Em vừa sợt trên mạng. Đúng là TS Nguyễn Chánh Khê thì không có gì phải nghi ngờ về các công trình của ông. Nhưng để nước phát ra điện với xúc tác nano như bài báo giật tít là không chính xác. Trong hóa học, xúc tác là thứ chỉ đóng vai trò thúc đẩy mà không mất đi trong quá trình phản ứng, bởi vậy ta chỉ cần nước là ra điện, còn chỗ vật liệu nano đó sẽ tồn tại vĩnh cửu ? điều này là ngược với nguyên lý bảo toàn năng lượng vì nước không có năng lượng phản ứng hóa học.
Em cũng đọc được bác Khê còn có mảng nghiên cứu pin nhiên liệu (fuel cell), có thể đây chính là cái mà nhà báo muốn viết. Thực chất pin nhiên liệu là một dạng pin mà ta có thể tiếp nhiên liệu trong quá trình phóng điện, và pin nhiên liệu cũng không phải là cái gì đó mới mẻ. Từ những năm 70, tầu Apolo của Mỹ đã có pin nhiên liệu rồi. Vấn đề nghiên cứu bây giờ của loại này là làm sao cho rẻ, tiện dụng, bền... để có thể đưa ra thực tiễn. Ví dụ như em đọc đâu đó họ làm pin nhiên liệu chạy bằng methanol: 1 lọ methanol nhỏ có thể nuôi laptop hàng chục giờ.
Em cũng đọc được bác Khê còn có mảng nghiên cứu pin nhiên liệu (fuel cell), có thể đây chính là cái mà nhà báo muốn viết. Thực chất pin nhiên liệu là một dạng pin mà ta có thể tiếp nhiên liệu trong quá trình phóng điện, và pin nhiên liệu cũng không phải là cái gì đó mới mẻ. Từ những năm 70, tầu Apolo của Mỹ đã có pin nhiên liệu rồi. Vấn đề nghiên cứu bây giờ của loại này là làm sao cho rẻ, tiện dụng, bền... để có thể đưa ra thực tiễn. Ví dụ như em đọc đâu đó họ làm pin nhiên liệu chạy bằng methanol: 1 lọ methanol nhỏ có thể nuôi laptop hàng chục giờ.