Sau một thời gian loay hoay thì Bộ Công Thương lại đang chuẩn bị hoàn thiện báo cáo và trình chính phủ xem xét, ban hành một đề án mới về phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Một trong những nội dung được DN, người dân quan tâm là việc lựa chọn các phân khúc xe chủ lực, làm cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của ngành này. Xe tải, xe con hay loại xe nào sẽ được chọn ? Cụ thể hơn trong phân khúc xe tải, xe con thì nên chọn loại nào ?
Cần, nhưng yếu
Tại cuộc họp diễn ra mới đây với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện các Bộ, ngành đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết của việc tiếp tục xây dựng một ngành công nghiệp ôtô, vừa đáp ứng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa hạn chế thâm hụt và nhất là đáp ứng nhu cầu được đánh giá sẽ tiến tới giai đoạn phổ cập ôtô của VN, điều tất yếu sẽ diễn ra.
Sự cần thiết nếu không muốn nói là cấp bách phát triển ngành công nghiệp ôtô không phải bây giờ mới được đặt ra, mà từ lâu rồi. Nhưng, hãy nhìn vào những con số được đức kết mới thấy sự yếu kém tồn tại bao nhiêu năm của ngành này: Dù công suất sản xuất, lắp ráp được công bố của các DN đạt khoảng 500.000 xe năm, nhưng mức tiêu thụ hàng năm chỉ đạt khoảng 100.000 xe. Con số các DN tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng vẫn cứ xoay quanh khoảng 200 DN với năng lực cạnh tranh quốc tế cực yếu. Các linh kiện, phụ tùng đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao chưa sản xuất được nên tỉ lệ giá trị nội địa trong ôtô lắp ráp trong nước còn thấp, đặc biệt đối với loại xe dưới 10 chỗ.
Trên cơ sở đó, cùng với việc căn cứ vào thực tế diễn biến của thị trường cũng như tình hình hoạt động của ngành thời gian qua, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã tiến hành phân tích các phân khúc xe trên thị trường VN. Theo đó, xe dưới 10 chỗ và xe tải đang là 2 phân khúc chủ đạo, tỉ trọng và doanh số luôn dẫn đầu thị trường và đây là dòng xe chính để dự báo, tính toán và hoạch định các vấn đề cơ bản trong bài toán phát triển công nghiệp ôtô VN giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể hơn là việc tiến hành lựa chọn, phát triển một vài loại xe với sản lượng đủ lớn để tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở hợp tác với hãng sản xuất xe hơi lớn và các nước trong khối Afta để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô khu vực và thế giới. Ứng với mỗi dòng sản phẩm, đề án nghiên cứu các cơ chế, chính sách thuế, tài chính phù hợp, điều tiết cả khu vực tiêu dùng, khu vực sản xuất.
Ba trong một
Vấn đề lựa chọn dòng xe chủ lực đã được đề cập cách đây 4 -5 năm về trước với xu hướng nghiêng về đề xuất tập trung phát triển dòng xe 6 - 9 chỗ ngồi. Đề xuất này vào thời điểm đó đã gây ra một cuộc tranh cãi, tranh luận mạnh mẽ giữa các chuyên gia, các DN vì bản thân họ ai cũng muốn sản phẩm của mình được chọn làm xe chủ lực. Tranh luận đó rồi cũng đi vào quên lãng, ít ai bàn tán trong thời gian qua.
Những vấn đề mà nhóm nghiên cứu đưa ra thảo luận lần này xét ở một góc độ nào đó có thêm một số tính mới:
Thứ nhất, việc lựa chọn dòng xe dưới 10 chỗ làm chủ lực đã tránh được sự phản đối của nhiều DN vì sự đa dạng hơn, DN nào cũng có thể làm nếu đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, tiêu chí lựa chọn dòng xe chủ lực tập trung phát triển dựa vào ba yếu tố: lợi ích Quốc gia (cần thiết phải có ngành công nghiệp sản xuất ôtô); lợi ích người tiêu dùng; lợi ích của các DN sản xuất
Thứ ba, chính sách phát triển ngành với những điểm đáng chú ý như: không đề xuất hệ thống chính sách ưu đãi chung cho cả ngành công nghiệp ôtô, chỉ chú trọng ưu đãi cho dòng xe chiến lược; hệ thống chính sách cần được thiết kế đồng bộ ở mức cần thiết, ổn định, nhất quán trong thời gian dài (Ít nhất là 10 năm), phù hợp với xu thế hội nhập; giảm 50% thuế TTĐB, 50% lệ phí trước bạ đối với các loại xe dưới 10 chỗ có dung tích dưới 2000 cm3. Khi đã xác định được dòng xe chiến lược, nên miễn hoặc giảm tối thiểu 70% thuế TTĐB và 70% lệ phí trước bạ cho xe đăng ký lần đầu….
Xét một cách tổng thể thì những vấn đề được nghiên cứu, soạn thảo trong báo cáo lần này của Bộ Công Thương đã có một số nét mới. Tuy nhiên, để thực hiện được những đề xuất này không hề dễ dàng mà mấu chốt nằm ở “ba trong một”: Chính phủ có sớm chấp thuận đề xuất này. Bản thân các DN (đa phần là các hãng lớn trên thế giới) có mặn mà hay không, họ có thấy phù hợp với chiến lược phát triển trên toàn thế giới và khu vực của họ hay không ? Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi mà thời điểm thực hiện các cam kết về Afta đang cận kề). Một điều quan trọng không kém là việc cụ thể hoá những vấn đề được nêu ra không hề đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, liên quan tới hoạt động của hàng loạt các Bộ, ngành. Và nếu như các DN, các hãng lớn đang đầu tư tại VN không mấy mặn mà thì việc thực hiện những đề xuất này sẽ khó thành hiện thực. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những bài viết, phân tích, bình luận của các chuyên gia và DN về vấn đề này.
Tiêu chí lựa chọn dòng xe chủ lực :
- Tiết kiệm năng lượng, an toàn, thân thiện với môi trường. - Có nhu cầu lớn trong giai đoạn trước mắt cũng như trong dài hạn thuộc dòng xe dưới 9 chỗ. - Sản xuất quy mô lớn hơn 30.000 xe đến năm 2015 và hơn 100.000 xe năm 2020. - Có khả năng cạnh tranh trong hội nhập khu vực và thế giới (có khả năng xuất khẩu để dần dần cân bằng ngoại tệ). - Có tỉ lệ giá trị nội địa lớn hơn hoặc bằng 40% tính theo thông lệ thế giới. - Tiêu chuẩn khí thải EURO 4.
Chính sách đối với khu vực sản xuất :
Điều chỉnh lại lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô trong khuân khổ AFTA theo hướng giảm nhẹ trong thời gian từ nay đến năm 2017; năm 2018 sẽ giảm mạnh cho về 0%, đúng theo đề xuất của Bộ Tài chính. - Quy định lộ trình tăng thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện để lắp ráp ôtô chủ lực lên bằng thuế suất thuế nhập khẩu CBU nếu tỉ lệ nội địa hóa không bảo đảm tối thiểu 40%. - Sản xuất dòng xe chủ lực được hưởng thuế suất 0% hoặc mức sàn cho nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên, vật liệu (trong nước chưa sản xuất được) đến năm 2018. - Dự án sản xuất lắp ráp xe chủ lực (tuỳ theo quy mô sản xuất, tỉ lệ nội địa hoá, thu hút lao động và xuất khẩu). Các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp động cơ, hộp số, cụm truyền động được hưởng các ưu đãi đối với loại dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư...
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Một trong những nội dung được DN, người dân quan tâm là việc lựa chọn các phân khúc xe chủ lực, làm cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của ngành này. Xe tải, xe con hay loại xe nào sẽ được chọn ? Cụ thể hơn trong phân khúc xe tải, xe con thì nên chọn loại nào ?
Cần, nhưng yếu
Tại cuộc họp diễn ra mới đây với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện các Bộ, ngành đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết của việc tiếp tục xây dựng một ngành công nghiệp ôtô, vừa đáp ứng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa hạn chế thâm hụt và nhất là đáp ứng nhu cầu được đánh giá sẽ tiến tới giai đoạn phổ cập ôtô của VN, điều tất yếu sẽ diễn ra.
Sự cần thiết nếu không muốn nói là cấp bách phát triển ngành công nghiệp ôtô không phải bây giờ mới được đặt ra, mà từ lâu rồi. Nhưng, hãy nhìn vào những con số được đức kết mới thấy sự yếu kém tồn tại bao nhiêu năm của ngành này: Dù công suất sản xuất, lắp ráp được công bố của các DN đạt khoảng 500.000 xe năm, nhưng mức tiêu thụ hàng năm chỉ đạt khoảng 100.000 xe. Con số các DN tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng vẫn cứ xoay quanh khoảng 200 DN với năng lực cạnh tranh quốc tế cực yếu. Các linh kiện, phụ tùng đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao chưa sản xuất được nên tỉ lệ giá trị nội địa trong ôtô lắp ráp trong nước còn thấp, đặc biệt đối với loại xe dưới 10 chỗ.
Trên cơ sở đó, cùng với việc căn cứ vào thực tế diễn biến của thị trường cũng như tình hình hoạt động của ngành thời gian qua, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã tiến hành phân tích các phân khúc xe trên thị trường VN. Theo đó, xe dưới 10 chỗ và xe tải đang là 2 phân khúc chủ đạo, tỉ trọng và doanh số luôn dẫn đầu thị trường và đây là dòng xe chính để dự báo, tính toán và hoạch định các vấn đề cơ bản trong bài toán phát triển công nghiệp ôtô VN giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể hơn là việc tiến hành lựa chọn, phát triển một vài loại xe với sản lượng đủ lớn để tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở hợp tác với hãng sản xuất xe hơi lớn và các nước trong khối Afta để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô khu vực và thế giới. Ứng với mỗi dòng sản phẩm, đề án nghiên cứu các cơ chế, chính sách thuế, tài chính phù hợp, điều tiết cả khu vực tiêu dùng, khu vực sản xuất.
Ba trong một
Vấn đề lựa chọn dòng xe chủ lực đã được đề cập cách đây 4 -5 năm về trước với xu hướng nghiêng về đề xuất tập trung phát triển dòng xe 6 - 9 chỗ ngồi. Đề xuất này vào thời điểm đó đã gây ra một cuộc tranh cãi, tranh luận mạnh mẽ giữa các chuyên gia, các DN vì bản thân họ ai cũng muốn sản phẩm của mình được chọn làm xe chủ lực. Tranh luận đó rồi cũng đi vào quên lãng, ít ai bàn tán trong thời gian qua.
Những vấn đề mà nhóm nghiên cứu đưa ra thảo luận lần này xét ở một góc độ nào đó có thêm một số tính mới:
Thứ nhất, việc lựa chọn dòng xe dưới 10 chỗ làm chủ lực đã tránh được sự phản đối của nhiều DN vì sự đa dạng hơn, DN nào cũng có thể làm nếu đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, tiêu chí lựa chọn dòng xe chủ lực tập trung phát triển dựa vào ba yếu tố: lợi ích Quốc gia (cần thiết phải có ngành công nghiệp sản xuất ôtô); lợi ích người tiêu dùng; lợi ích của các DN sản xuất
Thứ ba, chính sách phát triển ngành với những điểm đáng chú ý như: không đề xuất hệ thống chính sách ưu đãi chung cho cả ngành công nghiệp ôtô, chỉ chú trọng ưu đãi cho dòng xe chiến lược; hệ thống chính sách cần được thiết kế đồng bộ ở mức cần thiết, ổn định, nhất quán trong thời gian dài (Ít nhất là 10 năm), phù hợp với xu thế hội nhập; giảm 50% thuế TTĐB, 50% lệ phí trước bạ đối với các loại xe dưới 10 chỗ có dung tích dưới 2000 cm3. Khi đã xác định được dòng xe chiến lược, nên miễn hoặc giảm tối thiểu 70% thuế TTĐB và 70% lệ phí trước bạ cho xe đăng ký lần đầu….
Xét một cách tổng thể thì những vấn đề được nghiên cứu, soạn thảo trong báo cáo lần này của Bộ Công Thương đã có một số nét mới. Tuy nhiên, để thực hiện được những đề xuất này không hề dễ dàng mà mấu chốt nằm ở “ba trong một”: Chính phủ có sớm chấp thuận đề xuất này. Bản thân các DN (đa phần là các hãng lớn trên thế giới) có mặn mà hay không, họ có thấy phù hợp với chiến lược phát triển trên toàn thế giới và khu vực của họ hay không ? Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi mà thời điểm thực hiện các cam kết về Afta đang cận kề). Một điều quan trọng không kém là việc cụ thể hoá những vấn đề được nêu ra không hề đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, liên quan tới hoạt động của hàng loạt các Bộ, ngành. Và nếu như các DN, các hãng lớn đang đầu tư tại VN không mấy mặn mà thì việc thực hiện những đề xuất này sẽ khó thành hiện thực. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những bài viết, phân tích, bình luận của các chuyên gia và DN về vấn đề này.
Tiêu chí lựa chọn dòng xe chủ lực :
- Tiết kiệm năng lượng, an toàn, thân thiện với môi trường. - Có nhu cầu lớn trong giai đoạn trước mắt cũng như trong dài hạn thuộc dòng xe dưới 9 chỗ. - Sản xuất quy mô lớn hơn 30.000 xe đến năm 2015 và hơn 100.000 xe năm 2020. - Có khả năng cạnh tranh trong hội nhập khu vực và thế giới (có khả năng xuất khẩu để dần dần cân bằng ngoại tệ). - Có tỉ lệ giá trị nội địa lớn hơn hoặc bằng 40% tính theo thông lệ thế giới. - Tiêu chuẩn khí thải EURO 4.
Chính sách đối với khu vực sản xuất :
Điều chỉnh lại lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô trong khuân khổ AFTA theo hướng giảm nhẹ trong thời gian từ nay đến năm 2017; năm 2018 sẽ giảm mạnh cho về 0%, đúng theo đề xuất của Bộ Tài chính. - Quy định lộ trình tăng thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện để lắp ráp ôtô chủ lực lên bằng thuế suất thuế nhập khẩu CBU nếu tỉ lệ nội địa hóa không bảo đảm tối thiểu 40%. - Sản xuất dòng xe chủ lực được hưởng thuế suất 0% hoặc mức sàn cho nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên, vật liệu (trong nước chưa sản xuất được) đến năm 2018. - Dự án sản xuất lắp ráp xe chủ lực (tuỳ theo quy mô sản xuất, tỉ lệ nội địa hoá, thu hút lao động và xuất khẩu). Các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp động cơ, hộp số, cụm truyền động được hưởng các ưu đãi đối với loại dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư...
Linh Anh
bsc.com.vn
bsc.com.vn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.