[Funland] phát âm tiếng Tầu phiên âm

Ji Bro

Xe buýt
Biển số
OF-369748
Ngày cấp bằng
9/6/15
Số km
858
Động cơ
260,875 Mã lực
Zhang Liao là Trương Liêu.
Dương Liễu là Yang Liu, mà Giang Liễu lại là Jiang Liu
Em tưởng Liu là họ Lưu chứ nhể,
Có nhân vật truyện em đọc đợt trước là Zhang Liu, em cứ nhẩm trong đầu là trương lưu, hóa ra liễu ah cụ, vậy Lưu thì là gì ạ?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,921
Động cơ
582,403 Mã lực
Tiếng anh nó ký âm lại tên tàu nên đọc như người tàu đọc, tuy nhiên cái tên đó việt hoá thành tên hán-việt nó lại thành đọc khác đi. Tại sao khác thì phải hỏi các cụ đồ nho nhà mình sao lại chuyển thành như thế. Đa số các từ tàu khi việt hoá thành từ hán việt thì đọc khác đi so với tàu zin đọc, nhưng cũng có thiểu số từ đọc giống hệt tàu zin luôn. Như từ " mao trạch đông" là việt hoá "mao trang tung" của tàu, "mao" đọc như nhau nhưng "trang tung" việt hoá lại thành "trạch đông".
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,114
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Em tưởng Liu là họ Lưu chứ nhể,
Có nhân vật truyện em đọc đợt trước là Zhang Liu, em cứ nhẩm trong đầu là trương lưu, hóa ra liễu ah cụ, vậy Lưu thì là gì ạ?
Cũng phiên âm là Liu, thế mới đểu. :D
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Em biết mỗi Cổ-Lực-Na-Trát với Địch-Lệ-Nhiệt-Ba thôi 8->8->8->
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,114
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
mình có xài chữ tàu đâu, đọc như nhau như 2 chữ nó xa nhau lắc lơ ấy chứ.
Thế thì mới gọi là từ đồng âm khác nghĩa.
Cả 柳 (Liễu) và 刘 (Lưu) đều phiên âm là Liu, đọc cũng giống nhau (Liểu)
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
22,024
Động cơ
757,758 Mã lực
Tiếng anh nó ký âm lại tên tàu nên đọc như người tàu đọc, tuy nhiên cái tên đó việt hoá thành tên hán-việt nó lại thành đọc khác đi. Tại sao khác thì phải hỏi các cụ đồ nho nhà mình sao lại chuyển thành như thế. Đa số các từ tàu khi việt hoá thành từ hán việt thì đọc khác đi so với tàu zin đọc, nhưng cũng có thiểu số từ đọc giống hệt tàu zin luôn. Như từ " mao trạch đông" là việt hoá "mao trang tung" của tàu, "mao" đọc như nhau nhưng "trang tung" việt hoá lại thành "trạch đông".
em cho rằng ngoài đồng hóa cách đọc (phát âm gần như nhau) thì các cụ Việt hóa bằng nghĩa, ví dụ chữ trạch kia có thể nguyên nghĩa tiếng tàu tương đương với nghĩa "thổ trạch" đất đai gì đấy nên dịch là trạch, chứ dịch là trang thì nó theo nghĩa khác mất. Hoặc như anh bình lùn, dịch tên là tiểu bình thì có lẽ nguyên nghĩa tiếng tàu nó là cái lọ nhỏ chẳng hạn.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,114
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
em cho rằng ngoài đồng hóa cách đọc (phát âm gần như nhau) thì các cụ Việt hóa bằng nghĩa, ví dụ chữ trạch kia có thể nguyên nghĩa tiếng tàu tương đương với nghĩa "thổ trạch" đất đai gì đấy nên dịch là trạch, chứ dịch là trang thì nó theo nghĩa khác mất. Hoặc như anh bình lùn, dịch tên là tiểu bình thì có lẽ nguyên nghĩa tiếng tàu nó là cái lọ nhỏ chẳng hạn.
Bình (平 ) ở đây nghĩa là bằng (bằng phẳng) chứ ko phải cái bình đâu cụ.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,921
Động cơ
582,403 Mã lực
em cho rằng ngoài đồng hóa cách đọc (phát âm gần như nhau) thì các cụ Việt hóa bằng nghĩa, ví dụ chữ trạch kia có thể nguyên nghĩa tiếng tàu tương đương với nghĩa "thổ trạch" đất đai gì đấy nên dịch là trạch, chứ dịch là trang thì nó theo nghĩa khác mất. Hoặc như anh bình lùn, dịch tên là tiểu bình thì có lẽ nguyên nghĩa tiếng tàu nó là cái lọ nhỏ chẳng hạn.
Thì tiểu bình đúng là lọ nhỏ nhưng lọ nhỏ tàu zin đọc là xiaoping chứ không đọc là tiểu bình. Các cụ đồ việt hoá âm " xiaoping" của tàu thành " tiểu bình" của mình.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
741
Động cơ
450,485 Mã lực
Tiếng Tàu phiên âm qua "bính âm" để đọc như tiếng Anh và phiên âm ra Hán Việt để đọc kiểu Việt về cơ bản là khác nhau và khá ong thủ! Về cách viết chính thống (trên báo/đài) thì luôn phiên âm ra Hán Việt kiểu như Bắc Kinh thay vì Bây-dinh/Beijing; còn lại trong các tài liệu, văn chương thì khá tạp nham nên quyển nào dịch giả chịu khó tìm hiểu, dịch ra Hán Việt còn đỡ, chứ những quyển - nhất là dịch từ ngôn ngữ không phải tiếng Trung, Nhật - mà để nguyên âm tiếng Anh ("bính âm") thì đúng là nó cứ ... sao đó! :)

Hồi trước, bọn em khi học tiếng Nhật còn có trò đố suy ngược từ tiếng Hán Việt/Tàu ra tiếng Tây tên một số vị nổi tiếng người Tây mà người Tàu đã dịch ra tiếng Tàu, rồi mình lại dịch tiếp ra Hán Việt. Buồn cười phết!!! Ví dụ: Stalin - Tư Đại Lâm; Moskva - Mạc Tư Khoa; cô đào Marilyn Monroe - Mã Lý Lệ Mộng Cổ ...

Đố các cụ: Lý Sa Cúc Lai Đức Môn là ai? Mạnh Khắc Lạc Khắc Tốn là ai? :P
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,114
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Tiếng Tàu phiên âm qua "bính âm" để đọc như tiếng Anh và phiên âm ra Hán Việt để đọc kiểu Việt về cơ bản là khác nhau và khá ong thủ! Về cách viết chính thống (trên báo/đài) thì luôn phiên âm ra Hán Việt kiểu như Bắc Kinh thay vì Bây-dinh/Beijing; còn lại trong các tài liệu, văn chương thì khá tạp nham nên quyển nào dịch giả chịu khó tìm hiểu, dịch ra Hán Việt còn đỡ, chứ những quyển - nhất là dịch từ ngôn ngữ không phải tiếng Trung, Nhật - mà để nguyên âm tiếng Anh ("bính âm") thì đúng là nó cứ ... sao đó! :)

Hồi trước, bọn em khi học tiếng Nhật còn có trò đố suy ngược từ tiếng Hán Việt/Tàu ra tiếng Tây tên một số vị nổi tiếng người Tây mà người Tàu đã dịch ra tiếng Tàu, rồi mình lại dịch tiếp ra Hán Việt. Buồn cười phết!!! Ví dụ: Stalin - Tư Đại Lâm; Moskva - Mạc Tư Khoa; cô đào Marilyn Monroe - Mã Lý Lệ Mộng Cổ ...

Đố các cụ: Lý Sa Cúc Lai Đức Môn là ai? Mạnh Khắc Lạc Khắc Tốn là ai? :P
E biết mỗi ông Mai cồ Giắc sơn thoy a hi hi
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,485
Động cơ
623,370 Mã lực
Em cảm giác tiếng TQ có số từ đồng âm khác nghĩa nhiều gấp bội tiếng Việt
 

Moondora

Xe đạp
Biển số
OF-804366
Ngày cấp bằng
18/2/22
Số km
27
Động cơ
7,047 Mã lực
Tuổi
27
Thế thì mới gọi là từ đồng âm khác nghĩa.
Cả 柳 (Liễu) và 刘 (Lưu) đều phiên âm là Liu, đọc cũng giống nhau (Liểu)
Hai chữ này đọc vẫn khác tí xíu ạ, trùng thanh mẫu vận mẫu nhưng khác thanh điệu, 柳 (Liễu) là Liu thanh 3 (đọc gần gần như "liểu") còn 刘(Lưu) là Liu thanh 2 (đọc gần gần như "liếu").
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,114
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Hai chữ này đọc vẫn khác tí xíu ạ, trùng thanh mẫu vận mẫu nhưng khác thanh điệu, 柳 (Liễu) là Liu thanh 3 (đọc gần gần như "liểu") còn 刘(Lưu) là Liu thanh 2 (đọc gần gần như "liếu").
E chịu, ko phân biệt nổi. :D
 

Hangvi

Xe tải
Biển số
OF-804207
Ngày cấp bằng
16/2/22
Số km
320
Động cơ
14,524 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dịch tiếng Tàu sang Việt ko ai dựa vào phiên âm cả cụ ạ, phải nhìn chữ viết mới biết từ đó có nghĩa là gì. Những từ pinyin Qing mà viết hoa tên người, thường là 青,ý là Thanh, thanh tao, thanh thoát. Cái pinyin phiên âm qing đó thì có nhiều từ đồng âm lắm, em ví dụ như dưới, nên nếu để dịch chuẩn thì phải nhìn mặt chữ Hán cụ ạ
360截图20220331182840193.jpg
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Tiếng anh nó ký âm lại tên tàu nên đọc như người tàu đọc, tuy nhiên cái tên đó việt hoá thành tên hán-việt nó lại thành đọc khác đi. Tại sao khác thì phải hỏi các cụ đồ nho nhà mình sao lại chuyển thành như thế. Đa số các từ tàu khi việt hoá thành từ hán việt thì đọc khác đi so với tàu zin đọc, nhưng cũng có thiểu số từ đọc giống hệt tàu zin luôn. Như từ " mao trạch đông" là việt hoá "mao trang tung" của tàu, "mao" đọc như nhau nhưng "trang tung" việt hoá lại thành "trạch đông".
Các cụ đồ cũng chỉ đọc theo nguyên tắc phát âm đã có sẵn chứ có tự chế ra đâu mà hỏi hả cụ. Nguyên cách phát âm chữ Hán của người Việt Nam mà nay ta gọi là "Hán Việt" nó ban đầu chính là 1 phương ngữ tiếng Hán được sử dụng ở vùng Giao Châu vào thời Đường (Vốn Trung Quốc ngôn ngữ không đồng nhất, tuy viết thì như nhau, đều dùng chung bộ chữ Hán nhưng phát âm thì mỗi vùng một khác, ngày nay tuy đã bớt đi nhiều nhưng vẫn còn tiếng hàng chục thứ tiếng địa phương như thế). Theo giới nghiên cứu thì phương ngữ tiếng Hán ở Giao Châu khi đó rất gần với tiếng Hán địa phương ở Trường An (là tiếng kinh đô, có vai trò như tiếng Bắc Kinh được lấy làm chuẩn ở TQ ngày nay). Về sau khi Giao Châu tách ra độc lập, thành nước VN thì thứ phương ngữ Hán này bắt đầu phát triển thành 1 nhánh riêng biệt, chỉ được sử dụng trong hành chính, văn chương, nói chung là chỉ dùng cho giới thượng lưu và trí thức ở VN. Cách phát âm chữ Hán của nó chính là cách phát âm Hán Việt ngày nay. Vì phát triển cách biệt với TQ hàng ngàn năm nên cách phát âm Hán Việt giữ lại rất nhiều đặc điểm của tiếng Hán Trường An thời Đường nên hiện nay cách phát âm giống tiếng Quảng Đông hơn cả (tiếng Quảng Đông cũng lưu giữ rất nhiều đặc điểm của Hán ngữ cổ) . Trong khi đó Tiếng phổ thông Trung Quốc ngày nay dựa trên cách phát âm của tiếng địa phương Bắc Kinh, vốn là đất chịu ảnh hưởng lâu dài của người Khiết Đan, Nữ Chân và Mông Cổ nên đã biến đổi khác xa so với Hán ngữ tiêu chuẩn thời Đường. Vì vậy phát âm Hán Việt và phát âm trong tiếng TQ (tiếng Bắc Kinh) không giống nhau mấy.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải
Top