalosporine thế hệ I, II, m
- Phối hợp metronidazole truyền tĩnh mạch nếu nghi ngờ có vi khuẩn yếm khí
- Giảm đau: paracetamol (liều tối đa 60 mg/kg/ngày)
- Kháng viêm chống phù nề:
Serratiopeptidase, Lysozym, Alpha chymotìypsine: 1-2 viên X 3 lần/ ngày
Nếu phù nề nhiều có thể dùng Corticoide dạng tĩnh mạch... hoặc dạng uống (MethylPrednisolone 4-48mg/ngày, Prednisone ...)
6.2. Mổ lấy trọn đường dò
- Dò khe mang số 1: nên bơm xanh methylene vào đường dò để hướng dẫn lúc mổ, tránh bỏ sót. Rạch da xung quanh lỗ dò ngoài, bóc tách lấy trọn đường dò, tránh phạm vào dây VII.
- Dò khe mang số 2,3,4: tương tự như trên, rạch da ngang cổ, bóc tách theo đường dò, tránh phạm vào bó cảnh và dây X. lưu ý lấy trọn đường dò, không bỏ sót các nhánh nhỏ. Đặt dẫn lưu và khâu cơ da theo từng lớp.