- Biển số
- OF-55786
- Ngày cấp bằng
- 25/1/10
- Số km
- 281
- Động cơ
- 450,970 Mã lực
Được biết lễ khai ấn Đền Trần năm nay sẽ được bắt đầu từ 22 giờ 30 phút ngày 14 tháng Giêng năm Canh Dần bao gồm nghi lễ dâng sớ khai ấn, tiến hành khai ấn. Từ 23 giờ 30 phút sẽ mở cửa Đền cho người dân và khách vào lễ đầu năm và xin ấn. Điểm mới của Lễ khai ấn năm nay là nhà Đền chỉ phát hành một loại ấn in trên vải (không còn sử dụng ấn in trên giấy như các năm trước). Mọi năm nhà em đều đi xin lộc ấn để mang về nhà trừ tà lấy may dưng năm nay mới phát hiện ra một chiếc ấn mới có tên là Trần Triều Quốc Bảo không biết các bác trong ban tổ chức có mang loại ấn này ra khai ấn không ? vì nhà em nghe thiên hạ đồn đại là loại ấn mới này chuẩn hơn có ý nghĩa rộng lớn hơn và niên đại ra đời sớm hơn ấn đang sử dụng. Bác nào biết cho em tí thông tin cái nhể :^)
Mới đây, ngành văn hoá tỉnh Nam Định đã phát hiện ra một chiếc ấn mang tên “Trần Triều Quốc bảo”. Theo các nghiên cứu, chiếc ấn này có niên đại lâu đời hơn chiếc ấn đang sử dụng tại đền Trần. “Trần Triều Quốc bảo” cũng thể hiện rõ “tầm” quốc gia hơn chiếc ấn hiện hành là ấn “Trần miếu Tự điển”. Tuy nhiên, việc có nên sử dụng chiếc ấn này thay thế cho chiếc ấn “Trần miếu Tự điển” hay không thì còn nhiều tranh luận.
Ấn quý “Trần Triều Quốc bảo”
Trong đợt kiểm kê di tích đầu năm 2009, ngành văn hoá Nam Định đã phát hiện ra 11 chiếc ấn, ván khắc tại điện Văn Lộc, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc. Trong đó, chiếc ấn Trần Triều Quốc bảo được xác định là của nhà Trần. Thông qua công tác giám định, ấn được xác định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Mẫu ấn dùng tại lễ khai ấn đền Trần hằng năm.
Chiếc ấn này được xác định là do Tuần phủ Thái Bình là Trần Gia Du sưu tầm từ địa phương khác mang về thờ tại điện Văn Lộc.
Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, Trần Triều Quốc bảo là một chiếc ấn quý. Căn cứ vào ý nghĩa chữ khắc trên ấn có thể cho thấy đây là chiếc ấn mang tầm quốc gia.
Trần miếu Tự điển là chiếc ấn đang được sử dụng tại đền Trần có nghĩa là điển tích thờ tự tại miếu nhà Trần, ấn còn có nghĩa là để ban phúc, ban lộc dài lâu mãi mãi. Căn cứ vào đặc điểm, hình dáng kiểu chữ, phong cách... cho thấy đây là ấn được chế tạo vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Như vậy, so với Trần Triều Quốc bảo thì Trần miếu Tự điển có ý nghĩ dùng để thờ tự và mang nội dung về một điển lệ thờ tại miếu nhà Trần, ban phúc lộc cho con cháu họ Trần. Rõ ràng, Trần miếu Tự điển có phạm vi nhỏ, hẹp hơn so với chiếc ấn được coi là quốc bảo.
Phải hỏi ý kiến của người dân
Chiếc ấn mới phát hiện được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng; mặt ấn hình chữ nhật, kích thước 13,9 x 13,6cm, dày 3cm, có khắc nổi 4 chữ Hán theo kiểu chữ triện là Trần Triều Quốc Bảo, tạm dịch là Vật báu quốc gia của Vương triều Trần; núm ấn có hình sư tử hý cầu cao 9cm.
Ấn "Trần Triều Quốc bảo" mới được phát hiện.
Về mặt khoa học chứng minh thì rõ ràng, Trần Triều Quốc bảo có giá trị lịch sử hơn và có tính chất chính thống của một quốc gia. Theo công tác nghiên cứu thông qua lời kể của các cụ cao niên, ấn dùng trong lễ khai ấn hàng năm trước kia là ấn Trần Triều Quốc bảo hay Trần Triều Chi bảo nhưng do chiến tranh đã bị thất lạc. Sau đó, con cháu họ Trần và dân làng mới khắc lại ấn Trần miếu Tự điển đang dùng ngày nay.
Với ý nghĩa của Trần Triều Quốc bảo, một số ý kiến cho rằng đây mới là chiếc ấn nên được dùng trong lễ khai ấn ở đền Trần. Tuy nhiên, có nhiều người còn đang băn khoăn với phương án này.
Ông Bùi Hoài Sơn, Trưởng phòng Khoa học - Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, mặc dù về mặt khoa học thì rõ ràng Trần Triều Quốc bảo có niên đại lâu đời và giá trị hơn về ý nghĩa. Tuy nhiên, việc có nên đưa vào thay thế cho chiếc ấn hiện hành cũng cần phải cân nhắc. Chiếc ấn Trần miếu Tự điển vốn là chiếc ấn quen dùng và được người dân vẫn quan niệm là “ấn thiêng”. Như vậy, việc thay thế cũng chưa thể đánh giá được. Hơn nữa, ông Sơn cho rằng, việc thay ấn còn phải được sự đồng thuận của địa phương, nơi có Trần Triều Quốc bảo cũng như Trần miếu Tự điển. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là nhân dân tỉnh Nam Định.
Căn cứ vào các nghiên cứu, theo quan điểm của Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Thư, ấn triện Trần Triều Quốc bảo dùng để khai ấn đền Trần là phù hợp với nội dung, ý nghĩa, lịch sử của lễ khai ấn và lịch sử khu di tích. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Thư cũng cho rằng, việc có được sử dụng hay không còn phụ thuộc vào các nhà quản lý.
Theo quan niệm để xin được “ấn” vua ban lúc nửa đêm, thường người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.
Có hai loại “ấn”. Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân". Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức.
Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua.
Nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.Mỗi năm, vào lễ Khai ấn, nhà đền thường phát ra khoảng 10 vạn “ấn”.
Giadinh.net
http://www.thaukinhvietnam.com/img.php/1/200902//original/images1715640_LehoidenTran.jpg
Mới đây, ngành văn hoá tỉnh Nam Định đã phát hiện ra một chiếc ấn mang tên “Trần Triều Quốc bảo”. Theo các nghiên cứu, chiếc ấn này có niên đại lâu đời hơn chiếc ấn đang sử dụng tại đền Trần. “Trần Triều Quốc bảo” cũng thể hiện rõ “tầm” quốc gia hơn chiếc ấn hiện hành là ấn “Trần miếu Tự điển”. Tuy nhiên, việc có nên sử dụng chiếc ấn này thay thế cho chiếc ấn “Trần miếu Tự điển” hay không thì còn nhiều tranh luận.
Ấn quý “Trần Triều Quốc bảo”
Trong đợt kiểm kê di tích đầu năm 2009, ngành văn hoá Nam Định đã phát hiện ra 11 chiếc ấn, ván khắc tại điện Văn Lộc, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc. Trong đó, chiếc ấn Trần Triều Quốc bảo được xác định là của nhà Trần. Thông qua công tác giám định, ấn được xác định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Mẫu ấn dùng tại lễ khai ấn đền Trần hằng năm.
Chiếc ấn này được xác định là do Tuần phủ Thái Bình là Trần Gia Du sưu tầm từ địa phương khác mang về thờ tại điện Văn Lộc.
Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, Trần Triều Quốc bảo là một chiếc ấn quý. Căn cứ vào ý nghĩa chữ khắc trên ấn có thể cho thấy đây là chiếc ấn mang tầm quốc gia.
Trần miếu Tự điển là chiếc ấn đang được sử dụng tại đền Trần có nghĩa là điển tích thờ tự tại miếu nhà Trần, ấn còn có nghĩa là để ban phúc, ban lộc dài lâu mãi mãi. Căn cứ vào đặc điểm, hình dáng kiểu chữ, phong cách... cho thấy đây là ấn được chế tạo vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Như vậy, so với Trần Triều Quốc bảo thì Trần miếu Tự điển có ý nghĩ dùng để thờ tự và mang nội dung về một điển lệ thờ tại miếu nhà Trần, ban phúc lộc cho con cháu họ Trần. Rõ ràng, Trần miếu Tự điển có phạm vi nhỏ, hẹp hơn so với chiếc ấn được coi là quốc bảo.
Phải hỏi ý kiến của người dân
Chiếc ấn mới phát hiện được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng; mặt ấn hình chữ nhật, kích thước 13,9 x 13,6cm, dày 3cm, có khắc nổi 4 chữ Hán theo kiểu chữ triện là Trần Triều Quốc Bảo, tạm dịch là Vật báu quốc gia của Vương triều Trần; núm ấn có hình sư tử hý cầu cao 9cm.
Ấn "Trần Triều Quốc bảo" mới được phát hiện.
Về mặt khoa học chứng minh thì rõ ràng, Trần Triều Quốc bảo có giá trị lịch sử hơn và có tính chất chính thống của một quốc gia. Theo công tác nghiên cứu thông qua lời kể của các cụ cao niên, ấn dùng trong lễ khai ấn hàng năm trước kia là ấn Trần Triều Quốc bảo hay Trần Triều Chi bảo nhưng do chiến tranh đã bị thất lạc. Sau đó, con cháu họ Trần và dân làng mới khắc lại ấn Trần miếu Tự điển đang dùng ngày nay.
Với ý nghĩa của Trần Triều Quốc bảo, một số ý kiến cho rằng đây mới là chiếc ấn nên được dùng trong lễ khai ấn ở đền Trần. Tuy nhiên, có nhiều người còn đang băn khoăn với phương án này.
Ông Bùi Hoài Sơn, Trưởng phòng Khoa học - Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, mặc dù về mặt khoa học thì rõ ràng Trần Triều Quốc bảo có niên đại lâu đời và giá trị hơn về ý nghĩa. Tuy nhiên, việc có nên đưa vào thay thế cho chiếc ấn hiện hành cũng cần phải cân nhắc. Chiếc ấn Trần miếu Tự điển vốn là chiếc ấn quen dùng và được người dân vẫn quan niệm là “ấn thiêng”. Như vậy, việc thay thế cũng chưa thể đánh giá được. Hơn nữa, ông Sơn cho rằng, việc thay ấn còn phải được sự đồng thuận của địa phương, nơi có Trần Triều Quốc bảo cũng như Trần miếu Tự điển. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là nhân dân tỉnh Nam Định.
Căn cứ vào các nghiên cứu, theo quan điểm của Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Thư, ấn triện Trần Triều Quốc bảo dùng để khai ấn đền Trần là phù hợp với nội dung, ý nghĩa, lịch sử của lễ khai ấn và lịch sử khu di tích. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Thư cũng cho rằng, việc có được sử dụng hay không còn phụ thuộc vào các nhà quản lý.
Theo quan niệm để xin được “ấn” vua ban lúc nửa đêm, thường người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.
Có hai loại “ấn”. Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân". Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức.
Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua.
Nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.Mỗi năm, vào lễ Khai ấn, nhà đền thường phát ra khoảng 10 vạn “ấn”.
Giadinh.net
http://www.thaukinhvietnam.com/img.php/1/200902//original/images1715640_LehoidenTran.jpg