Ặc vào ngòi là cuối cùng cụ ơi, xong thuốc, cắm ngòi, rồi đóng vào, dùng tô vít, rồi dùng chày gõ từng lớp 1 sao cho thật khít khâu này nguy hiểm nhất quan trọng nhất, chặt quá đứt ngòi pháo xịt, lỏng quá pháo xịt, còn vào thuốc thì quá thường rồi ạ.
Thực ra làm pháo có nguy hiểm hay không theo em liên quan nhiều đến thuốc pháo và việc quản lý pháo.
Về thuốc pháo, hồi đầu em biết, thuốc pháo có màu đen, không nhạy - loại này phải châm lửa hoặc nện thật mạnh thì mới nổ, khi đó việc chế tạo thuốc pháo cũng như làm pháo rất ít xảy ra tai nạn và hầu như không có tai nạn chết người. Tuy nhiên, lúc này pháo nổ tiếng kêu không vang, ánh sáng cũng ít.
Về sau, xuất hiện "thuốc chớp" - thuốc này cực kỳ nhạy, đặc điểm của thuốc này là nhẹ, khi làm chỉ cần đổ một ít vào pháo và khi nổ rất keu, lửa chớp rất đẹp. Tuy nhiên, thuốc này quá nhạy, chỉ cần va chạm khi chế tạo thuốc hoặc bất cẩn khi làm pháo đều có thể gây ra nổ. Gần làng em có một làng chuyên làm pháo và gần như 100% nhà nào cũng có tai nạn chết người. Em cũng có một ông anh họ ra đi khi đang chế tạo thuốc loại này
.
Pháo nổ nếu không quản lý tốt thì có thể gây tai nạn, điều đó ai cũng biết nhưng tại sao anh bạn to xác họ đã từng cấm, nay lại cho đốt, đó cũng là câu hỏi cần suy nghĩ. Nếu nhà nước quản lý chặt, không để phong bì làm thay mọi việc như hiện nay thì hoàn toàn có thể cho đốt pháo mà vẫn đảm bảo an toàn ở mức độ chấp nhận được mà vẫn mang niềm vui cho người dân.
Với những ai đã từng được sống trong thời kỳ được đốt pháo, giờ không nhớ pháo thì thật bản lĩnh. Em chắc cho đến hàng chục năm nữa vẫn không thể quên được mùi thơm của pháo khi tết đến và tiếng tạch đùng trong tâm tưởng.